Hủ tục ma chay là gì

Tâm linh Văn hóa tâm linh Đám ma Tìm hiểu về phong tục ma chay của người Việt
Loading...
  • Văn hóa tâm linh
  • Đám ma

Tìm hiểu về phong tục ma chay của người Việt

Bởi
Diệu Hoa
-
28/04/2017
5443
0

Nội dung chính

  1. Người Việt có chấp hành những gia lễ của văn hóa ma chay hay không?
  2. Những tục lệ trong ma chay

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới. Tuy là chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.Theo văn hóa ma chay người Việt, khi một người mất tuỳ quan hệ huyết thống và tình nghĩa thân sơ, mà phân ra các mức thọ tang khác nhau để khắc ghi sự thương tiếc.

Người Việt có chấp hành những gia lễ của văn hóa ma chay hay không?

Trong thời phong kiến luật lệ là cán cân đo chuẩn mực đạo đức của con người, gia đình, dòng tộc, làng xóm. Nên người Việt rất chấp hành những gia lễ của văn hóa ma chay. Nhưng trong cuộc sống bận rộn ngày nay nhiều thứ gia phong quốc pháp đã bị tinh giản và xóa bỏ trong đó có gia lễ trong văn hóa ma chay. Xã hội càng phát triển con người càng xích lại gần nhau, cuộc sống càng văn minh những nếp văn hóa không phù hợp buộc phải thay đổi hoặc xóa bỏ. Vì thế, quy định thời gian thọ tang ở Việt Nam hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Khi văn hóa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy bị dẹp bỏ, đồng nghĩa với việc người phụ nữ phải được giảm bớt thời gian thọ tang để còn tự tìm hạnh phúc cho riêng mình. Từ đó, những người cháu gái chưa chồng thường được giảm bớt thời gian thọ tang đối với ông bà hoặc có khi được linh hoạt xả bỏ việc thọ tang, để không vướng bận trong việc hôn nhân. Những người phụ nữ mất chồng, cũng đã được giảm bớt mức thời gian 3 năm thọ tang nặng nề để không vướng bận trong công việc cũng như tái giá.

Những tục lệ trong ma chay

Mở cửa mả

Trong ba ngày sau khi mới chôn, gia đình tang gia trở ra mộ làm lễ mở cửa mả để cúng thổ thần. Các thầy cúng dùng lươn, cá chép, một cây mía lao cùng nhiều loại giấy tiền vàng bạc để cúng và yểm bùa và cho rằng làm như thế thì trừ được hung thần không cho quậy phá hồn người chết sau để hồn về nơi thờ cúng trong nhà. Sau khi làm lễ mở cửa mả xong thì các con cái bắt đầu dọn mộ hay xây mộ cho thân nhân tang gia có thể xây mộ mà không cần xem ngày giờ tốt xấu.

Cúng thất tuần và chung thất

Loading...

Theo phong tục khi người chết đã chôn cất xong gia đình phải làm lễ thất tuần tính ngày người chết mới tắt thở. Các con cái chịu tang phải về đầy đủ mặc lại tang phục và cúng cơm cho người chết, thầy cúng hoặc nhà sư đến tụng niệm,cơm cúng cho người chết đều là những món chay nhằm cho người chết được nhẹ nhàng hồn vía, sớm siêu thăng miền cực lạc và có người còn cho rằng cúng chay là để hồn người chết sớm quy y cửa Phật, nương nhờ cửa Phật mà không về với gia đình. Khi cúng đủ 6 tuần thì đến tuần thứ 7 gọi là lễ chung thất. Thường lễ chung thất và lễ tốt khốc 100 ngày hầu như tất cả các gia đình tổ chức rất lớn, có mời họ hàng, xóm giềng đến dự. Trước là cho một số con cái cháu chắt xả tang vì cho rằng trong 49 ngày qua hồn người chết đã yên ổn ở các nơi khi xả tang có thầy cúng hay nhà sư đến làm phép cho người đó. Sau đó thì để tỏ lòng cảm tạ với khách mời gia đình sẽ mời họ một bữa cơm thịnh soạn.

