Hướng dẫn cách soạn bài giảng giải kinh

Phương Pháp Soạn Bài Giảng là một trong những môn học quan trọng mà Đức Chúa Trời đã trang bị cho hết thảy con dân của Ngài, với mục đích thi hành Thánh chức giảng dạy mà Chúa Giê-su Christ đã truyền lại cho chúng ta [Mathiơ 28: 19- 20 ]. Tuyên Đạo Pháp đòi hỏi phải đúng, phải nắm được trọng tâm và mục đích hướng tới của sứ điệp để dẫn dắt người nghe theo sự hướng thượng và bày tỏ ra ân điển lạ lùng của Chúa trong công cuộc cứu chuộc nhân loại qua Cứu Chúa Jesus, kèm theo đó phải làm cho người nghe cuốn hút theo sứ điệp.

Nắm bắt được tình hình chung trong công tác giảng dạy cũng như nhu cầu và thách thức của các tôi tớ Chúa trong việc soạn bài giảng, nên khi đi giảng dạy trong các miền Trung – Nam – Bắc Việt Nam. Giáo sư Tiến sĩ Bùi Văn Cường đã cưu mang, đầu tư công sức để rồi nhân dịp 100 Năm Tin Lành truyền đến Việt Nam, Tác giả đã cho ra đời Tác phẩm “100 Dàn Bài Giảng Trong Kinh Thánh.” Quyển sách này được soạn theo bốn thể loại của Tuyên Đạo Pháp đó là:

Giảng giải kinh: là chọn một phân đoạn Kinh Thánh từ ba câu trở lên rồi đọc và nghiên cứu nhiều lần. Từ phân đoạn Kinh Thánh đó rút ra đề tài và bố cục cho bài giảng. Sau đó tiến hành soạn hoàn chỉnh bài giảng.

Giảng Theo Nhân vật/Tiểu sử: là chọn một nhân trong Kinh Thánh, lập bố cục, sau đó tìm kiếm Kinh Thánh trích dẫn/bổ trợ. Cuối cùng là soạn cho hoàn chỉnh bài giảng.

Giảng Theo Chủ đề: là chọn một đề tài ngắn, hay và dễ nhớ, sau đó tìm phần Kinh Thánh trích dẫn và hậu thuẫn cho đề tài mà mình đã lựa chọn rồi soạn cho hoàn thiện bài giảng.

Giảng Theo Câu gốc: là chọn 1-2 câu gốc rồi từ các câu gốc đó rút ra đề tài, lập dàn bài và tiến hành soạn hoàn chỉnh bài giảng: Dẫn nhập, Nội dung và Kết luận.

Tác giả đã dày công biên soạn cụ thể dàn ý, bố cục cho từng chuyên đề của 100 Bài Giảng với 10 chương… Trong mười chương đó có 50 bài giảng dàn ý và 50 bài giảng tương đối chi tiết để giúp ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, học hỏi, và giảng dạy lời Chúa…

TÓM LƯỢC CÁC CHƯƠNG

Chương 1. Tác giả soạn trong sách Sáng-thế-ký có 20 bài giảng. Trong chương này nói về những nhân vật nổi tiếng trong Kinh Thánh, đồng thời đưa ra những bài học thuộc linh bổ ích cho người đọc.

7 Bí quyết thành công trong sứ điệp đầu tiên là phải có khải tượng và khải tượng đó phải rõ ràng, phải được cưu mang, công bố, thực hiện, chia sẻ, phải có chiến lược và cuối cùng là hoàn tất khải tượng… Và đó cũng là điều mà hết thảy tôi tớ Chúa cần phải có để bước đi và hoàn tất công việc Chúa giao phó trong tay mình… như Chúa đã làm xong các công việc vĩ đại của Ngài thật tốt lành…

Phước hạnh là điều Chúa hứa cho những ai thuộc về Ngài. Chúa ban cho con người trời và đất làm cơ nghiệp, ban cho sự vinh hiển và sang trọng, quyền quản trị, sự khôn ngoan. Ngài ban phước cho con người [Sáng thế 1:26-28], đồng thời Chúa Ngài thiêt lập hôn nhân, không những thế Ngài ban ân điển cho loài người bằng chính Ngài… Ngài kêu gọi những ai đang mặc cảm, đang trốn trong tội lỗi đến với Ngài bằng tiếng gọi từ ái.. Hãy nhớ lại Đức Chúa Trời đã cất tiếng gọi A-đam: Con ở đâu? và ngày nay Chúa cũng gọi hết thảy mỗi một chúng ta như thế, hãy lắng nghe “Tiếng gọi Cha từ ái.”

Tác giả đã khéo léo uyển chuyển dùng cốt chuyện trong phim truyền hình Philippin để nói về hai nhân vật Ca-in và A-bên, nguyên nhân mà Ca-in ghét và giết chết A-bên em mình, người giết em mình đi bởi vì hành động của người quá độc ác qua bài giảng “Thiên đàng vắng anh.”

Bối cảnh thời kỳ nước lụt đã được lập dàn ý khá sắc nét từ lúc Nô-ê được Chúa ban ơn cho đến khi ông đóng tàu – vào tàu và hình phạt đích đáng xảy ra [Sáng thế 6-8].. một thời kỳ đầy sự ngu dốt và mê đắm trong tội lổi của cả nhân loại. Họ tất cả người trong thế gian chối bỏ Đấng tạo dựng để tôn thờ loài thọ tạo vô tri có tai không nghe, có mắt không thấy, có mũi không ngưởi được, có tay mà chẳng rờ.. chạm.. hay cầm nắm được.. Một cái kết đầy bi thương cho nhân loại bởi cơn giận của Đức Chúa Trời.

Trong Chương 2 có mười bài được soạn trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký để người đọc có thể hiểu nắm bắt và học hỏi về cuộc đời của vị lãnh tụ Môi-se, cuộc đời đầy sóng gió trong ơn lành của Chúa, bốn mươi năm học tập trong hoàn cung với tư cách con của công chúa Pharaon, bốn mươi năm năm lưu lạc trong hoan mạc học hỏi cách chăn chiên, bốn mươi năm thi hành chức vụ. Quá trình Ông được Chúa kêu gọi trở về Ai-cập giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách nô lệ là quá trình thi hành chức vụ mà Chúa kêu gọi. Qua dàn ý tác giả còn khắc họa được hành trình đi đến xứ hứa của dân Thánh.

Phân đoạn Kinh Thánh Xuất hành chương 1-40…

“Con cháu Y-sơ-ra-ên sinh sôi nảy nở rất nhanh; dân số gia tăng, lan tràn khắp xứ và trờ nên vô cùng hùng mạnh.”[Xuất hành 1:7] đây là câu gốc trong Kinh Thánh được tác giả dùng để nói về sự hình thành dân tộc Thánh. Đức Chúa Trời luôn có kế hoạch, chương trinh tốt đẹp và Ngài đã bày tỏ cho Môi-se cùng cả dân tộc Y-sơ-ra-ên biết.

Hình ảnh lễ vượt qua và ý nghĩa cả lễ được tác giả trình bày rất chi tiết giải đáp được thắc mắc khi soạn bài giảng về hình ảnh Chiên con và lễ vượt qua. Xuất hành 13-14 nói về hành trình đến núi Si-nai của dân Y-sơ-ra-ên trên con đường đồng vắng với hình ảnh dễ nhớ là Trụ mây và Trụ lửa cùng với quá trình vượt biển đỏ…

Lý do dân sự kết ước với Chúa, Nội dung kết ước và sự liên hệ kết ước là dàn ý của bài giảng lập giao ước tại núi Si-nai. Đức Chúa Trời sửa phạt, dạy dỗ dân sự và Ngài đã đưa ra khuôn thước cho sự sửa phạt, dạy dỗ đó bằng Mười Điều Răn.Có thể nói đây là lời vàng cho dân Thánh [ xuất hành 20:1-21]..

Đền Tạm là con đường Đức Chúa Trời đến với loài người và cũng là con đường loài người đến với Đức Chá Trời. Giới thiệu về đền tạm chất liệu cùng ý nghĩa bảy vật Thánh trong đền tạm [Xuất hành 40:1-33] là dàn ý cuối của chương….

Sứ điệp trong Chương 3 với mười bài học Tin Cậy Vâng Lời Chúa để tiến Chiếm xứ hứa cùng với cuộc đời chinh phạt của vị tướng tài Giô-suê.

Mở đầu là Nguồn Phước Trong Tay [câu gốc Giô-suê 1:8] sứ điêp giúp người nghe nhận bết mình đang sở hữu kho báu là Kinh Thánh, khích lệ người nghe siêng năng đọc suy gẫm và làm theo Kinh Thánh.

Giô-suê chương 2:1-24 là dẫn chứng được cứu bởi đức tin… bạn phải nhận biết Chúa Jesus là cứu Chúa, tiếp nhận ơn cứu rỗi, vì: Ngoài Ta Các Ngươi Chẳng Làm Chi Được [Giăng 15:5].. Bước theo Chúa là bước theo con đường đức tin, dân Y-sơ-ra-ên được Chúa giải cứu ra khỏi xứ nô lệ Ai-cập để đi vào xứ hứa. [Giô-suê 3:1-17]… Giô-suê 4:1-18 Chúa muốn dân Y-sơ-ra-ên phải ghi nhớ, kỷ niệm lại những gì Chúa đã làm cho họ. đồng thời sứ điệp cũng kêu gọi hết thảy chúng ta hãy thuật lại hồng ân của Chúa cho những người xung quanh. Thử nghiệm đức tin qua phép cắt bì là bài giảng chi tiết tiếp theo trong mười bài giảng chi tiết của chương ba này. Thử nghiệm đức tin- Chiến thắng thần kỳ- Chuyển bại thành thắng- Lời cầ nguyện bởi đức tin- Đức tin toàn thắng..Là những sứ điêp giúp chúng ta đi theo lẽ thật.. khi thử thách đến can đảm vượt qua cùng vói lời cầu nguyện sẽ dẫn đén chiến thắng..Tội lỗi là nguyên nhân cốt lõi chủ yếu dẫn đến sự thất bại, chỉ có ăn năn hối cải tin nhận Chúa đó là con đường duy nhất thoát khỏi tội lỗi..

Giô-Suê từ người phụ tá cho Môi-se trở thành tôi tớ của Đức Chúa Trời đây là sứ điệp cuối của chương cho người nghe biết được đời sống của Giô-suê tại Ai-cập-tại đồng vắng..và đời sống của ông khi vào đất hứa đượm sữa và mật Ca-na-an…

Chương 4 gồm tám sứ điệp trọng tâm viết về Câu Chuyện Giáng Sinh với những bài học bổ ích quý báu.

Chương sách nói về những nhân vật tin kính, yêu mến Chúa và được Chúa Ngài sử dụng cho chương trình cứu chuộc toàn thể nhân loại. Tiêu biểu nhất đó là Chúa Jesus được biết đến là món quà ân điển cứu chuộc

Với chủ đề số 42 trong chương bốn này tác giả đã soạn khá chi tiết vì đây là Món Quà Giáng Sinh món quà trọng đại cho nhân loại để khi ai nhận món quà này thì sự lạ lùng được trao tặng.Câu góc trong Giăng 3:16 “ Vì Đức Chúa Trời Yêu Thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” tạo nên điểm nhấn chủ đạo nỗi bật cho chuyên đề.

Người đọc có được bảy bài giảng khá chi tiết trong tám bài của chương 4.. với số lượng bài chi tiết như vậy sẽ giúp cho người đọc lẫn người áp dụng có được khái niệm cơ bản trong sự cứu chuộc của Chúa Jesus…

Nội dung chương 5 nói về Cứu Chúa Jesus và mười hai sứ đồ…Trong chương này có tổng cộng mười bốn bài học.

