Học phân tích tài chính là gì

Tự xây dựng cách phân tích sâu hơn để Đánh giá chuyên sâu các góc cạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, mổ xẻ ý nghĩa đằng sau các con số, thực hiện phân tích ngành và trở thành nhà phân tích tài chính thành công.

Khi phân tích tài chính một doanh nghiệp, thông thường các nhà phân tích sẽ nhìn vào lợi nhuận trước tiên. Nhưng rất tiếc rằng, con số này chỉ phản ánh được lợi nhuận ròng mà công ty đạt được một quý hoặc một năm, tức là ngắn hạn. Quan trọng hơn – còn một chỉ số nữa bên cạnh lợi nhuận ròng, một chỉ số đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn – đó là KHẢ NĂNG SINH LỢI. Chỉ số này phản ánh sức bền, sản phẩm của doanh nghiệp có thể đi xa đến đâu để tạo ra được lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp trong dài hạn. Đây cũng chính là chỉ số tiên quyết khi muốn đánh giá một doanh nghiệp trên thị trường.

Có 3 KEY WORDS quan trọng cần quan tâm khi phân tích tình hình tài chính một doanh nghiệp, đó là:

  1. Khả năng sinh lợi.
  2. Dòng tiền.
  3. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp đó.

Hiểu được tài chính là một phần cốt lõi nhưng chưa đủ, nó còn đòi hỏi phải biết cách phân tích hoạch định chúng.

Điều này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian để tìm hiểu sâu sắc các báo cáo tài chính, xem xét những dấu hiệu khả nghi và có những nhận định đúng đắn, không thể chỉ đơn giản mở BCTC ra và tìm kiếm đánh giá trên các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền.

Không một con số thu nhập nào trên mỗi cổ phiếu nằm riêng lẻ có thể nhận diện công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, mà cần phải xem xét dãy số thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong vòng ít nhất 10 năm mới có thể làm được điều đó. Chúng cho chúng ta biết một bức tranh rõ ràng, liệu công ty đó đang có lợi thế cạnh tranh dài hạn trong hiện tại, và 10 năm nữa trong tương lai hay không.

Hãy duy trì một cái nhìn toàn cảnh! Tập trung vào toàn bộ thị trường và nhóm ngành, chứ không phải chỉ một cổ phiếu riêng lẻ. Hãy chú ý đến các yếu tố chất lượng chứ không chỉ tập trung vào các thông tin định lượng có sẵn. Hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện với công ty bạn đầu tư, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh của họ.

Khoá học Phân tích Tài chính doanh nghiệp chuyên sâu, không chỉ giúp bạn đọc – hiểu – phân tích BCTC ngành của một doanh nghiệp niêm yết để biết và đánh giá được khả năng sinh lời, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, hay DN đó có đang khéo léo che mắt các nhà đầu tư bằng thủ thuật “làm sạch và gột rửa BCTC” khống. Khoá học còn giúp bạn thực hành tính toán các chỉ số tài chính trên Model Excel nâng cao với công cụ Power Query và Pivot Table, trực quan, khoa học, thông minh giúp bạn tạo lập được báo cáo phân tích tài chính hoàn chỉnh và cách trình bày các bảng tính chuyên nghiệp.

Khoá học không chỉ giúp bạn trở thành nhà phân tích tài chính thành công, mà còn mang đến rất nhiều câu trả lời cho các câu hỏi liên quan tới Quản lý tài chính, Xây dựng, Tổ chức và Thu xếp vốn cho doanh nghiệp ở mọi quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. 

