Hướng dẫn bơi lặn

Lặn thường là hoạt động nguy hiểm. Con người có thể nhịn đói, nhịn khát được vài ngày, nhưng không thể nhịn thở được một giờ. Hơn nữa, nếu nín thở quá lâu, nếu không bị ngộp thở, thì cũng có thể sinh ra nhiều biến chứng nguy hại ởnão, tim và phổi.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tránh được những tai nạn trong khi lặn, hoặc tránh được những di hại dolặngây ra, nếu làm đúng theo nhữngchỉ dẫn của phương pháp J. De Lalyman.

a. Trước khi lặn: Thở mạnh ra cho khí độc thoát ra hết. Hít vào bình thường, khép chặt tiểu thiệt [cửa chặn lối thông giữa hốc mũi và khoang miệng];

Ảnh sưu tầm từ Internet

b. Trong khi lặn: giữ nguyên tiểu thiệt ở vị trí cũ cho tới khi cảm thấy ngột ngạt thì:
  • Hạ tiểu thiệt xuống, nhưng vẫn ngậm miệng;

  • Thở nhè nhẹ bằng mũi;

  • Khép tiểu thiệt lại như cũ. Khi nào lại thấy ngột ngạt thì làm lại như trên, cho tới khi hết hơi thì đừng cố gắng thêm, phải lên ngay.

Thường thì chúng ta lặn được khoảng chừng 1 phút là nhiều. Những người thợ lặn chuyên nghiệp chuyên đi mò ngọc trai thì có thể lặnđược 5 phút. Kỷ lục thế giới hiện nay có thể hơn 10 phút. Khi lặn, ta cảm thấy ngột ngạt vì trong phổi đã có nhiều thán khí, nhờ thở nhẹ bằng mũi, thán khí sẽ thoát ra ngoài. Tiếp theo, phần dưỡng khí dự trữ sẽ phân phốiđều trong toàn cơ quan hô hấp. Nếu tiểu thiệt được khép chặt cẩn thận, nước sẽ không tràn vào hốc mũi gây sặc.

TẬP LUYỆN:

Mới xem, một số ngựời sẽ nghĩ là khó,thực ra việc tập luyện khôngphức tạp.

Thoạt tiên, ta có thể tập bằng cách ngâm đầu trong một thau nước sạch, mắt mở, nín thở từng thời gian ngắn một. Sau đó luyện tập cách áp lưỡi lên hàm ếch [cử động này làm cho tiểu thiệt ngăn cách đường thông giữa hốc mũi và hầu]. Giữ như vậy trong khi ngâm đầu trong nước cho đến lúc cảm thấy ngột ngạt mới thở ra từ từ bằng mũi.

Hãy tính thời gian ban đầu là bao nhiêu giây, sau đó nâng dần thời gian nhúng đầu trong nước. Hãy luyện tập nhiều ngày. Nếu chịu khó tập để trở thành thói quen,khi lặn xuống nước, bạn sẽ không gặpkhó khăn.

Chú ý:


  • Tập luyện nào cũngphải có điều độ, không đượctập quá sức, bởi như vậy sẽ không hiệu quả, đôi khi còn có hại nữa;

  • Trong khi lặn không được thở bằng miệng.


HÃY "NÓI KHÔNG VỚI CHẾTĐUỐI"


ĐỂ TRẺ ĐUỐI NƯỚC LÀTỘI CỦA NGƯỜI LỚN




NẾU BẠN [DỞ HƠI] CHƯA BIẾT BƠI NHƯNG...

  • Sợ nước còn hơn sợ uống thuốc;
  • Eo hẹpthời gian hơn cả quan;
  • Muốn ăn chơilạisợ mưa rơi;
  • "Không có thày, đố mày học bơi";
  • Ngại làhổlàmchuyện củathỏ;
  • Muốn tự họcmà khôngsách đọc;
  • Học mãi mà vẫn thấy rất hãi;
  • ...

    Sao bạn không:

E-Bơi sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề