Học đại học có cần mặc đồng phục

Tranh cãi vì nội quy khắt khe

Mới đây, trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã ban hành nội quy mới, trong đó có 2 điều nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Ở Điều 1, nhà trường có yêu cầu: “Khi đến trường học tập hay liên hệ làm việc với các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm, đơn vị thuộc trường phải mặc đồng phục và đeo thẻ sinh viên”.

Ở điều 2 quy định sinh viên phải “Quần áo chỉnh tề, đầu tóc nam, nữ phải gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Đặc biệt là sinh viên không cạo trọc đầu [trừ trường hợp đang điều trị bệnh hoặc nhà tu hành đang theo học, sinh viên nam không để tóc dài...]”.

Một số sinh viên cho rằng điều này đang làm mất đi tự do cá nhân. Cuộc tranh luận bắt đầu gay gắt hơn khi trang mạng xã hội. Một sinh viên thắc mắc về việc nội quy mới của nhà trường đã thông qua khảo sát hay lắng nghe ý kiến từ người học hay chưa? Nếu là đơn phương thì vô cùng bất công đối với sinh viên vì không có quyền tự do trong môi trường học đường. Sinh viên này cũng nhấn mạnh rằng, bản thân hoàn toàn đồng ý với ý kiến về mặc đồng phục của trường. Tuy nhiên, nhà trường không nên bắt sinh viên phải mặc đồng phục nguyên tuần, đồng thời cũng phản đối việc có đội xung kích theo dõi việc mặc đồng phục mà gợi ý nhà trường chỉ nên yêu cầu sinh viên mặc đồng phục 1 – 2 ngày/tuần kết hợp với đeo thẻ sinh viên.

Về phía lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu Trưởng trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM khẳng định những nội dung quy định trong nội quy này đã được xây dựng cách đây 8 năm, thông báo mới đây chỉ là nhắc lại chứ không ban hành mới. Trước đó trong quá trình xây dựng nội quy này, nhà trường cũng đã khảo sát sinh viên, cán bộ, giảng viên trong trường. Sinh viên của trường chỉ bị bắt buộc mặc áo đồng phục của trường, còn mặc quần hay váy thì tùy từng người. Việc mặc đồng phục nhằm để nhận diện thương hiệu của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất khi đưa ra nội quy về đồng phục là nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong cộng đồng sinh viên. Bởi không phải ai cũng có hoàn cảnh như nhau.

Còn về quy định cấm cạo trọc đầu, nhuộm tóc xanh đỏ hay nam để tóc dài, lãnh đạo nhà trường cùng thống nhất ý kiến cho rằng ngoại hình như vậy có phần không phù hợp với một sinh viên ngồi học trên giảng đường. Ông Hoàn khẳng định, khi đưa ra quy định, các nhân viên, giảng viên trong trường đã có truyền đạt với sinh viên lý do vì sao lại đưa ra những quy định như vậy. Riêng với yêu cầu đồng phục, nhà trường sẽ tạo điều kiện sinh viên mua đồng phục với giá hợp lý.

Tại TP.HCM cũng đang có nhiều trường quy định về việc mặc đồng phục, cụ thể như trường đại học Tôn Đức Thắng, trường đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, trường đại học Ngoại Thương TP.HCM... Quy định này góp phần hình thành nhân cách, tác phong môi trường công sở sau này.

Cần cởi mở, tôn trọng với người học

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, mỗi cá nhân có quyền tự do và được mọi người tôn trọng. Nhưng khi đến trường, mọi người phải tuân thủ quy định của nhà trường. “Ở nước ngoài cũng vậy, họ coi trọng quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng họ cũng có những quy định buộc sinh viên phải tuân thủ khi đến trường. Với nước ta, các thầy cô giáo yêu cầu học sinh khi vào lớp học không được mặc quần rách, quần ngố phản cảm hoặc có trường quy định học sinh, sinh viên phải mặc đồng phục chỉnh tề và sơ vin... Tất cả những quy định đó đều nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn, lành mạnh hơn”, ông Tớp nhận xét.

Vị chuyên gia còn bày tỏ: “Ngày nay, việc mặc đồng phục trở thành trào lưu và mọi người thường mặc vào ngày lễ, Tết. Vậy nên quy định mặc đồng phục cả tuần tôi nghĩ các sinh viên nên thực hiện. Tuy nhiên nhà trường cũng cần phải thiết kế hình thức đẹp để sinh viên thích thú và cảm thấy hãnh diện với nó”.

Về quy định cao trọc đầu, theo ông Tớp, việc này cũng giống như nhuộm tóc xanh, đỏ, tím, vàng vì thay đổi sự tự nhiên ở con người và nhìn rất nhố nhăng. “Mấy năm gần đây, các bạn trẻ nổi lên rất nhiều trào lưu như mặc mặc đồng phục đến đầu gối, cắt tóc rồi vẽ những hình thù kỳ quá trên đầu, nhuộm tóc đủ màu sắc, quần áo rách tả tơi... đều là những hình ảnh rất phản cảm. Tôi cho rằng những trào lưu này có thể nổi lên ngoài đường phố nhưng trong nhà trường thì sinh viên cần có thái độ, hành vi, nếp sống lành mạnh”.

Phó Hiệu trưởng đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM khi ban hành nên đưa ra khảo sát toàn thể sinh viên để lấy ý kiến. Nếu đa số đồng tình thì thực hiện còn phần đông không đồng tình thì xem xét lại trước khi ra quy định. Các trường đều mong muốn có môi trường giáo dục tốt để sinh viên được thoải mái học tập. Nên mỗi người hãy tôn trọng quy định của nhà trường.

