Học không vào đầu thì phải làm sao

Học không vào đầu thì phải làm sao

Con vô tư “chán học”

Trong khi hầu hết bạn bè tạm “đoạn tuyệt” lướt facebook, dừng các hoạt động giải trí, thậm chí là cố “nhịn” môn thể thao vua để đạt được ước mơ chạm tới cánh cửa trường Đại Học thì với Nguyễn Bảo Lâm ở Bình Dương sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp cậu gấp sách vở, xin phép bố mẹ lên nhà bác ở Sài Gòn chơi 1 tuần để “xả” stress.

Dù 12 năm đèn sách Bảo Lâm đều đạt học sinh khá, giỏi nhưng mẹ cậu vẫn lo chuyện thi cử, nhất là thi đại học “không nói trước được điều gì”. Sau 1 tuần cho cu cậu nghỉ ngơi xả stress, chị Hòa- mẹ Lâm cảm thấy không yên tâm khi nhoắng một cái đã thấy cu cậu mất hút, trong khi chưa đầy 3 tuần nữa là bước vào kỳ thi Đại Học. Gọi điện giục con về học thì cu cậu liến thoắng trả lời “đầu con như bị treo máy, có học bây giờ con cũng không vào được”. Đến lúc về nhà, tưởng cu cậu tập trung học khuya, ai ngờ nhấp nhổm nhắn tin hỏi bạn bè diễn biến những trận cầu nảy lửa mùa World Cup.

Trong khi đó, dù không mê “bóng bánh” như  bọn con trai nhưng suốt ngày Ngọc Linh ở khu Tập thể Kim Liên, Hà Nội chúi mũi vào facebook. Mỗi khi bị bố mẹ giục ôn thi Linh cũng nhăn nhó: “Chẳng hiểu sao con mệt mỏi không thể tập trung học được, học chữ nào ra chữ đấy nên con chán lắm”.

Não quá tải nhưng lại thiếu dinh dưỡng

Lý giải hiện tượng “treo máy” trước ngày thi, khiến sĩ tử học không vào, học trước quên sau, chuyên gia Tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết “khi bộ óc của các em hoạt động căng thẳng trong thời gian dài, cùng lượng kiến thức khổng lồ muốn nạp thật nhanh trong những ngày cuối cùng nước rút dễ sinh ra hiện tượng “quá tải”, khiến đầu óc bị “đơ” ra, học không vào nữa.

Chuyên gia Trịnh Trung Hòa tư vấn, cha mẹ nên tạo cho con một không gian yên tĩnh, biệt lập, giúp con tập trung học tốt hơn, không ép con học quá nhiều, học ngày học đêm. Khuyên con sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý chính là giúp con học và làm bài hiệu quả hơn. Khi thấy con có biểu hiện chán chường, bi quan, hãy động viên con học dần dần thay vì mắng nhiếc, dọa nạt.

Với các sĩ tử, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ: “Trước khi đi thi, các em cần sắp xếp lại một cách khoa học toàn bộ kiến thức đã học, giống như cái tủ có từng ngăn chứ không phải là một mớ kiến thức lộn xộn, rối như mớ bòng bong.

Chỉ khi nào các em cảm thấy kiến thức của mình đã được sắp xếp một cách ngăn nắp có trật tự thì mới bình tĩnh tự tin. Nếu đầu óc lộn xộn, không nhớ cái gì trước, cái gì sau sẽ gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng, không thể làm bài tốt.

Phương pháp sơ đồ hoá giúp các em phác họa ra 3 khối kiến thức của 3 môn thi. Mỗi môn cần hệ thống lại đã học những phần nào rồi? Nhờ đó,  phát hiện những lỗ hổng kiến thức lớn bị bỏ quên để ôn tập”.

Từ góc độ dinh dưỡng, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn “Những ngày thời tiết oi bức, do áp lực ôn thi Đại học với cường độ tăng cao, cùng với tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp nên nhu cầu năng lượng cho não của các sỹ tử sẽ tăng cao hơn 3-4 lần so với lúc bình thường”.

Cũng theo bác sỹ Nga, khi lao động trí óc nhiều, cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp là ngày 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu vì dễ gây mất tập trung cho hoạt động trí não khi cơ thể phải tập trung quá nhiều để tiêu hóa.

Bên cạnh những thực phẩm thông thường thì các thực phẩm chứa thành phần L-Carnitine rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho tế bào não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch. Dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt, khiến cơ thể uể oải, đầu óc trì trệ.

Thực phẩm chức năng B Record Plus - sản phẩm được sản xuất bởi tập đoàn dược dinh dưỡng hàng đầu châu ÂU Sigma –tau, Italy có công thức độc quyền chứa L-Carnitine & các Acid amin, Vitamin B12 thiết yếu, tạo nên một quy trình chuyển hóa năng lượng tối ưu trong cơ thể, giải quyết tận gốc mọi mệt mỏi, căng thẳng não bộ và thể chất. Đặc biệt, B Record Plus được bào chế hoàn toàn tự nhiên và an toàn tuyệt đối, không chất kích thích như nước tăng lực hay Caffeine gây hại.

Học không vào đầu thì phải làm sao

B Record Plus - Tối ưu chuyển hóa năng lượng cho não bộ và thể chất

Tổng đài liên hệ: 1800 66 26

Website: www.brecordplus.com.vn

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. GPQC: 789/2011/TNQC-ATTP)

Hay mất tập trung hoặc khó tập trung là vấn đề mà bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này nếu kéo dài và không có phương hướng giải quyết sẽ khiến hiệu quả công việc cũng như học tập giảm thiểu đáng kể, ảnh hưởng đến chính bản thân bạn và nhiều người xung quanh.