Kiến Thức Nhận Được Trong Khóa Học: 

  1. Thấu hiểu doanh nghiệp bằng việc thực hiện phân tích báo cáo tài chính. Biết cách phân tích một doanh nghiệp. Hiểu điều gì thúc đẩy giá trị của công ty.
  2. Thực hành tính toán các chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu tài chính trước sau, cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, tỷ lệ Thanh khoản, Khả năng thanh toán, chỉ số khả năng sinh lời và tăng trưởng… để phân tích hiệu quả hoạt động của một công ty trên Model File Excel nâng cao bằng Power Query và Pivot Table, sau đó là phân tích nhận định chúng.
  3. Tự tin sử dụng Power Query và Pivot Table để tính toán các chỉ số tài chính
  4. Thành thạo các thao tác tổng hợp, phân tích, trích lọc dữ liệu.Tạo lập báo cáo phân tích tài chính hoàn chỉnh. Thiết lập và trình bày các bảng tính chuyên nghiệp.
  5. Đánh giá xem một dự án có khả thi hay không thông qua kỹ thuật Giá trị hiện tại ròng
  6. Thực hiện phân tích ngành
  7. Quản lý rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt. Tránh thất bại trong việc lựa chọn cổ phiếu do đầu tư vào những doanh nghiệp bị thổi phồng. Đầu tư an toàn dài hạn từ một doanh nghiệp tốt kinh doanh hiệu quả, lành mạnh về tài chính, có giá trị nội tại cao hơn giá trị thị trường.
  8. Đa dạng hoá cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt để có một danh mục đầu tư hiệu quả.

Nội dung lộ trình học:

MODULE I: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHUYÊN SÂU TRÊN BCTC

Phần 1. Đọc hiểu báo cáo tài chính đã được kiểm toán

1.1 Các loại ý kiến kiểm toán

1.1.1 Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
–  Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
–  Ý kiến kiểm toán có đoạn ‘Vấn đề cần nhấn mạnh”
–  Ý kiến kiểm toán có đoạn “Vấn đề khác”
1.1.2. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
1.1.3. Từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán
1.1.4. Ý kiến trái ngược

1.2 Hệ thống báo cáo tài chính [BCTC]

1.2.1 Bảng cân đối kế toán
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.4 Các thuyết minh trong báo cáo tài chính
–  Thuyết minh về “Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu”
–  Các thuyết minh “nhạy cảm”
–  Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
–  Thay đổi chính sách kế toán
–  Giao dịch với các bên liên quan
–  Giả định hoạt động liên tục
–  Các khoản nợ tiềm tàng
–  Thuyết minh về công cụ tài chính
–  Các số liệu so sánh: Phân loại/Trình bày lại/Điều chỉnh lại
–  Các khoản mục khác: thường chứa các giao dịch bất thường

1.3 Mối quan hệ giữa các báo cáo trong Hệ thống báo cáo tài chính

–  Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
–  Mối quan hệ giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phần 2. Phân tích tài chính tín dụng và dự báo tài chính

1. Phân tích tín dụng

–  Các chỉ số trong bảng cân đối kế toán
–  Các chỉ số trong báo cáo hoạt động kinh doanh
–  Các chỉ số trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
–  Sự kết hợp các chỉ số
–  Các chỉ số liên quan đến rủi ro tín dụng

2. Phân tích vốn chủ sở hữu

–  Mô hình chiết khấu cổ tức
–  Chỉ số giá trên thu nhập
–  Hệ số P/E định giá chứng khoán
–  Công thức Dupont
–  Định giá qua tái cấu trúc doanh nghiệp

3. Xây dựng dự báo

–  Xây dựng dự báo cáo tài chính cho năm sau
–  Phân tích độ nhạy với dự toán báo cáo tài chính
–  Các dự toán báo cáo tài chính
–  Những báo cáo dự toán cho mục đích thâu tóm

Phần 3. Làm sạch và gột rửa báo cáo tài chính

1. Làm sạch và quản trị lợi nhuận

–  Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kế toán
–  Xác định thu nhập hoạt động

2. Ghi nhận doanh thu và chi phí

–  Các phương pháp ghi nhận doanh thu
–  Điều chỉnh thu nhập
–  Các phương pháp ghi nhận chi phí
–  Kế hoạch trì hoãn lợi nhuận
–  Ghi nhận thu nhập
–  Làm dối các con số mang tính hệ thống

3. Ứng dụng và giới hạn của EBITDA

–  Cách xác định Ebit
–  Cách xác định Ebitda
–  Ebitda ảnh hưởng đến phân tích tín dụng
–  Lạm dụng Ebitda
–  Vốn lưu động trong phân tích sự lưu chuyển của dòng tiền

4. Nghiệp vụ mua bán và sáp nhập

–  Tối đa hóa lợi nhuận sau sáp nhập

5. Gột rửa gian lận phù phép trên BCTC

–  Xác định các mô hình liên kết công ty mẹ con
–  Lợi nhuận nhỏ và chiến lược Big bath
–  Tối đa hóa kỳ vọng tăng trưởng
–  Giám các khoản nợ tiềm tàng

Phần 4. Ứng dụng Phân tích tài chính các nhóm ngành phổ biến trên thị trường chứng khoán

–  Bảo hiểm/Bán lẻ/Viễn thông
–  Ngành điện, ngành thép và dầu khí
–  Bất động sản và xây dựng
–  Dịch vụ tài chính
–  Dược phẩm và y tế
–  Hàng và dịch vụ công nghiệp
–  Hàng cá nhân và gia dụng
–  Thực phẩm và đồ uống
–  Ô tô và phụ tùng

Phần 5. Viết báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp

–  Kết thúc việc phân tích là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân tích
–  Tiến hành lập báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích tài chính
–  Thuyết trình bảo vệ kết quả

MODULE II: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRÊN EXCEL

[sử dụng Power Query và Pivot Table]

Phần 1: Bản chất và Kỹ thuật xử lý dữ liệu trong Power Query     

– Khi nào sử dụng Power Query? Cách hoạt động của Power Query

– Nguyên tắc làm sạch dữ liệu của Power Query

– Kỹ thuật xử lý trong Power Query khi [lỗi dữ liệu, biến đổi dữ liệu, hợp nhất và tự động hoá, xây dựng data module].

Phần 2: Bản chất của Pivot Table và ứng dụng

– Pivot Table là gì? Khi nào sử dụng Pivot Table?

– Các ứng dụng của Pivot Table [sắp xếp dữ liệu, xây dựng biểu đồ, lọc dữ liệu, tạo Dashbroad, Design Pivot Table, thay đổi cấu trúc từ “range” sang “table”, nhóm dữ liệu…].

Phần 3: Thực hành tính toán các nhóm chỉ số tài chính trên excel

1. Chỉ tiêu kinh doanh 2. Chỉ tiêu tài chính Trước Sau

– Chỉ số EPS [Earning Per Share] – Lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu

– Hệ số BV [Book Value] – Giá trị sổ sách      

– Hệ số P/E [Price to Earning ratio] – Chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu.      

3. Chỉ số sinh lời

– ROA [Return On Asset] – Lợi nhuận trên tổng tài sản

– ROE [Return On Equity] – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

– ROS [Return On Sales] – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

– GOS [Gross on Sales] – Lợi nhuận gộp

4. Cơ cấu vốn

– DAR – Tỷ số nợ trên tổng tài sản

– Nợ/ VCSH [Hệ số nợ phải trả trên hệ số vốn chủ sở hữu]

– VAY/ VCSH [Hệ số vay trên hệ số vốn chủ sở hữu]

5. Cơ cấu tài sản

– Vòng quay các khoản phải thu

– Vòng quay hàng tồn kho

– Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản

– Tài sản dài hạn/tổng tài sản

6. Khả năng thanh toán

– Hệ số thanh toán hiện hành [TSNH/ Nợ Ngắn hạn]

– Hệ số thanh toán nhanh [Tiền + CN phải thu/ Nợ ngắn hạn]

– Hệ số thanh toán tức thời [Tiền + các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn]

Phần 4: Thực hành xây dựng model và phân tích    

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP:

  1. Chuyên gia chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế đã kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết theo từng nội dung chi tiết trong buổi học
  2. Thảo luận, phản biện các case Study thực tế tại Thị trường Việt Nam
  3. Tiến hành phân tích hoàn chỉnh một báo cáo tài chính theo ngành đã niêm yết và thuyết trình theo nhóm dưới sự hướng dẫn của chuyên gia
  4. Chuyên gia hướng dẫn thực hành tính các chỉ số tài chính model Excel ngay tại lớp học kết hợp phân tích và nhận định chúng.

