Hướng dẫn giáo dục bệnh nhân cột sống

Tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe là phương pháp hữu hiệu để giúp người bệnh có thêm kiến thức về sức khỏe. Từ đó giúp tăng cường tập luyện, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Với nhiệm vụ chăm sóc, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người bệnh có các bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh, cột sống, phục hồi sau chấn thương, giảm đau do ung thư..., khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã và đang thực hiện tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe tới từng người bệnh.

Nhân viên hướng dẫn bài tập cho cột sống cổ

Nhân viên hướng dẫn bài tập cho cột sống cổ

Theo đó, hàng ngày nhân viên y tế của khoa hướng dẫn cách tập luyện vận động đơn giản, dễ nhớ để người bệnh có thể tự tập mọi lúc mọi nơi. Các bài tập này cũng là một phần trong phác đồ điều trị từ đó góp phần vào hiệu quả chữa bệnh cho người bệnh, đặc biệt là những người có di chứng tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng, liệt dây VII ngoại biên... Đối với mỗi một bệnh lý sẽ có một bài tập vận động khác nhau. Người bệnh được nhân viên y tế trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa để các bài tập đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó nhân viên y tế cũng tiến hành tư vấn cho người bệnh về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi phù hợp với tình hình sức khỏe cũng như tùy từng cá nhân.

Việc tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe cũng được khoa lồng ghép vào trong các buổi họp hội đồng người bệnh của khoa. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả truyền thông. Để từ đó mỗi người bệnh có thể là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa tác dụng của tập luyện, vai trò của dinh dưỡng đối với cộng đồng.

Đau thắt lưng là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức đốt sống L1 đến nếp lằn mông

Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng, ước tính khoảng 80% người trưởng thành có đau thắt lưng. 50% bệnh nhân có thể khỏi đau trong vòng 2 tuần, nhưng có thể tái phát nhiều lần sau đó và từ 10 - 30% trong những người này chuyển thành đau thắt lưng mạn tính.