Tập trung được coi là chìa khóa của sự thành công, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm làm được điều đó. Rất nhiều người thường phàn nàn về vấn đề hay mất tập trung nhưng không phải ai cũng đi tìm hiểu vì sao mình khó tập trung và phương án giải quyết tình trạng này.

Nhìn chung, cuộc sống hiện nay có vô vàn lý do khiến bạn hay mất tập trung. Sau đây là một số lý do thường gặp gây ra tình trạng này. Hãy cùng đọc và đánh giá xem đây có phải là nguyên nhân khiến bạn hay quên mất tập trung hay không.

1.1. Internet

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của internet trong cuộc sống hiện đại ngày ngày nay. Tuy nhiên, có quá nhiều thứ hấp dẫn trên đó và khiến bạn không thể bỏ qua dù cho mục đích ban đầu của bạn chỉ là tìm kiếm thông tin. Internet khiến bạn mất nhiều thời gian hơn với nó và dĩ nhiên, bạn sẽ khó tập trung để làm các việc khác.

1.2. Sự chủ quan

Khi bạn quá tin tưởng vào khả năng của bản thân thì sự chủ quan có thể sẽ đánh lừa bạn, làm bạn mất tập trung vào những việc đang thực hiện khiến hiệu quả công việc giảm sút. Khi bạn nhận ra thì có lẽ hiệu quả công việc đã không được như mong muốn.

1.3. Không có phương pháp học tập hay làm việc kỷ luật

Con số người thành công mà làm việc ngẫu hứng không kỷ luật là rất hiếm. Nếu bạn không nằm trong số đó thì hãy đặt ra những nguyên tắc khi làm việc, học tập để tránh tình trạng hay mất tập trung xảy ra. Thử tưởng tượng xem nếu bạn không có những nguyên tắc làm việc theo kỷ luật và khoa học thì rất có thể bạn sẽ bị những thứ xung quanh làm xao nhãng, mất tập trung và hiệu quả công việc sẽ không được như mong muốn.

1.4. Căng thẳng, stress, lo âu, mệt mỏi

Căng thẳng, stress cũng là một lý do phổ biến khiến mọi người bị mất tập trung trong cuộc sống. Hãy nghỉ ngơi và thư giãn để đưa cuộc sống của bạn trở lại bình thường.

Học không vào đầu thì phải làm sao

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị mất tập trung trong cuộc sống.

Nếu những nguyên nhân trên chỉ là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mọi người thì chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý liên quan đến hành vi của người bệnh. Họ thường khó đưa ra quyết định hay thường chậm trễ hoàn thành công việc bởi tình trạng hay quên và mất tập trung, khó lập kế hoạch cũng như dễ dàng từ bỏ công việc. Người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường có những triệu chứng như hay mơ mộng, thường xuyên mất đồ, phạm sai lầm, hay lúng túng, bồn chồn,...

1.6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đây là một bệnh lý thần kinh khiến khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ của người bệnh không cao. Người bệnh thường hay khó tập trung vào những vấn đề xung quanh và thường mắc kẹt trong suy nghĩ để tìm ra phương pháp hoàn hảo nhất.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn khó tập trung, dưới đây là những giải pháp giúp bạn tập trung vào vấn đề bạn đang thực hiện:

2.1. Sử dụng Internet, các ứng dụng kỹ thuật số đúng cách

Hãy hạn chế sử dụng internet cho những mục đích không phải phục vụ công việc của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những ứng dụng nhắc nhở, đặt kế hoạch hoặc quản lý thời gian để tạo thói quen hoàn thành công việc theo đúng deadline đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hoàn thành công việc và giảm thiểu được tình trạng hay mất tập trung của bạn.

2.2. Quy tắc thêm 5

Đây là một quy tắc đơn giản giúp bạn tập luyện khả năng tập trung hằng ngày. Khi bạn đang khó tập trung vào một vấn đề nào đó và có ý định từ bỏ, hãy bỏ ra thêm 5 phút để tiếp tục công việc đó và rất có thể, bạn sẽ tập trung trở lại và hoàn thành nốt công việc.

2.3. Thiền

Nếu cảm thấy khó tập trung vào một vấn đề nào đó, bạn hãy thử ngồi tĩnh tâm và thiền trong một khoảng thời gian ngắn xem sao. Rất có thể bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự tập trung và tiếp tục công việc đang dang dở.

2.4. Xem giờ

Việc chú ý vào một vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp khả năng tập trung của bạn gia tăng đáng kể đó. Hãy nhìn vào kim giây đồng hồ trong vòng 1 phút và không suy nghĩ bất kỳ vấn đề nào hết cho đến khi hết thời gian. Đây là một phương pháp pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất cao đấy.

2.5. Chơi thể thao, đọc sách, ngủ

Bạn nên dành một chút thời gian cho các hoạt động tập luyện như chơi một môn thể thao nào đó, có thể là cầu lông, bóng bàn, thể dục nhịp điệu, đi bộ hay yoga,... Các môn thể thao sẽ giúp cơ thể và não bộ phối hợp cùng nhau, giúp bạn tăng khả năng tập trung và cơ thể trở lên linh hoạt hơn.

Học không vào đầu thì phải làm sao

Chơi thể thao có thể khiến tinh thần bạn tốt hơn, tập trung hơn.

Đọc sách cũng là một cách giúp bạn tăng khả năng tập trung và điều quan trọng ở đây là hãy đọc một cuốn sách thật chứ không phải là một cuốn sách điện tử. Hãy đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện khả năng tập trung của bạn.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng tập trung của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và cải thiện giấc ngủ dần dần nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ hay thức dậy giữa chừng.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: hellobacsi.com, sieutrinao.com

XEM THÊM: