Học sinh không thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư em có đồng ý không Vì sao

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Giáo dục công dân lớp 8.

Học sinh không thể tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư em có đồng ý không Vì sao

I - Câu hỏi và Bài tập

Câu 1 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Theo em, thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Hãy nêu một số ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Lời giải:

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong cùng khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó thành khối, giữa họ có sự liên kết hợp tác với nhau cùng có lợi chung.

Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

Ví dụ: Lao động vệ sinh đường phố, các hoạt động tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao...

Câu 2 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

Lời giải:

- Điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh , phong phú.

- Giữ trật tự an ninh.

- Vệ sinh môi trường.

Câu 3 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

Lời giải:

Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như: có lối sống lành mạnh, tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ môi trường...

Câu 4 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hãy liên hệ bản thân xem em đã làm được những gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

Lời giải:

Em đã góp phần xây dựng cộng đồng dân cư như:

   - Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ.

   - Tránh xa những tệ nạn xã hội.

   - Đấu tranh vì những hệ tư tưởng mê tín dị đoan.

   - Vệ sinh đường phố.

Câu 5 trang 31 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hành vi nào sau đây góp phần xây diừig nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?

A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn

B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc

C. Phao tin đồn nhảm, gây hoang mang dư luận

D. Vứt rác bừa bãi

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu thành ngữ nào dưới đây không thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Lá lành đùm lá rách

B. Tương thân tương ái

C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là cần phải giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

B. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải khuyến khích tục lệ ăn uống cỗ bàn trong ma chay, cưới hỏi.

C. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là phải xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng.

D. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần giữ gìn trật tự an ninh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Hành vi nào sau đây nói đầy đủ nhất về ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?

A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

B. Góp phần làm cho cộng đồng dân cư thêm tốt đẹp.

C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

D. Góp phần làm cho cuộc sống no đủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 32 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Vừa bước vào lớp, Lan đã thấy Huyền đang khóc thút thít. Hỏi ra mới biết mấy bữa nay bố bạn ấy thua lô đề, cờ bạc nên chủ nợ kéo đến nhà đòi nợ ráo riết. Huyền còn buồn hơn khi thấy bố Huyền chuẩn bị cho chị gái mới 16 tuổi đi lấy chồng để có chút tiền trả nợ. Cả nhóm bỗng xôn xao :

- Thế là tảo hôn đấy.

- Ngày xưa mẹ tớ cũng 16 tuổi lấy chồng đấy, có sao đâu. Nhà nước cũng không cấm. Vì đấy là quyền tự do hôn nhân mà - Dũng xen vào.

Câu hỏi :

1/ Theo em, bạn Dũng nói như thế đúng hay sai ?

2/ Nếu em là người chứng kiến cuộc trò chuyện đỏ, em sẽ nói với Dũng như thế nào ?

3/ Theo em, những ai có thể giúp cho Huyền và chị gái của Huyền thoát khói hoàn cảnh đó ?

Lời giải:

1/ Theo em, bạn Dũng đã sai khi nói như vậy.

2/ Em sẽ nói Dũng biết, suy nghĩ vậy là sai; chỉ khi nào đủ 18 tuổi trở lên, công việc ổn định mới nên lấy chồng.

3/ Gia đình có thể giúp Huyền thoát khỏi hoàn cảnh này.

Câu 10 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Vài năm gần đây, các cửa hàng internet, game online mọc lên như nấm sau mưa trong các khu dân cư. Nhiều thanh thiếu niên suốt ngày la cà chơi điện tử dẫn đến tình trạng lười học, lười lao động, tiêu phí thời gian vô ích và còn có cả hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp đế có tiền chơi, thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội.

Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên ?

2/ Theo em, các cơ quan chức năng địa phương cần làm gì để hạn chế những tệ nạn đó ?

Lời giải:

1/ Hiện tượng trên hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển nhân cách của thanh thiếu niên.

2/ Các cơ quan chức năng nên nào cuộc, để hạn chế sự tác động tiêu cực của các cửa hàng này.

Câu 11 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Bác Tổ trưởng dân phố đi từng nhà thông báo :

- Sáng thứ 7 tuần này mỗi gia đình cử một người tham gia dọn vệ sinh xóm ngõ nhé.

