Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú mẹ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa.

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ nên mọi người thường nghĩ rằng việc cho con bú là cực kỳ đơn giản. Nhưng với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu làm mẹ thì đó lại là việc thật không dễ chút nào. Hãy cùng tham khảo những hướng dẫn cho con bú mới nhất dưới đây để làm hành trang chăm sóc cho thiên thần nhỏ của bạn nhé.

1. Vì sao cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm, chất béo và khoáng chất, đặc biệt sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn sữa bò. Sữa mẹ không có các thành phần protein lạ nên sẽ không gây dị ứng cho trẻ. Chính vì thế, các bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ lớn nhanh hơn và ít có nguy cơ bị thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, còi xương hơn và thường có sức đề kháng tốt hơn so với những đứa trẻ khác.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới, sau khi sinh, mẹ nên cho trẻ bú ngay để trẻ được tận hưởng dòng sữa non đầu đời giàu dinh dưỡng. Theo các bác sĩ chuyên khoa mẹ và bé, nếu cho bé bú không đúng cách có thể gây khó chịu cho cả hai mẹ con, bé có thể quấy khóc vì không uống được hoặc uống rất ít sữa mẹ, mẹ thì có thể bị căng sữa, đau rát đầu vú, và nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất sữa.

Chính vì vậy, mẹ nên chọn tư thế cho con bú đúng và phù hợp để cả hai mẹ con cùng được thoải mái. Với những mẹ mới sinh chưa có nhiều sữa về hoặc trong thời gian mang thai hay bị căng thẳng dẫn đến tình trạng thiếu sữa, tắc tia sữa.... nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả không đáng có.

2.1 Cách bế trẻ khi cho bú:

  • Đầu và người của bé nằm trên một đường thẳng.
  • Mặt của bé quay vào bầu vú, mũi bé đối diện với núm vú.
  • Mẹ bế bé vào người và nhìn bé âu yếm hoặc trò chuyện với bé.
  • Mẹ đỡ mông bé.

Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú mẹ

Đầu và người của bé nằm trên một đường thẳng.

2.2 Cách nâng bầu vú khi cho trẻ bú:

  • Ngón tay cái mẹ để trên vú.
  • Các ngón tay còn lại tựa vào bầu ngực phía dưới vú.
  • Ngón tay trỏ nâng vú.

2.3 Hướng dẫn mẹ giúp trẻ ngậm bắt vú đúng:

  • Chạm vú vào môi trên của trẻ.
  • Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng.
  • Đưa miệng của trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

3. Lời khuyên cho các bà mẹ cho con bú

  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái
  • Chọn tư thế thích hợp sao cho cả mẹ và con cảm thấy thoải mái nhất.
  • Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, cố gắng cho trẻ bú ngay sau khi sinh.
  • Chú ý chăm sóc đầu nhũ tránh không để đầu nhũ bị tổn thương.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đảm bảo cả về chất và lượng sữa.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế các thức ăn có nhiều gia vị ( hành, tỏi, ớt...), không hút thuốc lá, không uống rượu và cà phê.
  • Tránh lao động quá sức.
  • Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự dùng thuốc vì có thể gây nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ.

Với Hướng dẫn cho con bú mới nhất mong rằng các mẹ đã có đầy đủ kiến thức để có thể nuôi con bằng nguồn sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đa số phụ nữ khi được làm mẹ đều nghĩ rằng cho con bú là một việc đơn giản và họ có thể thực hiện điều này theo bản năng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, làm sao để cho bé bú nhưng không bị sặc? Làm sao để bé bú được nhiều sữa, đủ sữa? Làm sao giúp bé và mẹ cùng thoải mái khi cho con bú? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ khi cho con bú và cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về cách cho con bú đúng cách, ti được nhiều sữa hơn.

Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú mẹ

Vì sao trong 6 tháng đầu các mẹ nên cho con bú mẹ trọn vẹn?

