Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt năm 2024

Những cơn đau nhức xương khớp, đau đầu, đau dạ dày, đau mỏi vai gáy… là những triệu chứng đau nhức rất phổ biến và thường xuyên gặp phải ở nhiều người từ già tới trẻ. Cách bấm huyệt vị để giảm các cơn đau nhức tại nhà, mời quý độc giả tham khảo.

Những cơn đau nhức xương khớp, đau đầu, đau dạ dày, đau mỏi vai gáy… là những triệu chứng đau nhức rất phổ biến và thường xuyên gặp phải ở nhiều người từ già tới trẻ. Cách bấm huyệt vị để giảm các cơn đau nhức tại nhà, mời quý độc giả tham khảo.

1. Huyệt Túc tam lý: Giảm đau dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa Vị trí: Huyệt Túc Tam Lý nằm ở dưới lõm ngoài xương bánh chè [Độc Tỵ] 3 thốn Cách bấm: Bạn hãy gập chân và bấm vào huyệt trong một phút. 2. Huyệt Ấn Đường [con mắt thứ ba]: Trị nhức đầu, trầm cảm Vị trí: Huyệt con mắt thứ ba có thể dễ dàng xác định giữa lông mày của bạn. Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái day ấn huyệt trong một phút. 3. Huyệt Nội quan hay “cánh cổng phía trong”: Giảm bớt buồn nôn, say tàu xe Vị trí: Điểm áp lực nằm trên cẳng tay bên trong, vị trí cách khoảng 3 ngón tay từ cổ tay, ngay giữa hai gân. Cách bấm: Ấn một lực lên điểm này và massage trong 4-5 giây. 4. Huyệt Đồng tử liêu: Giảm đau nửa đầu, nhức mỏi mắt Vị trí: Huyệt đồng tử liêu nằm ở góc mắt. Cách bấm: Day chậm điểm này bằng đầu ngón tay của bạn cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm. 5. Huyệt Thái xung: Giảm đau đầu, mỏi mắt, chuột rút Vị trí: Huyệt thái xung nằm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, lùi xuống dưới khoảng 4cm. Cách bấm: Ấn huyệt và giữ trong một phút. 6. Huyệt Thiên chung hay “biển yên tĩnh”: Giải tỏa lo lắng, ổn định tâm lý Vị trí: Huyệt thiên trung có thể dễ dàng xác định ở trung tâm ngực. Cách bấm: Ấn vào đó và xoa bóp trong một phút. 7. Huyệt Hợp cốc: giảm đau đầu, đau vai, đau bụng kinh, điều hòa đường ruột Vị trí: Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Cách bấm: Bấm và giữ huyệt hoặc xoa bóp trong một phút. 8. Huyệt Dũng tuyền: Giảm buồn nôn, nhức đầu, chữa mất ngủ Vị trí: Huyệt dũng tuyền nằm trên gan bàn chân giữa ngón thứ hai và thứ ba. Cách bấm: Ấn lên điểm này dưới áp lực bằng đầu ngón tay và giữ trong một phút. 9. Huyệt Phong trì: nhức đầu, đau nửa đầu và chóng mặt. Vị trí: Điểm này nằm trên rãnh giao tiếp của bắp thịt cổ và phần sọ. Cách bấm: Ấn điểm này và giữ trong một phút. 10. Huyệt Phong phủ: giảm đau đầu, đau họng, hết chảy máu cam Vị trí: Huyệt phong phủ nằm ở giữa gáy, dưới sọ. Cách bấm: Tác động một lực bằng đầu ngón tay của bạn và giữ trong một đến hai phút. 11. Huyệt Nghinh hương: trị nghẹt mũi, sổ mũi Vị trí: Điểm này nằm trên đường hông, cách khoảng 2 – 4 ngón tay ở mỗi bên tính từ xương sống. Cách bấm: Dùng ngón tay cái bấm vào vị trí huyệt Nghinh hương liên tục trong khoảng một phút.

Việc nắm vững các kỹ thuật xác định vị trí huyệt rất quan trọng. Nó sẽ quyết định đến tính hiệu quả của quá trình điều trị vì nhiều lúc chẩn đoán đúng nhưng bấm huyệt sai vị trí thì cũng không có tác dụng.

1. Cách xác định huyệt vị dựa vào đo từng phần cơ thể

Cách tìm huyệt trên cơ thể theo phương pháp này được gọi là cốt độ pháp, được ghi chi tiết trong thiên cốt độ, linh khu 14, trong đó có viết cơ thể con người được chia thành 38 phần ngang - dọc, chiều cao từ đầu đến chân là 75 thốn, một thốn được tính bằng 1/75 chiều cao của mỗi người.