Sáng thứ 7, tất cả mọi người trong tổ mang dụng cụ lao động ra làm vệ sinh. Chi có gia đình ông Bảy là không có ai ra lao động. Ông Bảy còn báo : “Rỗi hơi, làm vệ sinh là công việc của lao công, công nhân môi trường đô thị. Các ông các bà quét làm gì ? về nhà nghỉ đi”.

Mọi người...... ???

Câu hỏi :

1 / Em có suy nghĩ gì về câu nói cứa ông Bảy ?

2/ Nếu em là bác Tổ trưởng tổ dân phố, em sẽ nói với ông Bảy như thế nào?

3/ Em hãy đề xuất một hoạt động để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở.

Lời giải:

1/ Câu nói của ông Bảy hoàn toàn sai, đáng phê phán.

2/ Em sẽ giải thích cho ông hiểu về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường chung.

3/ Em sẽ vận động, tổ chức các buổi tuyên truyền tập huấn về an toàn giao thông, môi trường, chất lượng dân cư, kế hoạch hóa gia đình...

Câu 12 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em hãy nhận xét hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở xã (phường) em. Em có tích cực tham gia các hoạt động ấy không ? Em có cảm nghĩ gì khi tham gia các hoạt động ấy?

Theo em, hoạt động đền ơn đáp nghĩa có góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư không? Vì sao?

Lời giải:

Em nghĩ hoạt động ấy là một hoạt động bổ ích. Không những có thể giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà mọi người trong khu dân cư có thể gắn bó với nhau hơn.

Câu 13 trang 33 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Em đã làm gì và dự định sẽ làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em ở ?

Lời giải:

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

- Không tụ tập, ồn ào.

- Tham gia các buổi tập huấn về phòng cháy chữ cháy.

II - Truyện đọc

Trả lời câu hỏi trang 35 Sách bài tập Giáo dục công dân 8: Câu hỏi:

1/ Trong câu chuyện này, em thấy bạn Loan băn khoăn, buồn rầu về vấn đề gì ? Ở địa phương em có những vấn đề tương tự như vậy không ?

2/ Theo em, nguyên nhân nào khiến những hủ tục đó vẫn tồn tại và phất triển ?

3/ Em có thể làm gì để góp phần xoá bỏ những hủ tục đó ?

Lời giải:

1/ Khi ông nội Loan vừa mất, cả nhà đã lo làm cỗ tưng bừng, Một bên thì buồn rầu, một bên thì lo đi ăn cỗ như trẩy hội. Hai hoàn cảnh đối lập nhau. Đó là hủ tục khiến Loan suy nghĩ.

2/ Do thiếu hiểu biết, sự cổ súy và tư tưởng lạc hậu.

3/ Em có thể lên án, báo cáo tình hình này cho chính quyền, thuyết phục và giải thích cho mọi người hiểu.

