Học phí đại học ngoại thương 2022-2023

Nhóm ngành kinh doanh ở các trường đại học có nhiều mức thu khác nhau. Trong đó, ĐH Ngoại thương thu học phí ngành này hệ chất lượng cao lên đến 60 triệu đồng/năm.

Nhóm ngành Kinh doanh tại ĐH Ngoại Thương có nhiều ngành/chương trình đào tạo như Quản trị Kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế, ngành Kinh doanh quốc tế.

Theo đó, mức học phí ĐH Ngoại thương 2022-2023 dự kiến theo từng chương trình đào tạo cụ thể như sau: Chương trình đại trà là 22 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao là 42 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến 65 triệu đồng/năm.

Các chương trình định hướng nghề nghiệp như chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản là 40 triệu đồng/năm. Riêng học phí của chương trình chất lượng cao ngành Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số là 60 triệu đồng/năm.

Nhóm ngành Kinh doanh của ĐH Thương mại gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Marketing, Kinh doanh quốc tế...

Theo đề án tuyển sinh của ĐH Thương mại, học phí đối với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2022 như sau: Chương trình đào tạo chuẩn từ 23 đến 25 triệu đồng/năm học theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp từ 31,25 đến 33,495 triệu đồng/năm theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.

Theo lộ trình tăng học phí hàng năm do Nhà nước quy định, dự kiến năm 2023, ĐH Thương Mại sẽ áp dụng mức tăng 10%. Tương đương với mức học phí sinh viên chi trả dao động trong khoảng 19,06-40,53 triệu đồng/năm, lộ trình tăng học phí đến năm học 2023-2024 như sau:

Học phí đại học ngoại thương 2022-2023

Học viện Tài chính, ngành Kiểm toán, Kế toán, Quản trị kinh doanh có học phí chương trình chuẩn dự kiến năm học 2022-2023 là 15 triệu đồng/năm, tương đương với 60 triệu đồng/khóa học.

Nhóm ngành Kinh doanh tại Học viện Ngân hàng bao gồm Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán.

Theo đó, học phí học hệ đại học chính quy (hệ đại trà) do Học viện Ngân hàng cấp bằng năm học 2022-2023 là 9,8 triệu đồng/năm. Học phí chương trình chất lượng cao trong nước khoảng 30 triệu đồng/năm học.

Cụ thể, khối ngành III gồm Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế với mức học phí là 12,5 triệu đồng/năm.

Nhóm ngành Kinh doanh tại trường ĐH Tài chính - Marketing có nhiều ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kế toán.

Theo đó, học phí đại học chính quy chương trình đại trà là 19,5 triệu đồng/năm học. Học phí đại học chính quy chương trình chất lượng cao là 36,3 triệu đồng/năm. Học phí đại học chính quy chương trình quốc tế là 55 triệu đồng/năm.

Theo đề án tuyển sinh năm 2022, ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến mức thu 16-22 triệu đồng/năm, áp dụng với sinh viên chính quy được tuyển năm 2022. Với chương trình đặc thù, học phí từ 45 đến 65 triệu đồng. Đây là mức được ĐH Kinh tế Quốc dân áp dụng từ năm 2019 và được giữ ổn định trong suốt 4 năm.

Học phí chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐH Kinh tế Quốc dân với nhóm ngành kinh doanh gồm ngành Tài chính, Kế toán, Kinh doanh Quốc Tế, Ngành Phân tích kinh doanh là 6 triệu đồng/tháng.

