Hướng dẫn cài đặt 64 bit win 7 năm 2024

Phần lớn máy tính Windows hiện nay đều trang bị 2 phiên bản 32bit và 64bit. Nếu người dùng đang sử dụng bản 32bit và muốn nâng cấp lên 64bit thì hoàn toàn có thể tự thực hiện với những hướng dẫn cách nâng cấp win 32bit lên 64bit dưới đây.

Nên cài Win 32bit hay 64bit cho máy tính

Thực tế hai phiên bản Win 64bit và 32bit không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, bản 32bit sẽ bị giới hạn dung lượng RAM tối đa 4GB trong khi Win 64bit có thể hỗ trợ dung lượng RAM lớn hơn. Do vậy, tùy thuộc vào cấu hình máy, nếu sở hữu RAM lớn hơn 4GB thì nên dùng bản 64bit. Và để kiểm tra cấu hình máy tính, mọi người có thể tham khảo hướng dẫn này.

Hai phiên bản Win 64bit và 32bit không có nhiều khác biệt

Người dùng có thể tiến hành nâng cấp Win 10 32bit lên 64bit hoặc trên Win 7. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần đảm bảo chiếc máy tính của mình được trang bị đầy đủ cấu hình phần cứng phù hợp với phiên bản 64bit. Sau đó, người dùng chuẩn bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ quá trình nâng cấp win 32bit lên 64bit cho Win 7 hoặc Win 10 bao gồm: phần mềm Winrar, bản Setup Win7 64bit.ISO và USB boot.

Chi tiết các bước nâng cấp win 7 32bit lên 64bit thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn bật chế độ hiển thị những tập tin, thư mục ẩn trên Windows lên. Tiếp đó nhấn phím Alt > chọn Tools > chọn Folder options.

Bật chế độ hiển thị những tập tin, thư mục ẩn trên Windows

Bước 2: Tại cửa sổ mới hiện lên, bạn chọn Tab View để hiển thị bảng danh sách những tùy chọn. Nhấn tiếp chọn mục Show hidden files, folders and drivers. Tại mục Hide protected operating system files, bạn bỏ chọn mục này. Ngay sau đó sẽ có thông báo xuất hiện, bạn nhấn Yes và OK để xác nhận thao tác.

Chọn mục Show hidden files, folders and drivers

Bước 3: Bước tiếp theo trong cách nâng win 7 32bit lên 64bit, bạn dùng phần mềm Winrar để giải nén bản Setup Win7 64bit.ISO tại một ổ đĩa bất kỳ trên máy tính [trừ ổ C và ổ cứng đang chứa hệ điều hành trên thiết bị].

Giải nén bản Setup Win7 64bit.ISO

Bước 4: Tại ổ đĩa C, bạn tiến hành đổi tên hoặc xóa File bootmgr. Mục đích của thao tác này nhằm gọi File bootmgr của bộ cài đặt vừa giải nén ở trên để bắt đầu tiến hành cài win 7 64 bit.

Bước 5: Tiếp theo bạn tạo và sử sụng USB boot hoặc dùng USB thường nhưng phải tạo một thiết bị cho phiên bản này.

  • Xem thêm: Cách xem máy tính 32bit hay 64bit trên Windows đơn giản nhất

Tạo USB cài Win nhanh từ USB thường

Cách biến USB thường thành USB boot như sau:

  • Cần chuẩn bị một file *.iso của hệ điều hành windows 7 Professional x64 và một USB 4GB được format về định dạng NTFS cùng với bộ phần mềm Windows 7 USB/DVD Download Tool có khả năng hỗ trợ tạo bộ cài Win ở trên USB.
  • Sau đó tải công cụ Windows 7 USB/DVD Download Tool về máy tính rồi tiến hành cài đặt.
  • Tiếp đó, bạn khởi động phần mềm hệ điều hành Windows 7 USB/DVDDownload Tool vừa cài đặt và chỉ đường dẫn đến file *.iso rồi nhấn Next để chuyển sang thao tác sau.
  • Tại cửa sổ mới hiện ra sẽ yêu cầu bạn lựa chọn 1 thiết bị phù hợp. Sau đó bạn nhấn chọn USB, và nhấn mục Begin copying thiết bị để bắt đầu bootable, thường mất vài phút.

Bước 6: Để nâng cấp Win 32bit lên 64bit, bạn cắm USB Boot vừa tạo vào máy tính và tiến hành thiết lập boot USB trước tiên rồi chọn mục Boot from Hard Drive. Ngay sau đó, máy tính sẽ gọi file bootmgr để bắt đầu tiến hành nâng cấp phiên bản Win 7 64bit.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách nâng cấp Win 32bit lên 64bit trên Windows 7 và 10, giúp người dùng nâng đời cho thiết bị. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho người dùng Windows để nâng cao trải nghiệm người dùng nhé!