Bài 9 GÓP PHẨN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA ở CỘNG ĐỒNG DÃN CƯ Đặt vấn đề * Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Câu hỏi: Những hiện tượng tiêu cực ở mục I đã nêu trong phần “đặt vấn đề” là gì? Hướng dẫn trả lời: Hiện tượng tảo hôn; Dựng vợ gả chồng sớm để có người làm; Khi có người ốm hoặc gia súc chết lại mời thầy .mo, thầy cúng về cúng bái, phù phép trừ ma; Tụ tập uốhg rượu vào ngày lễ, Tết; Tổ chức đám ma có ăn uốìig linh đình; Để người chết trong rihà nhiều ngày rồi mới đem chôn. Câu hỏi Những hiện tượng đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân? Hướng dẫn trả lời: Ánh hưởng xấu đến sức khoẻ. Có em không được đi học; không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình. Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc đời dang dở. Tục lệ tảo hôn, sinh đẻ không kế hoạch là nguyên nhân sinh ra đói nghèo. Người nào bị coi là ma thì bị dân làng căm ghét, xua đuổi, những người bất hạnh này phải chết vì bị đối xử tàn tệ hoặc chấp nhận cuộc sốhg cô độc, khôn khó. Câu hỏi: Vì sao, làng Hĩnh thuộc xã Thanh An, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi được công nhận là làng văn hóa? Hướng dẫn trả lời: Làng Hĩnh thuộc xã Thanh An, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi được công nhận là làng văn hóa. Vì: Ớ làng Hĩnh, vệ sinh rất sạch sẽ; Không nuôi gia súc, gia cầm thả chạy rong mà làm chuồng trại cách xa nhà; Dùng nước giếng sạch thay cho nước sông; Không có dịch bệnh lan tràn; Bà con ôm đau đến trạm xá chữa trị, không để ở nhà rồi cúng “giàng”, cúng ma; Trẻ em đến tuổi đều được đi học; Được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ; Bà con đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; An ninh trật tự được giữ vững; Những phong tục tập quán lạc hậu được xóa bỏ. Câu hỏi: Những thay đổi ở làng Hình thuộc xã Thanh An huyện Minh Long tỉnh Quảng Ngãi có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng? Hướng dẫn trả lời: _ Ánh hưởng của sự thay đổi đó: Mỗi người dân trong cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế. Nâng cao đời sông văn hóa, tinh thần của nhân dân. Nội dung bài học Câu hỏi: Em hãy nêu những biểu hiện của nếp sông văn hóa ở khu dân cư? Hướng dẫn trả lời: Giữ vệ sinh sạch sẽ, làm trong lành môi trường sông; Phòng chống tệ nạn xã hội: không có người nghiện ngập, hút thuốc; Có nếp sống văn minh: không cờ bạc, rượu chè, đánh đập, chửi bới nhau; Mọi người đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau làm kinh tế; Trẻ em đến độ tuổi đều đến trường; Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; Đọc sách báo, xem ti vi, có phong trào quần chúng tham gia tot các hoạt động xã hội... Trật tự trị an, khu dân cư được đảm bảo. Câu hỏi: Những biểu hiện của nếp sông thiếu văn hóa ở khu dân cư? Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện của nếp sông thiếu văn hóa ở khu dân cư: Gia đình nào biết gia đình đó, không quan tâm đến người khác; Vứt rác bừa bãi, vệ sinh kém làm ô nhiễm môi trường; Lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán làm mất trật tự an toàn giao thông; Sinh đẻ không kế hoạch; Có người nghiện ngập, hút hít, bia rượu say xỉn, mất đoàn kết; Vẫn có trẻ không đến trường; Còn có hiện tượng mê tín dị đoan, lên đồng, lên bóng, tảo hôn... Câu hỏi: Những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng gì tới cuộc sông của khu dân cư? Nêu ví dụ. Hướng dẫn trả lời: Những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng không tot tới cuộc sống của khu dân cư, ví dụ: Nạn tảo hôn dẫn đến sinh con sớm, sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng đến sức khoẻ làm cho trẻ thất học, xa gia đình sớm, các em chưa ý thức được trong cuộc sông vợ chồng,, vì thế hạnh phúc không được bảo đảm, li hôn, cuộc sông dang dở, bất hạnh, tảo hôn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Khi bệnh tật không đưa đến các cơ sở y tế, chỉ tin vào việc cúng bái, gây hậu quả không tô’t cho người bệnh, có khi mất mạng. Quan niệm trọng nam khinh nữ, phải có con trai nổi dõi, sinh đẻ không có kế hoạch, con cái đông điều kiện sông thiếu thôn, trẻ không được đến trường gây nhiều khó khăn cho gia đình và xã hội. Hiện tượng mê tín, lên đồng, bói toán, xem quẻ xin xăm gây ảnh hưởng đến xã hội... Câu hỏi: Tìm những biện pháp để khắc phục những hiện tượng lạc hậu, thiếu văn hóa trong khu dân cư. Hướng dẫn trả lời: Biện pháp xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư: Mọi người dân đều tìm hiểu, học tập và thực hiện đúng dường lô'i chính sách của Đảng và nhà nước; Xây dựng đời sông văn hóa và tinh thần lành mạnh, phong phú; Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khỏe; Mọi người đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái; Vệ sinh bảo vệ môi trường sông; Giữ gìn trật tự an ninh, thực hiện đúng pháp luật, thực hiện đúng quy ước của cộng đồng dân CƯ; Làm tốt các hoạt động xã hội: hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa; Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục trong nhân dân. Câu hỏi: Vì sao, cần phải xây dựng nếp sông văn hóa ở khu dân cu? Hướng dẫn trả lời: Xây dựng nếp sông văn hóa ở khu dân cư thì cuộc sông của mọi người bình yên, hạnh phúc, đời sôìig người dân