Tốt khốc

Một trăm ngày là tuần tốt khốc nghĩa là đến ngày này mới thôi khóc. Gia đình cũng mời họ hàng làng xóm đến chứng kiến và cũng có thủ tục xả tang như lễ chung thất. Và phá bỏ bàn vong và di ảnh được đưa lên bàn thờ nhưng không được cắm chung một bát nhang cùng với tổ tiên.

Đại tường và đàm tế

Sau hai năm giỗ tất gọi là đại tường nếu tính theo năm âm lịch là để tang đã đủ ba năm. Tuy nhiên ngày đại tường này cũng chưa phải đã hết tang chế cho tang gia mà sau đó còn một lễ khác có tên gọi lễ đàm tế. Lễ này còn được gọi là lễ trừ phục sau 60 ngày. Trong ngày lễ tất cả những gì còn gợi lại tang ma đều được đốt bỏ mọi người được xả tang và thôi đau buồn nữa.

Với những hủ tục trong ma chay chúng ta thấy quá nhiều rườm rà và bi thiết. Ở các nước có nền văn minh tiên tiến họ không quàng xác tại nhà quá 48 giờ và không có cảnh đưa ma nào là hình tượng phước thần. Còn ở Việt Nam trong một gia đình nếu như mê tín thì người ta có tục đi tìm đất để chôn, đất phải kết phát tài lộc mới gọi là đắc địa rồi xem ngày chọn giờ mới động quan có khi quàng xác tại nhà đến năm bảy ngày như thế thì hàng xóm láng giềng phiền lòng mà người trong cuộc cũng mệt mỏi và tốn kém. Chúng ta thấy như vậy rất tốn kém vì thế cần bỏ bớt những lễ tục không đáng phải phô trương để cho người chết được yên ổn mà về với cát bụi.

Loading...
  • CHỦ ĐỀ
  • Nghi lễ đám ma
Diệu Hoa

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Thầy Mo

Vai trò của thầy Mo trong nghi lễ tang ma người Mường

Đám tang

Tìm hiểu về đám tang của người Việt ở Nam Bộ

Đốt vàng mã

Tìm hiểu về tục đốt vàng mã trong đám ma

Cải táng

Văn khấn lễ cải táng

Mai táng

Tìm hiểu các hình thức mai táng ở Việt Nam

Phong tục tang lễ

Tìm hiểu về phong tục tang lễ của người Việt Nam

Loading...

BÀI VIẾT MỚI

Nên ăn chay thế nào?

Nên ăn chay thế nào?

Lễ trình đồng mở phủ

Lễ mở phủ trình đồng

Dâng sao giải hạn chùa Phúc Khánh

Tại sao chúng ta lại làm nô lệ cho thánh thần?

Ngày thần tài

Ngày vía Thần Tài là gì? Cúng ngày vía Thần Tài...

Lễ vật cúng thần tài

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài đúng nhất để hút...

Lễ dâng sao giải hạn

Ý nghĩa của tục cúng dâng sao giải hạn và những...

Loading...

XEM NHIỀU TRONG TUẦN

Diệt trừ Tham Sân Si

Tham sân si là gì? Làm gì khi tham sân si dấy lên?

23/11/2016
Mái ấm gia đình

Gia đình là điều tuyệt vời nhất

02/04/2017
Tâm tính tốt

Tâm tính tốt kì thực là một loại tu dưỡng

02/04/2017
Hạnh phúc

Hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến

30/03/2017
Tình cảm vợ chồng

Dấu hiệu nhận biết bạn có duyên âm

27/04/2016
Con đường giác ngộ

Cả đời bái Phật nhưng thiếu một nén nhang

13/07/2016
Xem thêm
Loading...