Với cuộc đời Chúa Cứu Thế trọng tâm là bốn sách Phúc Âm cùng với câu gốc trong Lu-ca 2:52 là câu gốc chủ đạo [“Đức Chúa Jesus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”] đã khắc họa nên cốt cách phong thái tuyệt vời của Đấng Cứu Thế theo Phi-líp 2: 5-11:

Rằng:

Chúa Jesus Christ tự bỏ mình đi “Quyền bình đẳng với Đức Chúa Trời.”

Chúa Jesus Christ tự hạ mình xuống “Thiên Chúa hóa thân thành Người.”

Chúa Jesus Christ tự nguyện hy sinh trên thập tự giá.

Đức Chúa Cha tự tôn vinh Chúa Jesus Christ “Danh trên hết mọi danh.”

Mười ba bài học con lại trong chương năm có đến hai bài nói về Sứ Đồ Gia-cơ bao gồm chân dung và đời sống…

Mười một bài còn lại chia điều cho mười một sứ đồ với xuất xứ gia cảnh nghề nghiệp rồi tới quá trình được kêu gọi cũng như quá trình thi hành chức vụ trong sự tận hiến. Họ đã phát huy hết những gì mình đã học, đã nghe, đã thấy từ Chúa Giê-su Christ để làm những việc lớn và khó…

Chương 6 cũng là chương rất quan trọng vì chương này nói đến Ngôi ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời đó là Đức Thánh Linh. Với bảy bài học giới thiệu Đức Thánh Linh, Công tác của Đức Thánh Linh trong thời Cựu Ước lẫn Tân Ước. Bài cuối cùng của chương là chủ đề Đầy Dẫy Đức Thánh Linh giúp người đọc nhận biết phương cách Đầy Dẫy Đức Thánh Linh… Chúng ta nên biết rằng Chúa cho con người rất nhiều đặc ân trong đó Ân tứ là sự ban cho kì diệu

Giống như đôi cách chim bồ câu cần được giữ độ cân bằng thì mới bay được hình ảnh tượng trung cho chúng ta biết ân tứ va bông trái phải được cân bằng giống như vậy…

Giảng Tin Lành Cho Muôn Dân là chủ đề của chương 7. Rao Giảng Phúc Âm là Đại Mạng Lệnh Của Chúa Giê-su dành cho những người tin để đi ra tìm và cứu kẻ hư mất… những người đang bị đùa đến sự chết. Báp têm trong Danh Đức Cha, Đức Chúa Giê-su, Đức Thánh Linh là điều cần phải làm trong đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su Christ đã phán truyền cho chúng ta phải thực hiện.

Nội dung khá thâm thúy khi tác giả nói về việc kính Chúa yêu người…đây là hai việc quan trọng trong đời sống mỗi Cơ Đốc Nhân. Song hành với việc kính Chúa yêu người là việc phải làm chứng cho người thân để sự cứu rỗi trọn vẹn hơn cho mỗi gia đình. Phi-líp nhân vật thời Tân Ước được nhắc đến với tư cách là nhà Truyền Giáo tài ba từ một người phục vụ.

Mở Mang Hội Thánh là nội dung chương 8 tác giả mô tả Sứ Mạng, Cách Mở Mang Hội Thánh cùng với Mục Đích của Hội Thánh. Có vài địa danh nỗi tiếng được nhắc đến như Giê-ru-sa-lem và An-ti-ốt được biết dến như Hội Thánh đầu tiên và Hội Thánh gương mẫu.

Sứ đồ Phao-lô được biết đến là người thành lập Hội Thánh đại tài, Ông được nhắc đến trong bài học gần cuối của chương nhằm mục đích tạo điểm nhấn cũng như cho người đọc thấy được tầm quan trọng của việc tạo nên ngôi nhà hữu hình lẫn vô hình.

