Hướng dẫn cúng đưa ông táo về trời Informational, Transactional

Tuỳ theo từng khu vực, từng vùng miền mà sẽ có những lễ vật khác nhau để dâng lên lễ cúng ông Táo. Thông thường lễ cúng ông Công ông Táo thường có các món sau:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 1 quả cau lá trầu

- 3 chén rượu, ấm trà

- Tiền vàng

- Thịt heo luộc

- Gà luộc hoặc quay

- Trái cây hoa quả

- Cá nướng: miền Nam thường là cá lóc nướng, miền Bắc thường là cá chép nướng

- Hương nến

- Trầu cau

- 3 mũ Táo Quân [2 đàn ông và 1 đàn bà]

- 3 bộ quần áo [2 bộ đàn ông, 1 bộ đàn bà]

- 3 đôi hia bằng giấy

- Ở miền Bắc thường có thêm: đĩa xôi gấc, giò heo, canh mọc và cá chép sống để thả sau khi cúng ngụ ý là phương tiện để ông Táo bay về Trời.

- Ở miền Nam thường có thêm: thịt kho, củ kiệu và canh khổ qua hầm.

Sau khi chuẩn bị lễ xong chuẩn bị đến phần bày lễ và văn khấn ông Công ông Táo.

Thời gian cúng là phải trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, trước lễ cúng dọn dẹp sạch sẽ khu nhà bếp, bày trí đầy đủ lễ vật đã chuẩn bị lên mâm, người cúng cần mặc trang phục chỉnh tề, khi cúng cần thành tâm cúng bái để đưa ông Táo về Trời.

II. Văn khấn cúng ông Công ông Táo

Văn khấn là một phần không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo, ngụ ý nêu lên những thỉnh cầu, ước nguyện của gia chủ với những thần linh. Sau đây là bài cúng đưa ông Táo về Trời vào tháng Chạp.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy chín phương Trời, kính lạy mười phương Chư Phật,Kính lạy Chư Phật mười phương. Con Lạy ngài Đông trù Tư mệnh,Táo phủ Thần quân. Tín chủ [chúng] con là: … Ngụ tại: … Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp năm tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương con xin thành tâm kính bái. Chúng con xin kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phúc lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Gia chủ con lễ bạc tâm thành kính lễ cầu xin mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

III. Những điều cần nhớ sau khi đưa ông Táo về Trời

Sau khi khấn vái đưa ông Táo về Trời thành tâm lần 1, người khấn có thể châm thêm trà rượu vào ly cúng. Sau đó khi nhang tàn được nửa cây nhanh, người khấn cần khấn thêm một lần nữa, chăm thêm trà rượu. Sau đó đợi nhang gần tàn, người khấn khấn lần cuối rồi mang tiền vàng, quần áo cúng, hia, mũ táo quân và giấy ghi văn khấn [nếu có] ra hoá vàng. Nếu có cúng cá chép sống, người khấn cần phải thả cá chép ra sông để ông Táo làm phương tiện để đưa ông Táo về Trời.

Lưu ý: Thả cá nhẹ nhàng, nếu có đựng trong bao ni long thì phải gỡ ra, khi thả nhớ cầu khấn để mọi việc được thuận lợi.

Cúng 23 tháng chạp vào thời gian nào? Theo chuyên gia phong thuỷ thì thời gian cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Gia đình có thể cúng vào buổi trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp.

Thời gian cúng ông Công ông Táo phải thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

2.

Cách thức cúng ông Công ông Táo

Để cúng ông Công ông Táo về chầu trời, các gia đình cần chuẩn bị 3 con cá chép đỏ và thả vào chậu nước, đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép ở đây mang ý nghĩa là “cá chép hóa rồng” để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.

Cá chép được cho là phương tiện để đưa ông Táo về trời

Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn nhất. Sau khi khấn xong, hương cháy được 2/3 thì đem vàng mã ra hóa, khi cháy hết thì đổ 3 chén rượu vào tro. Cuối cùng thì mang cá chép ra hồ để phóng sinh.

Nơi làm lễ cúng có thể là bàn thờ gia tiên chứ không nhất thiết phải lập thêm bàn thờ Táo quân.

3.

Cách chọn cá chép cúng ông Công ông Táo

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Cá chép để cúng ông Táo thường là cá chép đỏ. Khi chọn cá bạn nên chọn những chú cá còn khỏe mạnh. Để kiểm tra thì khi chạm tay vào mặt nước thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh là đạt.

Cá chép để cúng ông Táo về trời thường có màu đỏ

Khi mang cá về nhà bạn cần thả vào một chậu hoặc bát nước sạch, lưu ý không dùng tay vớt cá nhiều lần từ chỗ này sang chỗ khác. Khi mang cá đi thả ở ao, hồ, sông, suối thì nên chọn nơi nước chưa bị ô nhiễm. Lưu ý, lúc thả cá thì phải xuống tận mép nước để thả chứ tuyệt đối không đứng từ cao ném hay hất cá xuống.

4.

Đồ lễ cúng ông Công ông Táo

- Mũ Táo quân: Gồm 2 mũ ông và 1 mũ bà.

Lưu ý, mũ dành cho các ông cần có hai cánh chuồn, mũ cho bà thì không cần.

- Mâm cỗ mặn cúng Táo quân gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, mâm cỗ không thể thiếu cá chép [sống hoặc rán], vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Hiện nay, nhiều bà nội trợ đã dùng gà luộc ngậm hoa hồng bằng đĩa thịt vai luộc hay canh măng, canh mọc, canh bóng...được thay bằng các món khác như bánh chưng gấc, xôi chè, thịt đông, nem rán, miến xào lòng gà, hành muối...cho phù hợp thời tiết hoặc khả năng chuẩn bị.

Đồ lễ cúng ông Công ông Táo ngày nay thường đơn giản hơn rất nhiều

Thông thường đồ cúng, đỗ lễ chỉ có trà, bánh, kẹo...với mong muốn Táo quân "ngọt giọng". Có thể không cần thiết làm cả mâm cỗ mặn với đầy đủ các món nói trên.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy [tức gà mới lớn] để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

5.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo

- Cần tiến hành cúng lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời.

- Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.

- Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.

- Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp

- Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.

6.

Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo

Dưới đây là bài văn khấn ông Công ông Táo được chia sẻ từ chuyên gia phong thủy:

Văn khấn ông Công ông Táo chuẩn và đầy đủ

Con kính lạy Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần

Tín chủ [chúng] con là:... Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! [3 lần]

Trên đây là bài viết chia sẻ nghi lễ cúng ông Công ông Táo mà các gia đình cần biết. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn chuẩn bị ngày cúng ông Công ông Táo được đầy đủ nhất

Chủ Đề