Để thuận tiện cho việc xác định huyệt vị được nhanh chóng hơn và tránh sai lệch [do cấu tạo của mỗi người là khác nhau], người ta đã tính số thốn theo từng khu vực như sau:

  • Khoảng cách từ chân tóc trán đến chân tóc gáy là 12 thốn.
  • Khoảng cách giữa 2 góc tóc trán, tức 2 huyệt đầu duy là 09 thốn.
  • Khoảng cách từ khoảng giữa 2 lông mày [huyệt ấn đường] đến chân tóc trán là 3 thốn.
  • Khoảng cách từ chân tóc gáy đến huyệt đại chùy là 3 thốn.
  • Khoảng cách giữa 2 huyệt hoàn cốt, tức giữa 2 mỏm trâm chũm là 9 thốn.
  • Khoảng cách từ bờ trên xương ức, tức huyệt thiên đột đến góc 2 cung sườn, tức huyệt trung đình là 09 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt trung đình đến giữa rốn, tức huyệt thần khuyết là 8 thốn.
  • Khoảng cách giữa rốn đến bờ trên xương mu, tức huyệt khúc cốt là 6.5 thốn.
  • Khoảng cách giữa 2 đầu vú là 8 thốn.
  • Khoảng cách giữa 2 góc trên và trong xương bả vai là 6 thốn.
  • Khoảng cách từ đỉnh nách đến bờ xương cụt, tức huyệt chương môn là 12 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt chương môn đến huyệt hoàn khiêu là 9 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt hoàn khiêu đến huyệt hạc đỉnh, tức đến đỉnh ngang bờ trên xương bánh chè là 19 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt đại chùy nằm dưới mỏm gai đốt sống cổ số 7 đến bờ dưới xương cùng là 30 thốn.
  • Khoảng cách từ ngang đầu nếp nách trước đến ngang khớp khủy tay là 9 thốn.
  • Khoảng cách từ ngang đầu nếp nách sau đến ngang khớp khủy là 9 thốn.
  • Khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến lằn chỉ khớp khủy trước là 12.5 thốn.
  • Khoảng cách từ ngang khớp khủy sau đến ngang khớp cổ tay là 12 thốn.
  • Khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến khớp bàn tay là 4 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt khúc cốt đến ngang bờ trên lồi cầu trong xương đùi là 18 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt âm lăng tuyền ở ngang bờ dưới lồi củ trong xương chày đến đỉnh cao mắt cá chân trong là 13 thốn.
  • Khoảng cách từ huyệt ủy trung đến đỉnh mắt cá chân ngoài là 13 thốn.
  • Khoảng cách từ bờ sau gót chân đến đầu ngón chân thứ hai là 12 thốn.
  • Khoảng cách từ ngang lồi cầu cao nhất của mắt cá chân trong đến mặt đất là 3 thốn.

Khoảng cách giữa các huyệt trên cơ thể có thể được tính theo đơn vị thốn.

2. Cách xác định huyệt vị dựa vào các phần ngón tay

Cách xác định huyệt vị này dựa vào các phần ngón tay để đo lường, đơn vị là đồng thân thốn. Một đồng thân thốn được tính từ chỗ tận cùng bề ngang của 2 lằn chỉ lóng giữa ngón trỏ khi co đầu ngón giữa chạm vào đầu ngón cái thành hình vòng tròn.

Dựa vào đó, người ta có thể đo lường bằng nhiều cách khác trên các phần của ngón tay như sau:

  • Duỗi thẳng bàn tay, ép sát 4 ngón tay [trừ ngón cái] vào nhau, bề ngang tính từ ngón út đến ngón trỏ được tính là 3 thốn. Nó được sử dụng để xác định các huyệt có thể đo ở khoảng cách 3 thốn như huyệt tam âm giao [cách đỉnh mắt cá chân trong 3 thốn],...
  • Áp 3 ngón tay sát vào nhau [trừ ngón cái và ngón út], bề ngang của chúng được tính là 2 thốn. Nó dùng để đo các huyệt có thể xác định từ khoảng cách 2 thốn như huyệt thủ tam lý, huyệt phục lưu, huyệt nội quan,...
  • Áp 2 ngón tay giữa và trỏ vào nhau, bề ngang của chúng được tính là 1.5 thốn.
  • Chiều ngang từ gốc ngón tay cái đến điểm cao nhất khi gấp lại tương đương 1 thốn.

Cách đo lường này chỉ được sử dụng để xác định các huyệt khi đo ở khoảng cách ngắn, đo khoảng cách càng dài thì tỷ lệ sai số càng cao.