Chương 9 là phân dành cho thanh niên với mười chuyên đề nhỏ giúp cho người đọc đặc biệt là giới trẻ trong Chúa có cách nhìn tổng quát về hôn nhân gia đình, bạn bè tình tâm giao anh em. Câu chuyện của chàng Y-sác và nàng Rê-bê-ca thật đẹp theo ý Chúa đã trở nên một giai thoại khó nói thành lời.

Đi-na là nhân vật nữ được nói đến để cảnh tỉnh những ai còn đang lầm lạc say mê sự hào nhoáng xa hoa của thế gian mờ tối…

Với việc nhìn thấy nhu cầu thực tại cũng như tương lai tác giả đã khích lệ bằng việc nhấn mạnh rằng Chúa vẫn đang hành động qua các thế hệ trẻ…Sứ mạng của thanh niên cũng được tác giả nói đến nhằm định hướng cho Thanh Niên khỏi sự xa ngã.

Chương cuối cùng là Chương 10 “Phước Hạnh Trong Chiến Thắng.” Bảy lời Chúa phán Ta Là…Mười lời chứng trong Phúc Âm Giăng… Bảy lòi Chúa phán trên cây Thập Tự… Mười lời Chúa phán sau khi sống lại tạo nên điểm son mạnh mẽ.

Tác giả đã chi tiết để cho người đọc thấy được sự màu nhiệm của Chúa từ việc chữa lành bệnh tật đến việc kêu người chết sống lại sự cải tử hoàn sinh cách lạ lùng. Chỉ những ai ở trong Chúa mới làm được mới kinh nghiệm được điều phước hạnh này.

NHẬN ĐỊNH CÁ NHÂN

Sau khi nghiên cứu 100 Dàn Bài Giảng Trong Kinh Thánh tôi nhận thấy rằng đây là quyển sách có giá trị đối với những người hầu việc Chúa cũng như đối với chính bản thân tôi..

Với cách giảng ngẫu tán trước đây thì người công bố sứ điệp thường gói gọn bài giảng, giảng một mạch khiến người nghe không phân biệt được đâu là thân bài, đâu là kết bài. Các bài giảng không có bố cục rõ ràng, thường gò bó theo nhận định cá nhân, bài giảng không tạo được tiếng vang cũng như uy lực, kết thúc không gây được sự tò mò thèm khát.

Đôi khi người nghe không hiểu được mục đích của sứ điệp, dẫn đến sự nghèo nàn thuộc linh, làm cho sự phát triển của Hội Thánh chỉ còn trong suy nghĩ ao ước.

Quyển sách 100 Dàn Bài Giảng Trong Kinh Thánh xuất bản đã đi đúng hướng kịp thời chỉ ra phương pháp cũng như cách trình bày, một bài giảng sau cho chỉnh chu hợp lý. Câu văn dễ hiểu, bố cục chặc chẽ tác giả đã tạo ra một kho báu bài giảng khá chi tiết…

Trong sách tác giả đã soạn ra 50 bài dàn ý và 50 bài giảng hoàn chỉnh… Tôi nhận thấy nếu các bài giảng đều là bài giảng chi tiết kèm theo bố cục dàn ý thì thật là tuyệt vời… Như vậy sẽ giúp được nhiều người, nhất là những tôi con Chúa không có điều kiện học Trường Kinh Thánh chính quy.

Quyển sách là kho kiến thức hữu ích sách đã được nhà xuất bản Tôn giáo cấp phép và xuất bản năm 2011 và mong rằng cuốn sách sẽ giúp ích cho quý tôi tớ Chúa trong chức vụ giảng dạy Lời Chúa và trên bước đường mở mang vương quốc Chúa.

Cảm tạ ơn Chúa rất nhiều, và cảm ơn MS.TS Bùi Văn Cường. Hy vọng tác giả tiếp tục biên soạn và xuất bản thêm nhiều quyển sách nữa để giúp đỡ cho nhiều người hiểu biết Chúa, yêu mến Chúa và sống cho Chúa. Amen!

Chủ Đề