Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh năm 2024

Trẻ sơ sinh thường xuyên bú sữa trong những năm tháng đầu đời. Điều này dẫn đến việc sữa và vi khuẩn tích tụ trên lưỡi của bé và gây ra tình trạng trắng lưỡi hoặc tưa lưỡi. Do đó, việc rơ lưỡi cực kỳ quan trọng để giúp bé có một khoang miệng sạch sẽ và khỏe mạnh.

Việc rơ lưỡi cực kỳ quan trọng để giúp bé có một khoang miệng sạch sẽ và khỏe mạnh

Loại bỏ mảng bám và vi khuẩn

Khi bé bú sữa, dễ xuất hiện cặn sữa bám trên lưỡi, gây ra mùi hôi miệng và làm cho bé khó chịu. Nếu không làm sạch, cặn sữa có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và nấm, gây ra các vấn đề về lưỡi như tưa lưỡi, viêm lưỡi, tưa lưỡi.

Phòng ngừa viêm nhiễm

Sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên lưỡi có thể gây ra các triệu chứng như đau rát, sưng nề, mủ, máu, hoặc loét trên lưỡi. Điều này ảnh hưởng đến việc bú và nuốt của bé, cũng như làm giảm sức đề kháng của bé.

Phát triển răng và nướu

Rơ lưỡi cho bé cũng có công dụng massage nướu và kích thích quá trình mọc răng của con. Ngoài ra, việc rơ lưỡi còn giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng và nướu, phòng tránh các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu nướu.

Phát triển cơ lưỡi và ngôn ngữ

Rơ lưỡi giúp tăng cường sự linh hoạt và cường độ của cơ lưỡi, hỗ trợ bé học cách phát âm và tập giao tiếp. Điều này cũng có lợi cho việc phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của con sau này.

Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng

Rơ lưỡi cũng giúp bé quen dần với việc làm sạch răng miệng hàng ngày. Đồng thời hình thành thói quen tốt trong việc chăm cho sức khỏe răng miệng. Khi bé lớn hơn, con sẽ tự chăm sóc răng răng miệng của mình một cách hiệu quả và tốt nhất.

Chính vì vậy, việc rơ lưỡi cho bé không chỉ giúp duy trì vệ sinh cá nhân mà còn có lợi ích lâu dài đối với sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của trẻ.

2. Bé mấy tháng thì rơ lưỡi?

Mẹ nên rơ lưỡi từ khi bé mới sinh ra và duy trì trong suốt khoảng thời gian bé bú sữa

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh thường phải đối mặt với tình trạng cặn sữa bám trên lưỡi do phải bú sữa trong thời gian dài. Do đó, việc rơ lưỡi có thể bắt đầu từ khi bé mới sinh ra và duy trì trong suốt khoảng thời gian bé bú sữa. Rơ lưỡi đều đặn là công việc rất quan trọng để bảo vệ răng miệng của trẻ khỏi sự tác động của các tác nhân gây hại.

3. Rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần là tốt?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ răng miệng cho bé. Tuy nhiên, cần rơ lưỡi cho trẻ mấy lần một ngày phụ thuộc vào loại sữa trẻ đang dùng. Cụ thể như sau:

Đối với bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không cần thường xuyên rơ lưỡi. Trong quá trình bú mẹ, lưỡi của bé thường xuyên tiếp xúc và cọ xát với núm ti của mẹ nên sẽ tự động loại bỏ các cặn sữa ở dưới lưỡi. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh răng miệng, việc rơ lưỡi cho trẻ nên được thực hiện 2 – 3 ngày/ lần.

Đối với bé bú mẹ kết hợp với sữa ngoài

Trong trường hợp này, mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho bé. Đồng thời, khi con bú bình xong, mẹ nên cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để giúp làm sạch miệng.

Đối với bé dùng sữa công thức

Trong trường hợp này, việc rơ lưỡi cho trẻ cần thực hiện thường xuyên hơn. Do sữa bột có thể dễ dàng tạo ra cặn, gây tình trạng tưa lưỡi cho bé. Việc vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến bé phải đối mặt với tình trạng viêm lưỡi, viêm họng; hoặc có thể gây ra cảm giác chán ăn khi dùng sữa.

