Hợp pháp hóa lãnh sự thời hạn bao lâu năm 2024

Đối với việc chứng nhận, công chứng chữ ký hoặc giấy tờ ủy quyền, Đại sứ quán chỉ thực hiện đối với khách đến ký trực tiếp tại trụ sở Đại sứ quán [xem thủ tục công chứng, chứng thực chữ ký hoặc giấy tờ ủy quyền].

Trường hợp không thể trực tiếp đến Đại sứ quán, Quý vị có thể làm thủ tục theo các bước sau:

- Ký giấy tờ trước mặt công chứng viên Hoa Kỳ;

- Xin chứng nhận tại Bộ Ngoại giao Tiểu bang [State level - Department of State], địa chỉ liên hệ các Bộ Ngoại giao Tiểu bang tải tại đây;

- Gửi qua đường bưu điện đến ĐSQ làm thủ tục hợp pháp hóa giấy tờ của Hoa Kỳ để mang về Việt Nam sử dụng [xem thủ tục ở dưới].

2. Chứng thực bản sao [certification of copy]

Người Việt Nam có nhu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, tài liệu [giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp Đại học, trung học, học bạ, giấy chứng nhận quốc tịch Hoa Kỳ, Thẻ xanh, hộ chiếu, giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân…] có thể gửi giấy tờ qua đường bưu điện.

3. Thành phần hồ sơ:

- Phiếu đề nghị hợp pháp hóa, chứng nhận giấy tờ [tải tại đây]

- Đối với hợp pháp hóa: Các giấy tờ tài liệu đã có xác nhận của công chứng viên [Notary public], hộ tịch viên[registrar] hoặc lục sự tòa [County clerk] và xác nhận của Bộ Ngoại giao Tiểu bang [State level- Department of state] hoặc văn phòng công chứng [office of Authentification] thuộc Bộ Ngoại giao Tiểu bang.

- Đối với chứng thực bản sao các loại giấy tờ: Gửi qua bưu điện hoặc xuất trình [nếu đến trực tiếp nộp hồ sơ] bản chính và photocopy các loại giấy tờ cần được chứng thực tới Đại sứ quán.

4. Ngoài ra, Đại sứ quán nhận dịch và chứng nhận bản dịch các lại giấy tờ như: giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp, chứng nhận kết hôn, giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ thông thường khác. Đại sứ quán không nhận dịch các tài liệu kỹ thuật chuyên môn.

5. Lệ phí: Trả bằng MONEY ORDER, CASHIER'S CHECK cho EMBASSY OF VIETNAM.

6. Nếu có yêu cầu gửi trả kết quả qua đường bưu điện, người đề nghị phải gửi kèm theo hồ sơ một bì thư gửi trả đã gửi tiền cước phí bưu điện và ghi rõ địa chỉ của người nhận. Tùy theo yêu cầu dịch vụ chuyển phát nhanh hay chậm, người đề nghị có thể chọn một trong ba dịch vụ có tracking number sau: Certified Mail, Express Mail, Priority Mail, with Delivery confirmation [USPS].

7. Thời hạn xử lý:

- yêu cầu làm thường: 5-7 ngày làm việc.

- yêu cầu làm nhanh: 2-3 ngày làm việc.

8. Để biết thêm thông tin, Quý vị có thể liên hệ Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán:

- Giờ làm việc: 9:00 AM - 12:00 PM và 02:00 PM - 04:30 PM các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày lễ của Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Chứng nhận lãnh sự là gì?

Chứng nhận lãnh sự là thủ tục mà cơ quan lãnh sự của Việt Nam xác nhận tính hợp pháp của giấy tờ, tài liệu do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân Việt Nam lập ra để được sử dụng tại nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự

Hiện nay, tại Việt Nam, một số cơ quan có thẩm quyền thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ cho người dân, đó là:

➤ Tại Việt Nam:

  • Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao
  • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh
  • 29 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Bộ Ngoại Giao ủy quyền.

➤ Tại nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài

Hồ sơ Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự

Theo Điều 14 và Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, thành phần hồ sơ để hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự bao gồm:

Hồ sơ Thành phần hồ sơ Hồ sơ chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam sử dụng tại nước ngoài SNV/CLS

  • 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu ở cổng thông điện tử về công tác lãnh sự.
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự
  • 01 bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự
  • Các giấy tờ, tài liệu kèm theo [nếu có] tùy thuộc vào yêu cầu của nơi nộp hồ sơ LSQ/ĐSQ
  • 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự tùy thuộc vào từng yêu cầu của LSQ/ĐSQ
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
  • Các giấy tờ kèm theo phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi LSQ/ĐSQ
  • 01 bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài sử dụng tại Việt Nam SNV/CLS
  • 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu ở cổng thông điện tử về công tác lãnh sự.
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự đã được chứng nhận bởi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam.
  • 01 bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự LSQ/ĐSQ
  • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự tùy thuộc vào từng yêu cầu của LSQ/ĐSQ
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.
  • Các giấy tờ, tài liệu kèm theo [nếu có] phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi LSQ/ĐSQ
  • 01 bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự

Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự

Hợp pháp hóa/Chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam sử dụng tại nước ngoài

Bước 1: Dịch thuật công chứng tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Anh hoặc tiếng quốc gia nơi văn bản cần sử dụng

Bước 2: Xin chứng nhận lãnh sự của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam.

Bước 3: Xin xác nhận của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của quốc gia nước nơi tài liệu được sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa/Chứng nhận lãnh sự giấy tờ nước ngoài sử dụng tại Việt Nam

Bước 1: Chứng thực giấy tờ, tài liệu nước ngoài tại cơ quan công chứng có thẩm quyền của nước nơi các văn bản đã được ban hành.

Bước 2: Xin chứng nhận của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước nơi các văn bản đã được ban hành.

Bước 3: Dịch thuật công chứng tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự ra tiếng Việt để sử dụng tại Việt Nam.

Bước 4: Xin chứng nhận của cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng tại Việt Nam.

Hợp pháp hóa/Chứng nhận lãnh sự ở các nước

⭐⭐⭐⭐⭐

Hợp pháp hóa lãnh sự Hàn Quốc

Xem ngay

⭐⭐⭐⭐⭐

Hợp pháp hóa lãnh sự Canada

Xem ngay

⭐⭐⭐⭐⭐

Hợp pháp hóa lãnh sự Đài Loan

Xem ngay

⭐⭐⭐⭐⭐

Hợp pháp hóa lãnh sự Malaysia

Xem ngay

⭐⭐⭐⭐⭐

Hợp pháp hóa lãnh sự Úc

Xem ngay

⭐⭐⭐⭐⭐

Hợp pháp hóa lãnh sự Philippines

Xem ngay

Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự tại Việt Uy Tín

Quý khách muốn mang giấy tờ nước ngoài vào sử dụng tại Việt Nam? Mang giấy tờ Việt Nam ra nước ngoài để sử dụng? Nhưng vẫn đang băn khoăn vì thủ tục rườm rà thì hãy sử dụng ngay dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự tại Việt Uy Tín.

Tại sao chọn Việt Uy Tín để Hợp pháp hóa - Chứng nhận lãnh sự?

Luôn cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục

Công ty Việt Uy Tín với đội ngũ nhân viên luôn chuyên nghiệp, luôn cập nhật các thông tin mới nhất về quy trình cũng như thủ tục Hợp pháp hóa/Chứng nhận lãnh sự.

Đội ngũ nhân sự hùng hậu, chuyên nghiệp

Với đội ngũ nhân sự chất lượng và hùng hậu, Việt Uy Tín tự tin tiếp nhận bất kỳ yêu cầu nào về dịch vụ Hợp pháp hóa – Chứng nhận lãnh sự của khách hàng.

Đảm bảo thời gian nhanh chóng

Với thế mạnh là một công ty dịch thuật hàng đầu Việt Nam, Việt Uy Tín có năng lực xử lý hồ sơ cực kỳ nhanh chóng. Đảm bảo hoàn thành hồ sơ đúng với cam kết với Quý khách hàng.

Cam kết bảo mật thông tin

Chúng tôi thực hiện lưu trữ thông tin khách hàng trên server riêng, đảm bảo sự bảo mật tuyệt đối và tránh các trường hợp làm lộ thông tin của khách hàng.

Các loại giấy tờ cần Hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự

Việt Uy Tín với hơn 12 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự. Chúng tôi xử lý đa dạng các loại giấy tờ, đáp ứng yêu cầu về mức độ chuẩn xác.

Hợp pháp hóa lãnh sự là một trong những thủ tục cần thiết để công nhận giá trị pháp lý của giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân Việt Nam lập ra. Cho phép các loại giấy tờ đó được sử dụng tại nước ngoài và ngược lại.

Lưu ý: Không phải tất cả các loại giấy tờ đều cần hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự. Có một số loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên. Hoặc sẽ tuân theo nguyên tắc có đi có lại.

Vì thế, Quý khách nên liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài. Hoặc có thể đến những công ty dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự như Công ty Việt Uy Tín để được tư vấn cụ thể về việc cần hay không cần hợp pháp hóa lãnh sự cho từng loại giấy tờ.

Dựa trên các quy định hiện hành tại Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Thông tư 01/2012/TT-BNG. Hiện tại không có ghi nhận quy định về hiệu lực của các tài liệu, giấy tờ nước ngoài sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của cơ quan tiếp nhận các giấy tờ đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Họ sẽ có yêu cầu thời hạn được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Điều 5 Thông tư 157/2016/TT-BTC, mức lệ phí cho dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự sẽ như sau:

  • Chứng nhận lãnh sự: 30.000 VNĐ/lần
  • Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 VNĐ/lần
  • Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 VNĐ/lần

Lưu ý:

  • Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam [VNĐ].
  • Trên đây chỉ là chi phí này từ phía cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhưng để sử dụng giấy tờ, tài liệu đó ở Việt Nam/nước ngoài, thì bạn cần phải thêm chi phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó. Và mức chi phí này cũng sẽ khác, tùy vào từng quốc gia.

Theo Điều 9 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ đã có quy định rất rõ ràng về các loại giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Bao gồm:

  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Sau đây là các cơ quan nhà nước, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự. ► Hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội:

  • Cục Lãnh sự: 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội

► Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâuTPHCM:

  • Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh: 184 bis đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

► Làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại nước ngoài:

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Thường là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.

► Làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự online

  • Gửi qua đường bưu điện tới Cục lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Nghị định Số: 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Chính phủ ban hành:

  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.
  • Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc gửi qua đường bưu điện.

Như vậy: Các giấy tờ hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự có thể nhờ người khác nộp hộ.

Các câu hỏi thường gặp

Qúy khách hàng có câu hỏi hoặc nhu cầu liên quan đến dịch vụ Hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự tại Việt Uy Tín có thể liên hệ qua Hotline: 1900 633 303 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hơn 5.500+ Khách hàng và đối tác

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Nếu quý khách cần tư vấn thêm về dịch vụ hãy gọi ngay hoặc vui lòng điền thông tin và gửi cho chúng tôi theo mẫu:

Hợp pháp hóa lãnh sự trong bao lâu?

Hợp pháp lãnh sự mất bao lâu thời gian Thời gian giải quyết các giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự thông thường là 1 ngày làm việc, tính từ khi Bộ ngoại giao nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp [như hồ sơ có hơn 10 tài liệu] thì thời gian xét duyệt có thể kéo dài đến 5 ngày.

Hợp pháp hóa lãnh sự bao nhiêu tiền?

5. Phí hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.

Xác nhận lãnh sự là gì?

Chứng nhận lãnh sự là chỉ hoạt động của cơ quan chứng nhận lãnh sự đối với tính chân thực của con dấu và chữ ký cuối cùng trên giấy công chứng trong nước liên quan đến nước ngoài, giấy tờ, văn bản chứng minh khác hoặc giấy tờ, văn bản liên quan của nước ngoài theo yêu cầu của công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác.

Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?

Tại Việt Nam: Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trong nước. Ngoài ra, có 26 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự.

Chủ Đề