3. Cách xác định huyệt vị dựa vào các mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên

Có nhiều các mốc giải phẫu gắn liền với các huyệt của cơ thể, do đó, có thể dùng chúng để xác định huyệt vị vừa nhanh chóng lại chính xác, ví dụ:

  • Dựa vào các vị trí cố định như tai, mắt, mũi, miệng,... để xác định huyệt như huyệt tình minh nằm ở sát khóe mắt trong, huyệt thừa tương nằm ở đáy chỗ lõm giữa môi dưới, huyệt toản trúc ở đầu lông mày, huyệt hợp cốc ở kẽ xương ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt thương dương ở góc trong móng tay trỏ.
  • Dựa vào các nếp nhăn trên da như huyệt đại lăng ở giữa nếp gấp cổ tay trong, huyệt ủy trung ở giữa nếp gấp nhượng chân, đo dọc từ lằn cổ tay phía ngoài lên 2 tấc giữa 2 xương cẳng tay là huyệt ngoại quan.
  • Dựa vào xương để xác định huyệt như huyệt dương khê nằm ở đầu mỏm trâm quay, huyệt đại chùy nằm ở dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ số 7.
  • Dựa vào gân, cơ như huyệt thừa sơn ở đỉnh góc tạo nên bởi 2 cơ tiếp giáp nhau, cùng bám vào gân gót chân, huyệt tý nhu ở ngang chỗ bám cơ delta và xương cánh tay.
  • Dựa vào tư thế hoạt động của các bộ phận trên cơ thể như co tay vào ngực để lấy huyệt khúc trì, đứng thẳng người áp tay vào đùi để lấy huyệt phong thị, cúi đầu xuống để lấy huyệt á môn.

4. Cách xác định huyệt vị dựa vào cảm giác của người bệnh và thầy thuốc

Huyệt là nơi nhạy cảm và dễ phản ứng khi có bệnh nên khi sờ ấn lên vùng huyệt, chỗ đau nhiều nhất thì vị trí huyệt rõ nhất, ví dụ như khi ấn vào huyệt túc tam lý thì gây cảm giác tê tức. Đối với những thầy thuốc dày dặn kinh nghiệm, khi bấm vào có thể xác định được một số thay đổi hình thái mà dùng mắt thường hoặc cảm giác ở tay có thể cảm nhận được như vị trí huyệt mềm, cứng hoặc nóng đỏ hơn.

Mặc dù tương đối dễ như cách xác định huyệt vị này còn nhiều hạn chế như không thể áp dụng cho trẻ nhỏ vì chúng chưa đủ trình độ mô tả chính xác các cảm giác khi được hỏi và các thầy thuốc chưa có kinh nghiệm khó có thể nhận biết được những thay đổi ở các vị trí huyệt của người bệnh.

5. Cách xác định huyệt vị dựa vào máy móc kỹ thuật hiện đại

Các nhà nghiên cứu đã phát minh máy đo điện trở để tìm huyệt vị trên cơ thể dựa vào sự thay đổi điện trở trên từng vị trí huyệt. Đây là cách xác định huyệt vị nhanh chóng nhưng không phải thầy thuốc nào cũng có điều kiện mua máy và không phải máy nào cũng có độ chính xác cao.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã chế ra các loại que dò để tìm huyệt dựa trên đặc tính thay đổi cảm giác, đặc biệt là đau khi ấn vào huyệt. Chúng được sử dụng để xác định các vị trí huyệt có đường kính nhỏ như huyệt ở vùng mặt hoặc ở loa tai.

Trên thực tế lâm sàng, tùy vào vị trí huyệt mà chọn cách xác định phù hợp, có một số cần phối hợp cùng lúc nhiều cách xác định huyệt vị. Ví dụ như để tìm huyệt nội quan thì cần dùng 3 ngang ngón tay tương đương 2 thốn đo từ lằn giữa chỉ cổ tay lên trên rồi gấp bàn tay vào cẳng tay cho gân cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé nổi rõ dưới mặt da để dễ lấy huyệt.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết tham khảo: bvyhctthainguyen.com.vn, tuetinhduong.com, tuetinhlienhoa.com.vn, thaythuoccuaban.com

Những ai không nên xoa bóp bấm huyệt?

Những đối tượng sau cần tránh bấm huyệt trong một số thời điểm:.

Mắc bệnh gout, cơ thể đang phục hồi phục sau khi chấn thương ở bàn chân, phụ nữ đang mang thai, huyết khối vì bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu..

Mắc bệnh mãn tính, hoặc bệnh ảnh hưởng đến bàn chân như viêm khớp ở bàn chân hoặc mắt cá chân..

Xoa bóp bấm huyệt có bao nhiêu thủ thuật?

Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền được chia thành 4 nhóm: Các thủ thuật tác động lên da: Xát, xoa, miết, phân, hợp, phát. Các thủ thuật tác động lên cơ: Day, đấm, chặt, lăn, bóp, vờn. Các thủ thuật tác động lên huyệt: Ấn, day, điểm, bấm.

Nên học xoa bóp bấm huyệt ở đau?

2 Đăng ký học chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt ở đâu?.

Trường Đại học Y Hà Nội..

Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương..

Đại học Y Dược Hải Phòng..

Đại học Y Thái Bình..

Trường Đại học Y Dược TP.HCM..

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch..

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn..

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch..

Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng gì?

Xoa bóp bấm huyệt là kỹ thuật được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như: Nhóm bệnh cơ xương khớp: xoa bóp có tác dụng giúp giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó do các bệnh về gân, khớp, dây chằng, giúp tăng tính linh hoạt của khớp và cải thiện vận động cho người bệnh.

Chủ Đề