Để thực hiện rơ lưỡi cho bé, mẹ nên chuẩn bị sẵn gạc rơ lưỡi, nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Sau đó mẹ thực hiện rơ lưỡi cho con theo các bước sau:

Gạc rơ lưỡi thảo dược Elemis

Bước 1: Cha mẹ rửa tay thật sạch trước khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Bước 2: Lấy miếng gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón trỏ hoặc ngón út, nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm ướt gạc. Nếu mẹ sử dụng gạc đã được tẩm sẵn dung dịch thì không cần nhúng nước muối sinh lý nữa.

Bước 3: Để trẻ nằm trên cánh tay mẹ, đầu hơi ngẩng cao lên. Đặt nhẹ ngón tay quấn gạc lên môi dưới của bé để bé mở miệng.

Bước 4: Mẹ thực hiện rơ lưỡi cho bé theo thứ tự sau:

  • Rơ nướu: rơ theo chuyển động tròn kết hợp mát xa nhẹ nhàng 2 bên nướu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rơ xung quanh miệng: rơ 2 bên má, lợi và răng nhẹ nhàng.
  • Rơ lưỡi: thực hiện cuối cùng, vuốt 1 hướng theo chiều từ trong ra ngoài để loại bỏ các mảng bám và cặn sữa.

\>>> Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học

5. Lưu ý quan trọng khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo rơ lưỡi an toàn và hiệu quả, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Buổi sáng được xem là thời điểm lý tưởng nhất để rơ lưỡi cho bé. Không rơ lưỡi ngay sau khi trẻ mới bú xong để tránh tình trạng trớ sữa. Khoảng 2 tiếng sau khi ăn sáng là thời gian thích hợp để rơ lưỡi cho bé.
  • Hạn chế rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày để tránh gây tổn thương và xước lưỡi. Điều này có thể ảnh hưởng đến vị giác của trẻ khi bú mẹ.
  • Chú ý vệ sinh lại khoang miệng của trẻ bằng nước sạch sau khi rơ lưỡi để đảm bảo vệ sinh.
  • Trong quá trình rơ lưỡi, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé. Vì mật ong có chứa thành phần clostridium botulinum có thể gây nguy hiểm đến hệ thần kinh của trẻ.

Bao lâu thì rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được? Thông thường sau khi sinh khoảng 2,3 ngày mẹ đã bắt đầu có thể rơ lưỡi cho bé. Và mẹ nên thực hiện việc rơ lưỡi mỗi ngày để ngăn ngừa nấm miệng, tưa lưỡi.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để làm gì?

Bạn nên rơ lưỡi cho trẻ vì trong miệng tích tụ rất nhiều vi khuẩn, vệ sinh lưỡi sạch sẽ giúp hạn chế được các bệnh nhiễm trùng, nấm lưỡi và các vấn đề nha khoa. Rơ lưỡi còn giúp làm sạch các cặn sữa, cặn thức ăn bám trên lưỡi tránh cho trẻ bị trắng lưỡi, tưa lưỡi gây nên tình trạng khó chịu, quấy khóc và lười bú.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 1 ngày mấy lần?

Nếu không thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ, trẻ có nguy cơ bị viêm họng, viêm lưỡi, bỏ bú. Do đó mẹ nên rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày cho bé; Ở những trẻ bú cả sữa mẹ và sữa công thức: mỗi ngày mẹ nên rơ lưỡi 1 lần cho trẻ.

Làm thế nào để rơ lưỡi cho bé sạch?

Cách thực hiện: – Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng để tránh làm nhiễm khuẩn miệng bé. – Dùng gạc lưỡi hoặc khăn sạch, khô quấn quanh ngón tay. – Thấm hỗn hợp trên vào gạc rồi rơ lưỡi cho trẻ đến khi sạch hết vết trắng thì rơ lại bằng nước sạch. – Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.

Chủ Đề