HỖ TRỢ HỌC VIÊN TRONG VÀ SAU KHÓA HỌC:

  1. Gửi tài liệu học tập trước ngày khai giảng để học viên đọc trước
  2. Gửi bài test để kiểm tra năng lực của từng học viên, để có phương pháp đào tạo phù hợp
  3. Gửi tài liệu và bài tập trong từng nội dung của buổi học
  4. Gửi video quay lại buổi học cho học viên xem lại nhiều lần
  5. Đồng hành tư vấn trong và sau khóa học không thu phí trọn đời

GIẢNG VIÊN KHOÁ HỌC:

Chuyên gia 1: Trịnh Mạnh Cường

– Trưởng phòng phân tích đầu tư – IPA Asset Management 

– Trưởng bộ phận đầu tư trái phiếu doanh nghiệp – ABBank

– Chuyên viên tài chính – Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel 

Chuyên gia 2: Phan Đức Hân

– Giám đốc điều hành tại Flexfit

– Giám đốc điều hành tại tập đoàn NIG

– Giám đốc dự án xây dựng hệ thống báo cáo trên Power BI của nhãn hiệu thời trang Canifa

– Thư kí hội đồng quản trị của tập đoàn Hoàng Dương Group 

– Giám đốc quỹ đầu tư hơn 1000 tỷ 

– Trực tiếp đảm nhận vị trí Trainer, hướng dẫn xây dựng hệ thống báo cáo phân tích của các phòng ban tập đoàn Panasonic VN bằng công cụ Power Bi, Power Query, Pivot Table.

Chuyên gia 3: Senior Manager, Big 4

• Tốt nghiệp Đại học London, Vương quốc Anh 

• Thành viên hiệp hội kế toán công chứng ACCA

• Thành viên hội kiểm toán công chứng VCPA

• Danh mục quản lý hiện tại gần 300 khách hàng lớn:

+ Toàn bộ khối ngành ngân hàng

+ Toàn bộ khối ngành chứng khoán, quỹ đầu tư, quản lý quỹ

+ Ngành bảo hiểm

+ Nhóm ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ

Chị là một trong những nhân sự cấp cao tại Big 4 chịu trách nhiệm chất lượng kiểm toán và thiết kế các phương pháp kiểm toán, đã có 15 năm kinh nghiệm phân tích tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

–  Nhà đầu tư tài chính
–  Chuyên viên phân tích tài chính, chứng khoán
–  Chuyên viên ngân hàng, tín dụng
–  Chuyên viên quản trị rủi ro
–  Các kiểm soát viên, kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ
–  Các quản lý kế toán, kế toán trưởng

Đăng ký Khóa học Phân tích Tài chính:

THÔNG TIN CHI TIẾT KHÓA HỌC:

Lịch học:

  • Chiều thứ 7 [14h – 17h]
  • Ngày chủ nhật [8h30 – 11h30, 13h30 – 16h30]

Địa điểm: Online Trực Tuyến – Phần mềm Zoom Meeting Pro

Tổng số buổi: 10 buổi

Học phí: 7.500.000 VNĐ

Ưu đãi: Vui lòng đăng ký để nhận ưu đãi

Hotline: 0985 611 911 – 0962 511 911 giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí Khóa học Phân tích Tài chính.

Hãy liên hệ với TACA để nhanh chóng thành thạo Phân tích tài chính doanh nghiệp chuyên sâu dựa trên BCTC của doanh nghiệp.

Hẹn gặp lại Anh/Chị tại lớp học!

TACA – KIẾN TẠO SỰ VƯỢT TRỘI

Chủ Đề