Các nghiên cứu cho thấy, thành phần chính của sữa mẹ bao gồm đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, các kháng thể thụ động,…với tỷ lệ hoàn hảo, phù hợp với các nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn cung cấp cho bé một số kháng thể và lợi khuẩn giúp bé cải thiện sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, giảm nguy có mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Do đó, trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn, bé có sức khỏe tốt hơn, hạn chế được các nguy cơ thừa cân, suy dinh dưỡng hay các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Hơn nữa, trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau sinh, ngực mẹ sẽ sản xuất ra sữa non. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, sau sinh, mẹ nên cho bé bú sữa non để cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, tạo nền tảng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Đây là một lượng sữa giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng IgA cao có vai trò bảo vệ màng nhầy, họng và ruột của bé đồng thời thiết lập các lợi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa. Từ đó, trẻ có thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn và giảm các nguy cơ bị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Ở những ngày đầu, ngực của mẹ có thể sản xuất khá ít sữa, tình trạng này có thể do mẹ mới sinh hay do căng thẳng khi mang thai,… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ sớm và điều này có thể gây ra một số hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ. Thông thường, khi mẹ cho bé bú, cơ thể mẹ sẽ kích thích sản xuất sữa. Bé bú càng nhiều, cơ thể mẹ sản xuất càng nhiều sữa. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi bé bú quá nhiều, thiếu sữa cho bé. Thay vào đó, mẹ nên chó bé bú thường xuyên, bú theo cữ và bú bất cứ khi nào bé đói để thúc đẩy cơ thể sản xuất và duy trì đủ sữa cho bé.

Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú mẹ
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn

Hướng dẫn cho con bú đúng cách sữa về nhiều

Khi cho trẻ bú, mẹ nên chú ý đến đến tư thế bú và cách ngậm vú của bé tránh gây khó chịu cho cả mẹ và bé khiến bé quấy khóc vì không được bú sữa, lượng sữa bé bú quá ít. Cho bé bú không đúng tư thế có thể khiến mẹ bị căng sữa, đau rát đầu vú và làm giảm khả năng sản xuất sữa của mẹ.

1. Bế bé khi cho bú

Trước khi cho tìm hiểu và lựa chọn các tư thế cho bé bú, mẹ cần nắm được cách bế bé khi cho bú và một số lưu ý khi bế bé:

  • Phần đầu và thân của bé phải nằm trên cùng một đường thẳng;
  • Mặt bé hướng vào bầu vú của mẹ, mũi đối diện núm vú;
  • Bế bé, bụng bé áp sát bụng mẹ;
  • Mẹ nên chú ý đỡ phần cổ, lưng và mông cho bé;

2. Nâng bầu vú khi cho bé bú

Để hỗ trợ và kiểm soát việc bú của bé, mẹ có thể dùng tay để nâng bầu vú và điều chỉnh hướng vú khi cho bé bú:

  • Đặt các ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú, riêng ngón cái để trên vú;
  • Dùng ngón trỏ nâng nhẹ bầu vú;
  • Ngón trỏ và ngón cái ấn nhẹ và di chuyển dần đến gần núm vú tạo thành hình chữ “U”;

Lưu ý, các ngón tay nên hoạt động nhẹ nhàng, không đặt quá sát núm vú và khum lại như gọng kìm. Điều này sẽ gây ra tác dụng ngược, cản trở dòng chảy của sữa mẹ.

3. Cho bé ngậm vú đúng cách

Bên cạnh tư thế cho con bú đúng cách, mẹ nên chú ý đến cách bé ngậm vú và giúp bé ngậm vú đúng cách nhằm đảm bảo chất lượng bú của bé. Ngậm vú không phải là là một hành động tự nhiên mà đây là một kỹ năng bé cần được học và luyện tập cùng mẹ. Bé ngậm vú đúng cách không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho bé mà còn hạn chế một số rủi ro như đau vú, nứt vú,… gây ra khi bé bú sai cách.