+ Nguyên nhân và phân loại Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng rất đa dạng, thường được chia thành hai nhóm chính: do nguyên nhân cơ học [mechanical low back pain] hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể. Nguyên nhân cơ học Chiếm tới 90-95% hay gặp nhất ở lứa tuổi dưới 45 và đứng thứ ba ở lứa tuổi muộn hơn, bao gồm các nguyên nhân tương ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp liên mấu như căng dãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức, thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, loãng xương, trượt thân đốt sống, các dị dạng thân đốt sống [cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1] cong vẹo cột sống… Đau thắt lưng do nhóm nguyên nhân này diễn biến thường lành tính. Đau vùng thắt lưng triệu chứng gợi ý một bệnh trầm trọng hơn hoặc bệnh lý toàn thân Bệnh loãng xương, loạn sản, rối loạn chuyển hoá [bệnh paget, bệnh to đầu chi…], bệnh khớp mạn tính [viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp], chấn thương cột sống, nguyên nhân nhiễm khuẩn [lao cột sống hoặc nhiễm vi khuẩn không do lao], do u hoặc ung thư [ung thư cột sống, u tủy, bệnh Kahler…], đau thắt lưng phóng chiếu do các bệnh lý nội tạng khác như sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tiền liệt tuyến… + CHẨN DOÁN Hỏi bệnh - Tiền sử chấn thương hoặc các bệnh nội khoa khác trong tiền sử hoặc hiện tại. - Đặc điểm của đau: hoàn cảnh xuất hiện và diễn biến của đau [đau từ từ hay đột ngột ], vị trí đau, hướng lan, tính chất đau [đau dữ dội, đau như điện giật hoặc cảm giác đau nhức buốt, đau âm ỉ ], các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau [động tác cúi, nghiêng, ho hắt hơi hoặc giảm đau khi nghỉ, tư thế làm giảm triệu chứng đau], các triệu chứng phối hợp khác [triệu chứng toàn thân, mệt mỏi, gày sút cân, cảm giác tê bì, hoặc mất cảm giác, rối loạn cơ tròn, liệt vận động, …]. - Kết quả điều trị trước đó như thế nào. - Ảnh hưởng của đau đến trạng thái tinh thần cảm xúc, tâm lý và các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân. Khám và lượng giá chức năng Việc thăm khám lượng giá chức năng chỉ tiến hành khi đã có một bệnh sử toàn diện qua hỏi bệnh như trên. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh lý toàn thân khác cần khám đầy đủ các cơ quan hô hấp, tim mạch, tiết niệu… Thăm khám tại chỗ - Quan sát sự cân đối về hình dáng, tư thế, dáng đi của người bệnh, phát hiện các biến dạng cột sống, tư thế chống đau.Vị trí cân bằng của khung chậu qua xác định vị trí gai chậu trước trên, gai chậu sau trên, chiều dài hai chân. - Biên độ hoạt động của cột sống: tất cả các cử động gập - duỗi - nghiêng sang bên nên được đo bằng thước dây hoặc thước đo độ, nghiệm pháp Schober, Stibor, nghiệm pháp tay - đất. - Sờ nắn các cơ cạnh sống, cơ ụ ngồi, phát hiện các dấu hiệu co cứng cơ. Vuốt dọc các gai sau đốt sống phát hiện biến dạng cột sống [mất đường cong sinh lý, gù, vẹo hoặc ưỡn quá mức], tìm các các điểm đau chói tại thân đốt, khe đĩa đệm hoặc điểm đau cạnh sống. - Thăm khám khớp háng và khớp cùng chậu: đo tầm vận động khớp háng ở các tư thế gập, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài, dấu hiệu Patrick, nghiệm pháp ép và dãn cánh chậu. Thăm khám về thần kinh khi nghi ngờ có tổn thương tủy hoặc rễ dây thần kinh - Các nghiệm pháp căng rễ - dây thần kinh khi nghi ngờ có tổn thương dây thần kinh hông to: Dấu hiệu Lasègue và hệ thống điểm đau Walleix, dấu hiệu giật dây chuông [ấn vào khoảng liên gai L4-L5 hoặc L5-S1, bệnh nhân đau dọc theo đường đi của thần kinh toạ vùng rễ chi phối]. - Phản xạ gân xương và lượng giá cơ lực của các nhóm cơ mông và hai chân. - Khám cảm giác để định khu các rễ thần kinh bị tổn thương. Khám cảm giác vùng xương cùng, vùng quanh hậu môn và trương lực cơ thắt hậu môn để phát hiện hội chứng đuôi ngựa. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng - Chụp X quang quy ước cột sốngthắt lưng ở tư thế thẳng, nghiêng, chếch. Phát hiện được các biến dạng gù vẹo, thoái hóa, loãng xương, gãy cột sống, các dị dạng bẩm sinh của cột sống…có thể giúp chẩn đoán xác định một số bệnh đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học. - Chụp cắt lớp vi tính trong trường hợp nghi ngờ, phân biệt tổn thương do khối u ở cột sống, khung chậu hoặc vùng sau phúc mạc. - Chụp cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, các khối u trong tủy, viêm màng nhện và sự thâm nhiễm, phá hủy của đốt sống chèn ép các rễ thần kinh, sự biến đổi của các dây chằng. - Siêu âm hố chậu và ổ bụng: có thể giúp tìm nguyên