Hướng dẫn an toàn cho học sinh năm 2024

Thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Định Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh. Trong đó, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm túc.

Các hình thức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ được Đội Cảnh sát giao thông - trật tự [Công an huyện Định Hóa] triển khai đa dạng, phong phú, giúp học sinh dễ tiếp thu.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Định Hóa có 72 cơ sở giáo dục. Trong đó, không ít trường nằm gần với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đối với học sinh. Các trường nằm dọc tuyến Quốc lộ 3C, ĐT.264, như: THCS Phú Tiến, Tiểu học Phú Tiến; THPT Bình Yên; THCS Trung Lương; THCS Bình Thành là những trường có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông hơn cả.

Trường THCS Phú Tiến và Trường Tiểu học Phú Tiến [xã Phú Tiến] nằm gần Quốc lộ 3C, hàng ngày có rất nhiều em phải đi học trên tuyến đường này, nhất là vào giờ tan học. Đoạn Quốc lộ 3C qua đây khá hẹp, nhiều xe trọng tải lớn đi qua nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Để đảm bảo an toàn cho các em, đầu năm học 2022 - 2023, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an huyện Định Hóa phối hợp với chính quyền địa phương, Trường THCS Phú Tiến, Trường Tiểu học Phú Tiến triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”.

Vào giờ tan tầm, các giáo viên, đoàn viên thanh niên và những phụ huynh ở gần trường phân công, thay phiên nhau hướng dẫn các em đi qua đường. Vì vậy, tình trạng học sinh ùa ra đường, sang đường không quan sát đã được khắc phục.

Trường THPT Bình Yên có cổng trường thấp hơn so với ĐT.264 nên học sinh mỗi khi đi từ Trường ra bị khuất tầm nhìn, khu vực này cũng có lưu lượng phương tiện qua lại lớn nên rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy, Nhà trường và các cơ quan liên quan cũng triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; lấy lực lượng thanh niên xung kích của Trường làm nòng cốt, Công an xã phối hợp, tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông, hướng dẫn các em tham gia giao thông.

Ngoài ra, vào đầu năm học, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự [Công an huyện Định Hóa] phối hợp với Trường tổ chức các buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ để các em nắm rõ hơn các quy định pháp luật khi tham gia giao thông.

Em Nông Văn Hải, học sinh khối 11, Trường THPT Bình Yên, chia sẻ: Trước đây em đi xe mô tô, nhưng vào đầu năm học được Nhà trường các chú Cảnh sát giao thông tuyên truyền nên em chuyển sang đi xe đạp điện.

Nhờ nỗ lực triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” nên đến nay, huyện Định Hóa có 66 mô hình với gần 800 thành viên, gồm: Cán bộ Công an xã, đoàn viên thanh niên, giáo viên, phụ huynh học sinh.

Nhiệm vụ của các thành viên được phân công rõ ràng, từ việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, nâng cao ý thức của học sinh đến hướng dẫn học sinh qua đường khi tham gia giao thông ở khu vực cổng trường.

Vì vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn chỉ có 2 vụ tại nạn giao thông làm 2 học sinh bị thương nhẹ. Số lượng học sinh vi phạm Luật Giao thông cũng giảm nhiều so với trước, với 34 học sinh.

Đại úy Đỗ Duy Nam, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự [Công an huyện Định Hóa], chia sẻ: Các em học sinh khi tham gia giao thông thường ít chú ý quan sát nên nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Việc triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” giúp các em được trang bị nhiều kiến thức, kĩ năng khi tham gia giao thông. Từ nay đến cuối năm, Đội tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” ở 6 trường còn lại, gồm: Tiểu học và THCS Điềm Mặc; Tiểu học và THCS Trung Hội; Tiểu học và THCS Thanh Định.

Vừa qua, Ủy ban An toàn giao thông [ATGT] quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về bảo đảm ATGT đối với học sinh. Hội nghị đã đưa ra những con số “biết nói” liên quan đến tình trạng lứa tuổi học sinh vi phạm về trật tự ATGT, nhiều vấn đề bất cập về đảm bảo ATGT cho học sinh hiện nay.

Lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản học sinh vi phạm Luật giao thông.

Học sinh đua xe trái phép, gây tai nạn, chống người thi hành công vụ

Theo thống kê của Bộ Công an, từ ngày 15/12/2022 - 14/10/2023, cả nước xảy ra 881 vụ tai nạn giao thông [TNGT] liên quan đến học sinh [độ tuổi từ 6 - 18], làm chết 490 người, bị thương 827 người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT ở lứa tuổi học sinh như: đi không đúng phần đường, làn đường quy định, không chú ý quan sát, chuyển hướng, tránh vượt không đúng quy định, không nhường đường, không giữ khoảng cách an toàn, sử dụng rượu bia, không chấp hành biển báo đường bộ… Bên cạnh đó, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự ATGT hiện nay cũng ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là hiện tượng không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện, đặc biệt là điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe.

Thông qua công tác tuần tra kiểm soát của các lực lượng chức năng, đã phát hiện trên 64.000 trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền hơn 39 tỷ đồng. Trong đó, chưa đủ tuổi lái xe hơn 30.000 trường hợp. Đáng ngại hơn, lực lượng chức năng đã phát hiện một số vụ đua xe trái phép, tạm giữ 57 đối tượng trong lứa tuổi học sinh, 51 chiếc mô tô. Phát hiện trên 200 vụ tụ tập chạy xe phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự công cộng, tạm giữ 395 đối tượng trong lứa tuổi học sinh, 537 chiếc mô tô. Thậm chí có 16 vụ chống người thi hành công vụ do học sinh gây ra, các đối tượng này đã được bàn giao cho cơ quan điều tra xử lý...

Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh tại cổng trường. Ảnh: T.H

Nỗ lực đảm bảo ATGT cho học sinh

Theo đánh giá chung, công tác đảm bảo trật tự ATGT cho học sinh hiện còn nhiều bất cập. Trong đó, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả, nhiều học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông. Nhiều phụ huynh, nhà trường chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm trong công tác này. Việc tổ chức giao thông tại khu vực cổng trường và trong trường học còn nhiều bất cập, nhất là các trường nằm trên các tuyến đường trục chính đô thị, đường quốc lộ, tỉnh lộ nơi có mật độ phương tiện nhiều và phương tiện giao thông cơ giới lưu thông với tốc độ lớn. Đồng thời, một số cơ sở giáo dục chưa bố trí được điểm dành cho phụ huynh dừng, đỗ phương tiện chờ đón con, em dẫn đến tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự ATGT tại khu vực trường học.

Tình hình vi phạm trật tự ATGT trong lứa tuổi học sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn diễn ra khá phổ biến. Qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng đã lập biên bản 251 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT, tạm giữ 249 phương tiện với các các lỗi vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe máy, không chấp hành tín hiệu giao thông, tín hiệu dừng xe, không đội mũ bảo hiểm và một số vi phạm khác…

Để hạn chế tình trạng TNGT liên quan đến học sinh, thời gian qua các lực lượng chức năng trong tỉnh đã tổ chức 84 buổi tuyên truyền về ATGT tại các trường học. Qua các hoạt động tuyên truyền đã vận động được hơn 28.000 học sinh, giáo viên ký cam kết chấp hành quy định về ATGT, hơn 14.000 phụ huynh ký cam kết không giao xe cho học sinh - sinh viên không đủ điều kiện điều khiển. Bên cạnh đó, tổ chức 21 đội tình nguyện hướng dẫn giao thông tại cổng trường trong giờ cao điểm, xây dựng mô hình Cổng trường ATGT tại nhiều điểm trường trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy TNGT, vi phạm trật tự ATGT phần lớn liên quan đến phương tiện cá nhân và ý thức của học sinh. Do đó gia đình cần phối hợp tốt với nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh chấp hành tốt quy định về ATGT nhằm chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong bảo đảm ATGT cho học sinh.

Lực lượng Cảnh sát giao thông cũng cần có phương án, kế hoạch để phát hiện, ngăn chặn từ sớm việc tổ chức đua xe trái phép; kiểm tra tiệm sửa chữa xe để phòng ngừa sớm việc độ chế xe cho “quái xế”. Đặc biệt là kịp thời tuần tra, lập biên bản xử lý học sinh vi phạm, kết nối với trường học của học sinh để thông tin về các trường hợp này nhằm giúp nhà trường [và phụ huynh] nắm bắt thông tin, uốn nắn kịp thời.

Chủ Đề