Hoội xuân làng văn hóa các dân tộc việt nam năm 2024

Từ ngày 1 đến 31/1/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Hội xuân” nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán dịp đầu năm mới.

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nơi bảo tồn, giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam [Ảnh: T.L]

Điểm nhấn của “Hội xuân” là không gian chợ phiên ngày Tết với chương trình “Món ngon vùng miền - chào xuân 2023” và chương trình giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”. Giới thiệu không khí ngày xuân của các dân tộc phía Bắc qua các tiết mục dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, sản vật truyền thống, những món ăn ngày xuân. Đây là dịp để các cộng đồng dân tộc anh em tại "Ngôi nhà chung" đặc biệt là các dân tộc phía Bắc cùng nhau hân hoan chung vui cất lên những lời ca tiếng hát, trò chơi dân gian đặc sắc cho những ngày mở đầu của một năm mới.

Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 15 dân tộc [Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Raglai, Gia Rai, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer] với sự tham gia của các địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày [Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng]... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Cũng trong thời gian này, tại làng có hoạt động trang trí, chuẩn bị không gian đón Tết theo đúng phong tục của đồng bào thiểu số; tổ chức bữa cơm đoàn viên; các hoạt động đón Tết Quý Mão và chương trình “Tết vì người nghèo”; các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian ngày Tết; hoạt động tâm linh chúc phúc đầu năm mới và “Bát hội đầu xuân”…/.

"Hội xuân" nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết vui xuân, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp đầu năm mới 2023.

Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 15 dân tộc [ảnh minh họa]

Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 15 dân tộc [Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Raglai, Gia Rai, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer] với sự tham gia của các địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày [Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng].

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 15 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam./.

VOV.VN - Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thông tin về Ngày hội trình diễn cây Nêu, Giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II và Tuần "Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023 sẽ diễn ra tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II, được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc. Đồng thời, kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam.

Qua đó, tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao giữa các vùng, miền, địa phương; giữ gìn và phát huy các nghi lễ, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca, dân vũ các dân tộc, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ban tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội.

Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc thù của từng khu vực, vùng, miền, dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] cho biết: Trong tuần lễ còn diễn ra Ngày hội Trình diễn cây Nêu, giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Sẽ có đồng bào 6 tỉnh, thành phố tham gia trình diễn cây Nêu dựng tại gian trưng bày triển lãm.

Trong đó, Đắk Lắk trình diễn cây Nêu gắn với nghi lễ về sức khỏe của đồng bào Ê đê; Sơn La có cây Nêu gắn với dân tộc Thái; Đà Nẵng có cây Nêu gắn với đồng bào Cơ tu; Thanh Hóa là cây Nêu gắn với dân tộc Mường; Quảng Nam sẽ là cây Nêu của đồng bào Cadong còn Lai Châu sẽ là cây Nêu của dân tộc Thái.

Nghi thức trồng cây Nêu của đồng bào dân tộc.

Cũng nhân tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng tổ chức loạt sự kiện đặc sắc từ ngày 22-26/11.

Tham gia tuần lễ này, có sự góp mặt của hơn 200 đồng bào của 15 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai…

Quyền Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, Làng đã đón khoảng 500.000 du khách tới tham quan, vượt xa chỉ tiêu của cả năm 2023. Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là hoạt động thường niên tại Làng, góp phần lan toả, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa 54 dân tộc Việt Nam; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Thông qua đó, đồng bào các địa phương tăng cường liên kết, phối hợp bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch tại Làng.

Chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2023 và Ngày hội trình diễn cây nêu là hoạt động điểm nhấn chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, góp phần tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường việc kế thừa, thực hành văn hóa để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình còn có tái hiện Lễ hội Pôồn Pôông [lễ hội thưởng hoa] của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên gồm các hoạt động giao lưu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian các dân tộc Tây Nguyên là chủ thể trong đó có sự kết hợp giữa các nhóm nghệ nhân đồng bào Tây Nguyên đang hoạt động hằng ngày và đoàn nghệ nhân các tỉnh Tây Nguyên tham gia ngày hội.

Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc với sự tham gia của nhóm đồng bào các dân tộc phía Bắc hoạt động hằng ngày tại Làng phối hợp với các nghệ nhân đồng bào Mường [Thanh Hóa].

Nội dung chương trình có giao lưu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian các dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, trình diễn hoạt động “Khéo tay đan lát” của các chủ thể văn hóa dân tộc phía Bắc.

Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” chọn lọc khoảng 160 tác phẩm nhiếp ảnh có chất lượng về nội dung và hình thức nghệ thuật giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam.

Thông qua việc giới thiệu bộ ảnh, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và tìm hiểu về văn hóa, đời sống, con người của các dân tộc Việt Nam.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

Làng văn hóa 54 dân tộc được ví như một Việt Nam thu nhỏ tại Hà Nội nhờ việc tái hiện chân thực nếp sống, sinh hoạt và các lễ hội truyền thống của người Việt như: Phiên chợ Tây Bắc, Lễ cầu mưa của dân tộc Cor [Quảng Nam], Lễ hội cồng chiêng dân tộc Tây Nguyên, Lễ hội đua bò Bảy Núi [An Giang],...

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam cách Hà Nội bao nhiêu km?

Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam là một phần của Khu du lịch Đồng Mô – Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, cách Thủ đô Hà Nội hơn 40 km. Đây là nơi tái hiện lại đời sống, nếp sinh hoạt của các dân tộc người trên khắp lãnh thổ nước ta.

Ăn uống ở đâu trong làng văn hóa các dân tộc Việt Nam?

Đến với làng dân tộc Dao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, quý khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng của dân tộc Dao [nhóm Dao Quần Chẹt] như: Gà nướng, thịt luộc, thịt hun khói, thịt ướp chua, canh măng chua, cá nướng ăn và các loại rau rừng...

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đảo ngọc xanh ở đâu?

Có vị trí địa lý cách trung tâm TP Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, Đảo Ngọc Xanh tọa lạc trên một bãi nổi được bồi đắp qua nhiều thập kỷ giữa dòng sông Đà trong xanh, mềm mại và thơ mộng tại thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, với diện tích 65,3 ha.

Chủ Đề