Với các bạn mới dùng máy tính thì việc cài Win là vô cùng khó khăn có phải không nào? Nhớ ngày trước mình cũng vậy, mới mua được cái máy tính chẳng biết làm gì ngoài ngồi tập gõ Word. Sau 1 thời gian sử dụng thì máy tính cứ chậm dần rồi xảy ra nhiều lỗi mà mình không biết làm thế nào.

Sau nghe mấy thằng bạn bảo là cài lại Win hoặc Ghost Win gì đó thì nó chạy nhanh hơn không còn lỗi nữa. Thế là mình cứ mò tìm trên mạng cách cài đặt Win. Ngày đó mình học cài hệ điều hành Windows XP vì lúc đó Win XP vẫn còn đang hot. Bây giờ cài Win 7 thì mình thấy thì học cài Win XP khó hơn cài Win 7. Vậy nên chẳng có lý do gì mà bạn lại không tự cài Win 7 cho máy tính của mình được. Mà mình nói lạc đề hơi nhiều rồi, giờ chúng ta đi vào trọng tâm bài viết nhé.

Trong khuôn khổ của bài viết này, mình xin hướng dẫn người dùng cài đặt hệ điều hành windows 7 cụ thể như sau:

Đầu tiên các bạn cần tải File ISO win 7 về

Windows 7 Pro bản chuẩn Microsoft [32-Bit]

  • File:Win 7 Pro 32bit.iso
  • Size: 2.19 GB
  • Version: 32bit

Windows 7 Pro bản chuẩn Microsoft [64-Bit]

  • File:Win 7 Pro 64bit.iso
  • Size: 2,85GB
  • Version: 64bit

Nếu bạn gặp thông báo dưới đây, bạn chỉ cần đăng nhập gmail là xong. Điều này xảy ra khi bạn duyệt web ẩn danh hoặc chưa đăng nhập gmail

Chuẩn bị trước khi cài Win 7

  1. USB dung lượng từ 4Gb trở lên.
  2. File Win 7 .ISO 32bit hoặc 64bit [tải ở link trên].
  3. Phần mềm Rufus để tạo USB Boot – tải Rufus ở đây.
  4. Các file ở trong USB và ổ cài win [thường là ổ C] sẽ bị xóa hết. Bạn cần phải sao lưu lại các file quan trọng.

Hướng dẫn cài đặt Win 7 chi tiết bằng hình ảnh

Bước 1: Tạo USB Boot cài Win 7 bằng phần mềm Rufus

Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem ổ cứng máy bạn đang chạy ở định dạng MBR hay GPT để tạo USB boot cho phù hợp – xem hướng dẫn kiểm tra ổ cứng dùng định dạng MBR hay GPT.

Sau khi xác định được bạn tiến hành tạo USB boot theo các bước sau:

– Cắm USB vào máy tính rồi mở phần mềm Rufus lên [nhớ tắt phần mềm diệt virus đi]. bạn sẽ thấy giao diện như sau.

– Click vào Device [số 1] và chọn đúng tên USB bạn muốn tạo Boot. Sau đó click vào SELECT [số 2] và tìm mở file Win 7 .ISO.

Lưu ý: Khi mở phần mềm Rufus lên nó sẽ hỏi bạn kiểm tra update thì bạn click vào No để bỏ qua nha.

– Tiếp theo, click vào mục Partition scheme và chọn MBR hoặc GPT. Mục Target System sẽ tự động chọn loại Boot phù hợp.

  • Nếu ổ cứng của máy bạn đang để ở định dạng MBR thì chọn MBR.
  • Nếu ổ cứng của máy bạn đang để ở định dạng GPT thì chọn GPT.

– Sau đó, click Start để tiến hành tạo USB Boot. Nó sẽ hiện lên 1 cảnh báo dữ liệu trong USB sẽ bị xóa hết. Bạn ấn OK để tiếp tục.

– Sẽ mất khoảng 5 – 7 phút để tạo USB Boot. Sau khi chạy xong, nó sẽ hiển thị như sau. Click vào Close để đóng phần mềm lại và chuyển sang bước tiếp.

Bước 2: Khởi động máy tính vào USB Boot

Nếu bạn muốn cài win 7 cho máy bạn đang thao tác thì cứ cắm nguyên USB ở đó. Còn bạn muốn cài cho máy tính khác thì hãy rút USB ra và cắm sang máy tính cần cài win.

Sau đó, khởi động máy cần cài Win và nhấn giữ phím tắt vào Boot Options.