  • Ôm bé, sao cho mũi bé đặt gần với núm vú của mẹ;
  • Khiến miệng bé mở rộng bằng cách để đầu bé hơi ngửa về phía sau, môi trên chạm núm vú;
  • Miệng bé ngậm sâu quầng vú và các mô phía dưới quầng vú;
  • Môi dưới ở dưới núm vú, hướng ra ngoài;
  • Lưỡi bé chụm quanh đầu vú, hai bên má chụm tròn;
  • Cằm bé chạm sát vào vú, mũi thông thoáng, không bị chèn ép;

Các tư thế cho bé bú an toàn

Thực tế, có khá nhiều tư thế cho con bú đúng cách, mẹ có thể lựa chọn tư thế phù hợp với bản thân sao cho đảm bảo sự thoải mái và hiệu quả bú cho bé. Dưới đây là 3 tư thế cho bé bú an toàn được nhiều mẹ bỉm lựa chọn: ()

1. Tư thế ngồi

Tư thế ngồi là tư thế cơ bản và dễ thực hiện nhất khi cho con bú. Thông thường mỗi cữ bú của trẻ sơ sinh có thể kéo dài khoảng từ 15 đến 30 phút nên mẹ hãy chọn lựa một chỗ ngồi thoải mái, có điểm tựa như trên giường hay ghế sofa, ghế tựa.

Tư thế ngồi cho bé bú được thực hiện như sau:

  • Mẹ ngồi lên ghế hoặc giường và bế bé vào lòng, bé nằm hơi nghiêng mình, mặt hướng về bầu ngực;
  • Hai tay mẹ tạo thành một vòng cung để nâng đỡ bé, một tay nâng cơ thế bé, một tay đỡ phần cổ, đầu của bé;
  • Cho miệng bé sát vào núm vú của mẹ;
  • Bụng bé sát bụng mẹ, hông bé sát hông mẹ;
  • Phần đầu, lưng và mông bé thẳng hàng;
    Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú mẹ
    Ngồi cho bé bú là tư thế được nhiều mẹ áp dụng

Bên cạnh tư thế ngồi cơ bản khi cho con bú, mẹ cũng có thể thử một số tư thế cho con bú khác khi đang ngồi như:

Tư thế ôm bóng: Tư thế này thường được sử dụng khi các vết thương do sinh mổ của mẹ chưa lành, mẹ gặp một số vấn đề về đầu ti như đầu ti bị tụt sâu bên trong, bị dẹt, bầu vú hoặc đầu ti quá lớn hay sữa mẹ chảy mạnh gây nguy hiểm cho trẻ khi bú. Ở tư thế này, bé sẽ được nằm một bên cánh tay của mẹ sao cho miệng bé nằm ngang tầm và gần với đầu ti. Mẹ sẽ dùng cách tay bên phía nằm để đỡ phần đầu và cổ của bé, giúp đầu bé di chuyển khi bú, tay kia điều chỉnh ngực để hỗ trợ bé bú.

Tư thế giữ Koala: Tư thế này tương tự như cách gấu Koala cho con bú và được mẹ áp dụng khi trẻ đã lớn hơn một xíu, mẹ dễ bị nhức mỏi tay, lực tay yếu, không kể bế bé lâu. Khi cho bé bú, bé sẽ được đặt trên đùi của mẹ. Mẹ dùng tay đỡ bé dậy hoặc nâng nhẹ đầu gối lên để nâng bé lên, điều chỉnh ngực sao cho vừa tầm với miệng của bé.

Tư thế ngồi tựa lưng: Đây là một tư thế cho con bú thoải mái và dễ thực hiện, giảm căng thẳng cho mẹ khi phải dùng quá nhiều sức để giữ bé so với một số tư thế cho con bú khác. Mẹ nằm ngửa lưng lên một mặt phẳng có gối ghê, tạo một góc 45 độ so với giường hay mặt phẳng ghế. Sau đó, mẹ đặt bé lên bụng đưa miệng bé hướng về ngực của mẹ, dùng tay đỡ nhẹ phần lưng, phía sau cổ và đầu của bé.