Năm học 2023-2024, ĐH Kinh tế Quốc dân lên kế hoạch tăng học phí nhưng không tăng quá đột ngột, dự kiến không quá 10%. Trường cũng thông báo lộ trình tăng học phí dự kiến bậc đào tạo đại học ngành Tài chính, Kế toán, Kinh doanh Quốc Tế, Ngành Phân tích kinh doanh như sau:

Học phí đại học ngoại thương 2022-2023

  • Giới thiệu Đại học Ngoại thương
  • Học phí Đại học Ngoại thương
  • Quy định thu học phí của Đại học Ngoại thương 
  • Mức học phí áp dụng hàng năm
  • Xử lý các trường hợp nộp học phí chậm của Đại học Ngoại thương 

Đại học Ngoại thương hay còn được gọi là FTU, đây là một trong các trường Top đầu của giáo dục nước ta và cũng là ngôi trường mơ ước của nhiều thí sinh mong muốn được theo học. Các thông tin liên quan đến trường luôn được phụ huynh học sinh quan tâm, trong đó nhiều độc giả rất băn khoăn không biết hiện Học phí Đại học Ngoại Thương 2022 là bao nhiêu?

Giới thiệu Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Ngoại thương được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục Đại học có danh tiếng và uy tín nhất Việt Nam, trường cũng là một trong số ít các trường Đại học ở Việt Nam có cơ sở đào tạo ở cả 2 miền Bắc, Nam. Cơ sở 1 đặt tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Cơ sở 2 TP.HCM được đặt tại số 15, đường D5, phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở 2 đã không ngừng hoàn thiện và phát triển cả về lượng và chất, trở thành một trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh cho khu vực phía Nam.

Sứ mạng của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

Trường Đại học Ngoại thương luôn đi tiên phong trong việc cập nhật và đổi mới các mô hình giáo dục với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thành thạo ngoại ngữ, có khả năng làm việc, giải quyết vấn đề thuộc ngành đào tạo một cách độc lập, sáng tạo; có trách nhiệm xã hội, ý thức phục vụ cộng đồng và có khả năng tham gia vào thị trường lao động toàn cầu. Trường Đại học Ngoại thương coi giáo dục hướng tới khai phóng, gắn với thực tiễn, nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo là nền tảng cho triết lý giáo dục của Nhà trường.

Học phí Đại học Ngoại thương

Học phí Đại học Ngoại thương 2022 cũng là một vấn đề vô cùng ‘nóng hổi’ được độc giả đặc biệt quan tâm. Theo thông tin tìm hiểu của chúng tôi hiện chương trình Tiêu chuẩn của trường học phí khoảng 475,000 đồng/tín chỉ; Chương trình Chất lượng cao: khoảng 1,000,000 đồng/tín chỉ; Chương trình Tiên tiến: khoảng 2,000,000 đồng/tín chỉ. Mức học phí năm học 2021-2022  của Đại học Ngoại Thương được dự kiến như

Chương trình đại trà: 20.000.000 VNĐ/sinh viên/năm.

Chương trình Chất lượng cao: 40.000.000 VNĐ/năm.

Chương trình tiên tiến: 60.000.000 VNĐ/năm.

Các chương trình định hướng nghề nghiệp: Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Chương trình Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Chương trình CLC Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp: 40.000.000 VNĐ/năm. Riêng học phí của chương trình CLC Quản trị khách sạn: 60.000.000 VNĐ/năm.

Lộ trình tăng học phí của các chương trình hàng năm không quá 10%/năm.

Nhìn chung mức học phí trên là khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học nhưng đi đôi là chất lượng giảng dạy và hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của trường rất tốt. Do đó phụ huynh học sinh có thể cân nhắc khi lựa chọn theo học.

Quy định thu học phí của Đại học Ngoại thương 

Hiện nay học phí của Đại học Ngoại thương  được thu theo học kỳ và được thu theo hình thức thu nộp bằng tiền mặt và thu nộp qua ngân hàng. Hàng năm Phòng/Ban Kế hoạch-Tài chính sẽ quy định chi tiết hình thức thu nộp học phí thông qua bản “Hướng dẫn nộp tiền học phí”. Thời hạn nộp học phí để được học tập và dự thi bình thường, các sinh viên/học viên phải nộp học phí trong thời hạn sau:

+ Học kỳ I: Chậm nhất ngày 30 tháng 11 hàng năm

+ Học kỳ II: Chậm nhất ngày 31 tháng 05 hàng năm

+ Học kỳ hè (nếu có): trước khi học 01 (một) tuần theo lịch

+ Riêng học kỳ cuối cùng của khoá học, tất cả các sinh viên/học viên phải đóng học phí và lệ phí (nếu có) chậm nhất 01 (một) tuần (theo lịch) trước ngày nộp thu hoạch thực tập tốt nghiệp/khoá luận tốt nghiệp/luận văn tốt nghiệp.