* Phím vào Boot này tùy từng máy sẽ dùng các phím khác nhau. Nó sẽ hiển thị nhanh trong khoảng 2s khi bạn khởi động máy tính như sau:

Ngoài ra, các phím vào Boot thường là phím ESC, DEL, F2, F10, F11, F12,… Nếu chưa biết, bạn có thể tìm phím Boot theo từng hãng máy ở bài viết – phím tắt vào Boot của các dòng máy.

– Khi Boot Options hiện lên, bạn dùng phím mũi tên lên/xuống và phím Enter để chọn thiết bị Boot.

Ở đây, chúng ta đang muốn Boot vào USB nên hãy để ý tới các mục có chữ USB như Tên_hãng_USB hoặc USB storage device hoặc USB Flash Drive. Ví dụ như hình dưới với chuẩn boot Legacy và UEFI.

Dạng Boot chuẩn Legacy

Dạng Boot theo chuẩn UEFI: Thường sẽ thấy có chữ UEFI ở đầu.

Mẹo nhỏ: Nếu bạn không chọn được mục nào là boot vào USB thì bạn cứ chọn thử lần lượt các mục boot có chữ USB cho đến khi nào vào được giao diện cài Win như bên dưới thì thôi.

Lưu ý: Đôi khi bạn bạn chọn đúng thiết bị boot rồi nhưng nó sẽ hiển thị dòng chữ Press any key to boot from CD or USB thì bạn nhấn Enter để vào boot.

– Khi máy bạn nhận được Boot từ đĩa DVD hoặc từ USB thì nó sẽ load file cài đặt Win 7 như sau:

Bước 3: Các bước cài đặt Windows 7

Bạn chờ nó load 1 lúc rồi nó sẽ hiện nên hình cài đặt ban đầu như sau. Bạn chỉ cần giữ nguyên các lựa chọn và ấn Next.

BĐến đây bạn click Install Now để bắt đầu cài đặt mới Win 7.

Bước này là để bạn lựa chọn phiên bản Win 7 muốn cài. Bạn có thể chọn để cài Win 7 Pro hoặc Win 7 Starter, Win 7 Home và Win 7 Ultimate. Ở đây NguyenHung.Net đang sử dụng đĩa cài Win 7 32 bit [x86]. Nếu bạn sử dụng đĩa Win 7 64 bit [x64] thì bạn có thể chọn các phiên bản 64bit để cài. Sau khi chọn xong bạn ấn Next để sang bước tiếp.

Tick chọn I accept the license terms để đồng ý các điều khoản và điều kiện của Microsoft sau đó ấn Next.

Ở bước này sẽ có 2 lựa chọn: Nếu bạn muốn nâng cấp từ các phiên bản thấp hơn như Win XP lên Win 7 thì bạn chọn Upgrade, còn để cài đặt Win 7 mới hoàn toàn thì chọn Custom [Advanced]. Ở đây chúng ta cài đặt mới Win 7 nên ấn chọn Custom [Advanced].

Tại đây bạn chọn ổ đĩa cần cài đặt Win 7. Bạn nhớ chọn ổ đĩa cài đặt hệ điều hành trước đó rồi ấn vào Drive options [Advanced] và Format để làm sạch dữ liệu cũ. Nhớ chọn cho đúng tránh chọn nhầm ổ khác sẽ mất hết dữ liệu.

Ngoài ra, bạn cần phải chọn phân vùng thuộc loại Primary nếu không sẽ không cài được Win 7. Sau khi chọn xong ấn Next.

Đến đây thì Win bắt đầu cài đặt và công việc của bạn là ngồi chờ đợi. Quá trình này nhanh hay chậm tùy thuộc vào cấu hình máy của bạn. Máy tính của bạn sẽ tự động khởi động lại 1 vài lần bạn cứ kệ nó chạy.

BỞ đây bạn đặt tên người dùng trong mục Type a user name và đặt tên cho máy tính trong mục Type a computer name sau đó bấm Next.

Tại đây bạn có thể đặt mật khẩu truy cập vào máy tính. Nếu cần đặt mật khẩu thì bạn nhập mật khẩu vào ô Type a password và nhập lại vào ô Retype your password. Nếu không cần mật khẩu thì bạn bỏ trống rồi click Next.

Đây là bước kích hoạt bản quyền cho Win 7. Nếu bạn có key kích hoạt Win 7 thì nhập vào và ấn Next, nếu không thì ấn Skip để bỏ qua.

BBạn chọn Use recommended settings để thiết lập tự động cập nhật Win 7 nhé. Nếu muốn để thiết lập sau thì bạn chọn Ask me later nhé.

Thiết lập thời gian, ngày giờ cho máy tính. Nhớ chọn đúng thời gian nhé để tránh sau này gặp 1 số lỗi. Phần Time zone bạn chọn múi giờ của Việt Nam là [UTC +07:00] Bangkok, Hanoi, Jakarta sau đó ấn Next.

Chủ Đề