2. Tư thế nằm

Tư thế nằm cho con bú thường được mẹ áp dụng khi sức khỏe của mẹ vẫn chưa hồi phục sau sinh, mẹ mệt mỏi, không có đủ sức để ngồi cho bé bú nhất là đối với các mẹ sinh mổ hoặc mẹ muốn cho bé bú để bé ngủ. Nằm cho con bú sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn, mẹ có thể nghỉ ngơi khi đang cho con bú, làm giảm áp lực lên các vết thương khi mổ.

Tư thế nằm cho con bú được thực hiện như sau:

  • Mẹ nằm nghiêng người sang một phía, dùng gối kê đầu và ke cao đùi, đầu gối;
  • Bé đặt nằm nghiêng , song song và quay mặt về hướng ngược mẹ;
  • Miệng bé đối diện với núm vú;
  • Đặt đầu bé nằm trên gối hoặc dùng tay phía dưới đỡ đầu của bé, tránh làm bé bị sặc sữa;
  • Cho bé nằm sát vào mẹ để bú;
  • Tay ở trên đỡ phần cổ, đầu hoặc lưng của bé;

Mặc dù tư thế nằm cho con bú có thể giúp con ti được nhiều sữa hơn nhưng mẹ nên lưu ý không ngủ quên khi cho bé bú và rút ti ra khỏi miệng bé nếu bé ngủ thiết đi khi đang bú. Nếu bé ngủ khi đang ti sữa, đầu ti của mẹ có thể đè lên mũi bé, gây ngạt thở. Hơn nữa, mẹ cũng nên tập ngồi dậy, đi lại sau sinh sớm để cơ thể nhanh chóng hồi phục và có thể cho bé bú trong một số tư thế khác.

Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú mẹ
Nằm cho bé bú là tư thế giúp mẹ và bé cảm thấy thoải mái nhất

3. Tư thế song sinh

Nếu mẹ sinh đôi, mẹ nên cho cả hai bé bú cùng lúc hai bên ngực. Điều này sẽ giúp mẹ tận dụng được tối đa lượng sữa của cơ thể vì sữa sẽ được chảy ra từ hai bên cùng lúc, bé bú bên phía này thì phía ngực bên kia cũng sẽ tự chảy theo.

Tư thế cho hai bé song sinh bú cùng lúc được thực hiện như sau:

  • Đặt cả hai bé nằm song song với hai bên hông của mẹ, chân hướng về phía sau lưng mẹ, đầu hướng về phía ngực, mặt áp vào đầu vú. Lưu ý, đầu và thân của bé nên đặt trên cùng một đường thẳng;
  • Mẹ có thể dùng gối chữ U, khăn mềm để lót bên dưới giúp giảm căng thẳng cho tay, hỗ trợ tay nâng đỡ cả hai bé. Mẹ không đặt thẳng hai bé lên gối vì điều này khiến bé gặp khó khăn khi bú, bé không bú được;
  • Dùng tay điều chỉnh tư thế và hỗ trợ bé tú theo thứ tự từng bé;

Lực bú của mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau nên mẹ chú ý thay đổi vị trí bú của hai bé. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng sữa cho cả hai bên ngực, đầu vú không bị lệch, mắt bé được điều chỉnh và hoạt động tốt hơn.

Tần suất cho con bú hợp lý

Để đảm bảo bé được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ bú đủ sữa mẹ nên chú ý đến tần suất cho bé bú. Đa số trẻ sơ sinh cần được bú khoảng 8 đến 12 cữ/ngày và được bú khi bé có dấu hiệu đang đói.

