Hướng dẫn bảo trì máy tiện cnc

Bảo trì Phần Điện – Điện tử – Kiểm tra hoạt động phần điều khiển. – Vệ sinh toàn bộ thiết bị điện, main mạch điện tử, các thiết bị ngoại vi. – Thống kê các thiết bị cần bảo trì, thay thế và dự toán kinh phí vật tư cần thiết. – bảo trì hệ thống điện ,mối nối,cáp kết nối,các tín hiệu ngoại vi [công tắc hành trình,cảm biến hành trình…] . – Kiểm tra ,bảo trì main CPU. – Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị,linh kiện điện tử bị hỏng, hoạt động không ổn định.

Bảo trì Phần cơ khí – Kiểm tra hoạt động cơ cấu cơ khí, chất lượng đầu ra sản phẩm của máy.Từ đó đánh giá tình trạng máy đưa ra phương án bảo trì. – Tháo lắp,kiểm tra, bảo trì các cơ cấu chấp hành của máy [tra dầu mỡ trục,bulong,ốc vít…]. – Hiệu chỉnh cơ cấu cơ khí chính xác.

– Sửa chữa và thay thế tất cả phần cơ khí của Máy CNC như: Sửa chữa và thay thế trục Vitme, Sửa chữa và thay thế Băng trượt, Dán băng, nêm băng, máy CNC, Sửa chữa Đài dao, Chông tâm, Thủy lực…Sửa chữa, thay thế Bạc đạn trục chính và tất cả các lỗi liên quan đến phần CƠ KHÍ Máy CNC…! – Sự xuất hiện của các MÁY CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất Công Nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu. – Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với Máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về độ chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác nhau. Để hoạt động hiệu quả và xuyên suốt, thì Máy CNC cần phải bảo trì theo định kỳ, nếu có sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động thì không được để máy tiếp tục hoạt động mà phải ngừng hẳn máy để kiểm tra. -Bảo dưỡng máy CNC thế nào cho đúng? Trước khi tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra tổng thể hoạt động làm việc của máy, đánh giá tình trạng của máy, đưa ra phương án bảo dưỡng tối ưu. Kiểm tra bảo dưỡng phần điện – điện tử và phần cơ khí. Kiểm tra hoạt động phần điều khiển. Vệ sinh toàn bộ thiết bị điện, main mạch điện tử, các thiết bị ngoại vi. Thống kê các thiết bị cần bảo dưỡng, thay thế và dự toán kinh phí vật tư cần thiết. Bảo dưỡng hệ thống điện, mối nối, cáp kết nối,các tín hiệu ngoại vi [công tắc hành trình, cảm biến hành trình…] . Kiểm tra,bảo dưỡng main CPU. Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, linh kiện điện tử bị hỏng, hoạt động không ổn định. Người công nhân đứng máy sẽ là người tiếp xúc, am hiểu về chiếc máy tại vị trí của mình nhất. Nên công việc đầu tiên mỗi ngày của họ khi mở máy là: Hàng ngày + Kiểm tra mức dầu làm nguội mỗi ca 8 tiếng + Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu bôi trơn. +Làm sạch phoi ở đường bao và khay. +Lau chùi đầu côn trục chính bằng dầu sạch và dầu nhẹ. +Làm sạch phoi từ bộ thay dao. +Kiểm tra thông số qua việc lọc dầu làm nguội trục chính. +Làm sạch hoặc thay thế các bộ phận máy nếu cần. Hàng tuần +Kiểm tra sự làm việc xả tự động của bộ lọc/ điều chỉnh áp suất. +Trên những máy với tùy chọn TSC, làm sạch phoi trên thùng dầu làm nguội. +Làm sạch nắp thùng và loại bỏ cặn trong thùng. Cẩn thận tháo bơm dầu làm nguội khỏi bộ điều khiển và cắt điện trước khi làm việc trên thùng dầu làm nguội. +Kiểm tra bộ điều chỉnh khí nén tại 85 psi. Kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí tại 17psi. Đối với 15k +Những máy trục chính, kiểm tra sự điều chỉnh áp suất khí trục chính tại 20psi. +Làm sạch các bề mặt ngoài bằng việc lau chùi nhẹ. +Không sử dụng các dung môi vì có thể sẽ làm bong tróc lớp sơn phủ bên ngoài máy Hàng tháng +Kiểm tra cân bằng áp suất thủy lực của máy. +Kiểm tra mức dầu trong hộp số. +Kiểm tra tổng thể cho thao tác máy thích hợp và tra dầu nhẹ, nếu cần. +Bôi một lớp mỏng mỡ bên ngoài các băng dẫn của máy và các dao. Hàng sáu tháng. +Thay thế dầu làm nguội và làm sạch thùng dầu làm nguội. +Kiểm tra hiện tượng nứt hỏng tất cả các ống mềm và đường bôi trơn. Hàng năm +Thay dầu hộp số, xả dầu từ đáy của hộp số, tháo nắp kiểm tra đầu trục chính. +Đổ thêm dầu cho đến khi dầu bắt đầu nhỏ giọt từ ống tràn dầu ở đáy thùng chứa. +Kiểm tra lọc dầu và làm sạch hết cặn bẩn ở đáy lọc dầu. +Thay thế lọc khí trên hộp điều khiển 2 năm một lần +Kiểm tra mức dầu SMTC qua mắt thăm Kết Quả Cần Đạt Được Sau Quá Trình Bảo Dưỡng Máy CNC -Máy hoạt động tốt, đảm bảo được an toàn, ổn định theo tiêu chuẩn kỹ thuật, giảm tiêu hao năng lượng điện. -Hệ thống điều khiển làm việc ổn định, giảm nhiệt độ phát sinh khi hoạt động từ đó tăng tuổi thọ linh kiện, đảm bảo độ chính xác khi điều khiển. -Cơ cấu cơ khí hoạt động êm, giảm ma sát giữa các cơ cấu chuyển động. -Tăng tuổi thọ làm việc của máy, giảm chi phí sửa chữa. Lợi ích của hoạt động bào trì máy móc: +Tăng khả năng sẵn sàng của máy móc – thiết bị. +Giảm thời gian ngừng máy. +Giảm chi phí sản xuất. +Nâng cao năng xuất. +Tăng độ tin cậy và khả năng bảo trì. +Giảm chi phí bảo trì. +Tăng độ an toàn. +Tăng khả năng bảo trì có kế hoạch.

Liên hệ Namfare 0937029193

Chủ Đề