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập và điều hành Thinking School nêu quan điểm: “Lẽ ra trường nên hướng đến sự đa dạng chứ không phải hướng đến một màu đồng nhất. Nếu nói tránh sự phân biệt giàu nghèo thì cấm cả xe tay ga, điện thoại thông minh... Tất cả là vì trường không có triết lý giáo dục nên biến môi trường đại học thành nơi rèn luyện kỷ luật. Cần tôn trọng sinh viên vì họ là những người trưởng thành. Nhà trường chỉ nên là một môi trường mở, khuyến khích các giá trị cao đẹp [kỷ luật, tự do, sáng tạo, nhân văn] chứ không nên đóng vai trò bề trên áp đặt”.

Bộ GD-ĐT không bắt buộc sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường

Từ năm học 2013 – 2014, bộ GD-ĐT đã có Thông tư số 6100/BGDĐT- CTHSSV để quy định về việc chỉ đạo và triển khai việc mặc đồng phục của học sinh, sinh viên. Theo quy định này, Bộ quy định các trường đại học, cao đẳng, học viện không bắt buộc học sinh, sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường. Nhà trường ban hành, quy định cụ thể về trang phục của học sinh, sinh viên khi đến trường, đảm bảo sự nghiêm túc của môi trường giáo dục nhưng không gò bó, gây khó khăn cho học sinh, sinh viên.

Hiện nay, đồng phục học sinh đã trở nên khá phổ biến và hầu như trường nào cũng có những bộ đồng phục mùa hè và mùa đông cho riêng học sinh của trường mình. Những mẫu đồng phục đó thường được gắn logo hoặc thương hiệu để giúp phân biệt học sinh giữa các trường với nhau. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của việc mặc đồng phục học sinh, mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây:

Thể hiện tính thống nhất, đặc trưng riêng của trường.
Thể hiện đặc trưng là lợi ích đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy từ việc mặc đồng phục. Trên mỗi chiếc áo đồng phục học sinh sẽ có in logo của trường, thông tin về khóa học giúp mọi người có thể biết được những thông tin cơ bản nhất của một bạn học sinh.

Bên cạnh đó, lợi ích của việc mặc đồng phục tới trường là việc mặc đồng phục sẽ giúp các em có ý thức và nguyên tắc hơn. Mặc đồng phục sẽ là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với học sinh, do vậy nó tạo thành một thói quen giúp các em rèn luyện tính kỷ cương của mình. Mặc áo đồng phục học sinh tới trường sẽ là làm đẹp cho trường, cho lớp và sẽ khiến các em yêu mến trường, lớp của mình hơn.

Giúp học sinh trở nên bình đẳng
Sự bình đẳng trong môi trường học đường cũng chính là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo các thầy cô và phụ huynh. Hiện nay, không ít những gia đình có điều kiện cho con cái ăn mặc theo trào lưu với những bộ quần áo hợp thời trang đã vô tình đã khiến các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn cảm thấy tự ti về bộ đồ mình đang mặc. Và đây cũng chính là lý do tạo ra khoảng cách, học sinh chia bè kéo phái, môi trường học không hòa đồng… và còn rất nhiều vấn đề khác nữa.

Lợi ích của việc mặc đồng phục học sinh là giúp các bạn trong trường trở nên bình đẳng hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể giải quyết được khi các em mặc đồng phục tới lớp, sẽ không có sự phân biệt nào được thể hiện, môi trường học sẽ trở nên thân thiện và hòa đồng hơn rất nhiều.

Tiết kiệm chi phí mua sắm quần áo tới trường
Việc cho con em mặc những bộ đồ hợp thời trang đã khiến chi phí mua sắm quần áo làm đẹp trở nên tốn kém. Do vậy, việc mặc đồng phục học sinh sẽ giúp tiết kiệm được phần nào về quần áo và số tiền tiết kiệm được chúng ta có thể đầu tư vào học tập cho con em mình.

Giúp tăng khả năng sáng tạo của học sinh
Đa phần, những mẫu đồng phục lớp đều do các thành viên trong lớp tự thiết kế. Do vậy, may áo đồng phục sẽ giúp các bạn có cơ hội thử sức khả năng sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, việc tự lên ý tưởng sẽ giúp thể hiện được đặc trưng, sở thích hoặc phong cách riêng của lớp đó và mẫu áo của lớp bạn sẽ dễ tạo được dấu ấn đối với các lớp bạn.

Xây dựng tính đoàn kết
Giúp xây dựng tinh thần đoàn kết cũng là một lợi ích của việc mặc đồng phục học sinh. Chiếc áo đồng phục giống như một sợi dây liên kết tất cả các thành viên trong lớp lại với nhau, sự hòa đồng này sẽ giúp xây dựng tính đoàn kết kết, tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề học tập.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất các mẫu đồng phục học sinh cho nhiều trường học. Với chất liệu vải tốt, bền đẹp, đường may sắc sảo, thiết kế theo yêu cầu khách hàng. 

Nếu bạn đang tìm đồng phục học sinh thì hãy liên hệ ngay với Toàn Thắng chúng tôi để có thể sở hữu những dong phuc hoc sinh vừa đẹp mà thiết kế lại còn bắt mắt chất lượng. Tại Toàn Thắng chúng tôi chuyên sản xuất các loại áo quần đồng phục và cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động. Toàn Thắng luôn không ngừng phát triển các lợi thế của mình về các mặt hàng chủ đạo như: Quần áo đồng phục, quần áo bảo hộ lao động, thiết bị bảo hộ lao động,…

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG TOÀN THẮNG

Địa chỉ: 8/20A Đường 38, KP8, Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: [028] 5403.5176

Fax: [028] 5422.5592
Email: 
Website: www.dongphuctoanthang.com

Video liên quan

Chủ Đề