ổn định và phát triển. Có điều kiện bảo vệ, phát huy truyền thông văn hóa, giữ vững bản sắc dân tộc. Câu hỏi: Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sông văn hóa ở khu dân cư? Hướng dẫn trả lời: Học sinh phải: Chăm chỉ học tập, trau dồi đạo đức xứng đáng con ngoan trò giỏi. Có ý thức tham gia tốt các hoạt động chính trị xã hội, quan tâm giúp đỡ mọi người những lúc khó khăn. Tránh xa các tệ nạn xã hội. Đấu tranh với những hiện tượng mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu nặng nề. Có cuộc sông lành mạnh. Câu hỏi: Theo em, những biểu hiện như thế nào là một học sinh không có nếp sông văn hóa? Hướng dẫn trả lời: Thiếu lễ độ với cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn. Bỏ học, giao du với bọn người xấu. Nói chục, chửi thề. Gây rối, đánh nhau, làm mất trật tự. Ra đường đi xe lạng lách, đánh võng, đi hàng 3 hàng 4, chưa đủ tuổi đi xe máy, đua xe... Hút hít, cờ bạc, thích ăn chơi đua đòi chưng diện... Lười lao động... Câu hỏi: Em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư? Hướng dẫn trả lời: Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sông trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khôi, giữa họ có Sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. Câu hỏi: Xây dựng nếp sông văn hóa ở cộng đồng dân cư là như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Xây dựng nếp Sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sông văn hóa ngày càng lành mạnh, phong phú như: giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng, bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chông các tệ nạn xã hội. Câu hỏi: Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sôìig văn hóa? Hướng dẫn trả lời: Góp phần làm cho cuộc sôìig bình yên, hạnh phúc. Bảo vệ và phát huy truyền thông văn hóa tót đẹp của dân tộc. Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc xây dựng nếp sông ở cộng đồng dân cư? Hướng dẫn trả lời: Góp phần xây đựng nếp sông văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân. Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sông văn hóa ở cộng đồng dân cư. Câu hỏi: Em hãy cho biết, hiện nay những yêu cầu về xây dựng nếp sông văn hóa ở cộng đồng dân cu' là gì? Hướng dẫn trả lời: Những yêu cầu về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư đó là: Đoàn kết phát huy truyền thông tương thân tương ái, hoạt động nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa. Xây dựng nếp sông văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục trong nhân dân. Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và chăm lo sức khỏe ban đầu cho mọi người. Bài tập Bài tập 1 Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng? Hướng dẫn trả lời: Việc làm đúng của bản thân em và gia đình: + Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước; + Úng hộ đồng bào lũ lụt; + Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sông; + Hàng tháng đóng đầy đủ tiền vệ sinh môi trường; + Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang; + Gia đình hạnh phúc: Bô' mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan; + Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phô?.. Những việc làm chưa đúng của gia đình: + Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang; + Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch; + Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm. Bản thân em: Nhiều lúc còn ham chơi; Làm việc chưa có kế hoạch; Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán. Bài tập 2 Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hóa (và ngược lại)? Vì sao? Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường; Bỏ trồng cây thuốc phiện; Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường; đ) Sinh đẻ có kế hoạch; Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình; Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm; Tảo hôn (lây vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định); Tích cực đọc sách báo; k) Làm vệ sinh đường phô', làng, xóm; Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép; m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma túy; n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm; o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em. Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện xây dựng nếp sôìig văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o). Những biểu hiện không xây dựng nếp sông văn hóa: (b), (e), (1), (h), (m), (n). Bài tập 3 Em có nhận xét gì về nếp sông văn hóa nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sông văn hóa và ngược lại? Hướng dẫn trả lời: Nơi em ở -là khư tập thể trung tâm thành phô', các hộ gia đình đều được công nhận là gia đình văn hóa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, chia xẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Động viên nhau thực hiện nếp sông văn minh như: Giữ vệ sinh chung, không vất rầc bừa bãi; Không mê tín dị đoan; ■ Treo cờ Tổ quốc nhân dịp những ngày lễ lớn; Giữ gìn trật tự trị an trong khu tập thể; Động viên con, em thi đua học tập tốt, làm tót nghĩa vụ quân sự khi có lệnh nhập ngũ... Không to tiếng với nhau khi có sự xích mích giữa các gia đình... Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.