Dưới đây tần suất cho con bú được xây dựng dựa trên từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh:

  • Trẻ 1-2 tháng tuổi: tần suất bú 8-12 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 2-3 giờ;
  • Trẻ 3-4 tháng tuổi: tần suất bú 6-9 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 3-4 giờ;
  • Trẻ 5-6 tháng tuổi: tần suất bú 4-7 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 5-6 giờ, mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm;
  • Trẻ 7-8 tháng tuổi: tần suất bú 3-4 cữ/ngày, thời gian nghỉ giữa mỗi cữ bú từ 6-8 giờ, mẹ có thể bổ sung sữa công thức và một số thực phẩm được xay nhuyễn vào thực đơn của bé;
  • Trẻ 10-12 tháng tuổi: tần suất bú 2-3 cữ/ngày, bé đã giảm số lần bú mẹ, làm quen với việc ăn các thức ăn khác;

Các vấn đề thường gặp khi cho bé bú

Trẻ bú sau cách không chỉ làm giảm hiệu quả bú của bé mà còn có thể gây tổn thương đến cơ thể mẹ. Một số tổn thương mẹ thường gặp khi cho bé bú:

1. Đau núm

Đau núm vú là một trong những nỗi sợ hãi của các mẹ bỉm, nhất là mẹ bỉm lần đầu cho con bú. Tình trạng này thường được gây ra do bé nằm không đúng vị trí khi bú. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên kiểm tra lại tư thế của mẹ và bé khi cho con bú và có thể thử thay đổi một số tư thế khác.

2. Căng sữa

Tình trạng ngực bị căng, ứ sữa gây cảm giác căng tức ngực, ngực nặng nề khó chịu thường xuất hiện trong một vài tuần đầu sau sinh. Đây là một hiện tượng bình thường nhưng nếu tình trạng căng sữa kéo dài sẽ khiến ngực bị cứng, cản trở bé ti sữa. Do đó, mẹ nên chủ động cho bé bú thường xuyên hơn, 8-12 cữ/ngày và cho bé bú đều hai bên ngực. Bên cạnh đó, mẹ nên thực hiện một vài động tác massage bầu ngực, bôi một ít nước ấm để làm mềm vú trước khi cho bé bú, đồng thời giúp sữa xuống nhanh, dễ dàng và tự nhiên.

3. Tắc sữa

Nếu mẹ tự nhiên xuất hiện một khối u cứng ở ngực, gây đau nhức ngực và có thể bị đỏ lên, mẹ có thể đang trong tình trạng bị tắc sữa. Điều này thường được gây ra do mẹ mặc áo ngực quá chật. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên massage kích sữa cho bầu ngực và có thể dùng máy hút sữa để giúp rút bớt sữa từ bầu ngực, hút hết lượng sữa thừa. Nếu mẹ xuất hiện cảm giác đau nhức nghiêm trọng và bắt đầu có dấu hiệu sốt, mẹ cần đến gặp bác sĩ để trực tiếp kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

4. Viêm vú

Viêm vú là tình trạng vú bị nhiễm trùng với các triệu chứng tương tự như bệnh cúm bao gồm sốt và đau ngực. Mẹ thường bị viêm vú trong vài tuần đầu sau sinh hoặc trong khoảng thời gian cai sữa cho con. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do núm vú bị nứt do để lâu hoặc do mẹ bị tắc sữa hay ứ sữa.

Viêm vú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và việc cho con bú nên mẹ vẫn nên cho bé bú đều đặn. Để giải quyết tình trạng viêm vú, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ ddingj dùng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, mẹ cần hút hết sữa trong bầu ngực cho đến khi vùng bị ứng đỏ ở ngực dịu lại.

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:

Cho con bú đúng cách và phù hợp không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ, giúp mẹ và bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu mỗi khi cho con bú và được bú. Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng sữa và nguồn sữa cho bé, mẹ cũng nên chú ý cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và chủ động chăm sóc đầu vú cẩn thận. Đồng thời, trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh gây ảnh hưởng đến bé.