+ Đối với khóa mới nhập học, thời hạn nộp học phí là ngày cuối cùng của thời gian nhập học của khóa học theo thông báo nhập học của Nhà trường.

Đối với các chương trình liên kết đào tạo, do có tiến độ nhập học đặc thù nên thời hạn thu nộp học phí được quy định riêng. Các đơn vị phụ trách triển khai chương trình liên kết đào tạo có trách nhiệm trình Hiệu trưởng phê duyệt thời hạn nộp học phí trước khi thông báo chính thức cho sinh viên/học viên.

Mức học phí áp dụng hàng năm

– Mức học phí được xác định theo từng năm học.

Mức học phí của năm học (N)-(N+1) được áp dụng bắt đầu ngày 01 tháng 07 của năm (N) và kết thúc vào ngày 30 tháng 06 năm (N+1).

– Mức học phí học lại lần 2 của sinh viên/ học viên các loại hình đào tạo được xác định theo mức học phí học lần 1 tính theo tín chỉ (đối với sinh viên) hoặc theo tiết học đối với học viên.

 – Mức học phí của sinh viên hệ đào tạo chính quy thuộc diện kéo dài thời gian học tập được xác định bằng mức học phí của hệ đào tạo chính quy tương đương của khóa dự kiến tốt nghiệp cùng thời gian.

Xử lý các trường hợp nộp học phí chậm của Đại học Ngoại thương 

Nếu sinh viên/học viên không nộp học phí theo các quy định trên đây sẽ bị xử lý như sau:

 Sinh viên/học viên sẽ không được đăng ký các môn học của các học kỳ tiếp theo cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp học phí theo quy định.

Sinh viên/học viên không nộp đúng hạn học phí, lệ phí (nếu có) của học kỳ cuối cùng sẽ không được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận/luận văn tốt nghiệp, xét tốt nghiệp.

Sinh viên/học viên chỉ được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận/luận văn tốt nghiệp, xét tốt nghiệp ở đợt tốt nghiệp kế tiếp sau khi đã nộp học phí đầy đủ. Trong trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt sinh viên/học viên có đơn xin nộp muộn học phí, đơn vị quản lý trực tiếp sinh viên có ý kiến đồng ý và Hiệu trưởng/Giám đốc Cơ sở phê duyệt cho sinh viên/học viên nộp muộn học phí, sinh viên/học viên được miễn xử lý theo chế tài được đề cập tại khoản a, b mục này.

Trường hợp sinh viên/học viên nợ học phí quá 1 học kỳ mà không có đơn xin nộp muộn được đơn vị quản lý trực tiếp sinh viên có ý kiến đồng ý và Hiệu trưởng/Giám đốc Cơ sở phê duyệt như quy định tại khoản c mục này thì sinh viên/học viên sẽ bị xử lý theo quy định.

Đại học Ngoại thương  là cơ sở đào tạo có uy tín lớn về lĩnh vực đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ … và luôn thu hút đông đảo các sĩ tử đăng ký tuyển sinh. Mức độ cạnh tranh của trường Đại học Ngoại thương cũng rất cao. Bên cạnh đó mỗi năm học phí của trường cũng có thể thay đổi biến động. Do đó qua bài viết Học phí Đại học Ngoại thương 2022 được chúng tôi chia sẻ hi vọng hữu ích với độc giả đang quan tâm tìm kiếm.