nhân đau thắt lưng phóng chiếu do các bệnh lý nội tạng khác như sỏi thận, viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tiền liệt tuyến… - Đo mật độ xương: chẩn đoán loãng xương - Các xét nghiệm máu khác như công thức máu, máu lắng, sinh hóa máu, chất chỉ điểm u… có giá trị giúp chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng do viêm nhiễm, ung thư, rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh toàn thân khác. + Điều trị và phục hồi chức năng Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng - Quan trọng nhất là chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân gây đau thắt lưng. - Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. - Kết hợp điều trị theo “đa phương thức” giữa các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc với mục tiêu giảm đau, duy trì chức năng cột sống, phòng ngừa đau tái phát hoặc các biến dạng cột sống hoặc tiến triển bệnh nặng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. - Các can thiệp phẫu thuật chỉ đặt ra khi thực sự cần thiết và phương pháp bảo tồn không có hiệu quả. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng Trong trường hợp đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, tùy các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, có thể áp dụng các kỹ thuật sau: - Trong giai đoạn cấp nằm nghỉ tại giường ở tư thế thoải mái nhất, có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với khớp háng gấp 45độ và một chiếc gối đặt dưới đầu gối làm thư giãn cơ vùng thắt lưng và cơ ụ ngồi. - Các kỹ thuật vật lý trị liệu như hồng ngoại, quấn nóng paraffin, điện xung giảm đau, siêu âm, sóng ngắn có tác dụng giảm đau, dãn cơ, gia tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, tăng cường chuyển hóa phục hồi các mô tổn thương. Có thể áp dụng trong giai đoạn đau thắt lưng cấp và bán cấp. Điều trị ngày 1-2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 phút. - Các kỹ thuật massage, di động mô mềm vùng thắt lưng và chân bị bệnh. Qua cơ chế phản xạ và cơ học, có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết, điều hoà quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau. - Kéo dãn cột sống: Kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay trong giai đoạn cấp hoặc bằng máy kéo dãn trong giai đoạn bán cấp và mãn tính, áp dụng 1-2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút. Chỉ định trong các trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, có tác dụng làm giảm áp lực nội khớp đồng thời làm căng hệ thống dây chằng quanh khớp đặc biệt là dây chằng dọc sau, giảm đè ép lên rễ thần kinh hoặc đĩa đệm. - Thuỷ tri liệu: thông qua tác dụng của nhiệt, tác dụng đè ép hoặc nâng đỡ của nước, có thể kết hợp với bồn xoáy, tạo sự thư dãn, điều trị các rối loạn do bệnh gây ra và đồng thời giúp cho bệnh nhân dễ dàng thực hiện các bài tập vận động mà bình thường không thể làm được. - Áo, nẹp trợ giúp: giúp giảm đau và hỗ trợ chịu lực cho vùng CSTL. Sử dụng trong giai đoạn cấp và bán cấp, hoặc sử dụng lâu dài cho bệnh nhân bị trượt đốt sống, nghề nghiệp đặc thù ngồi lâu hoặc thường xuyên mang vác nặng. - Các bài tập vận động: Mục đích để tăng cường sức mạnh cơ vùng bụng và thắt lưng, điều hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thắt lưng, vùng đùi và vùng bụng, giảm tải trọng cho cột sống, tạo sự mềm dẻo, ổn định thân người khi di chuyển, giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn. Chỉ định trong giai đoạn bán cấp hoặc mạn tính các bài tập McKenzie hoặc Williams. - Tập luyện dáng đi đúng và chỉnh sửa tư thế, động tác sai: các tư thế làm việc gò bó làm mất cân bằng cột sống như quá ưỡn cột sống thắt lưng, quá vặn, quá nghiêng… đều cần được điều chỉnh nhằm tránh tái phát đau cột sống thắt lưng, tránh các vận động bất thường, đột ngột, các động tác thể thao hoặc vận động quá mức. Hạn chế mang vác vật nặng hoặc nếu phải mang vác nặng cần giữ tư thế lưng thẳng và khung chậu nghiêng ra sau. - Hoạt động trị liệu kết hợp với chương trình tập luyện vận động tăng tiến dần dần giúp nâng cao sức khỏe, tránh hiện tượng gây biến đổi cấu trúc, biến dạng hệ cơ xương khớp sau này. - Giáo dục tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh đau tái phát cũng như giúp bảo vệ cột sống tốt hơn. Duy trì lối sống tích cực, năng động, các hoạt động thể lực hợp lý như bơi lội, đi bộ, đạp xe, song không nên tập luyện quá sức, nên tăng dần, thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Giảm cân nếu thừa cân. Cần hướng nghiệp tuỳ theo mức độ tổn thương cột sống thắt lưng hoặc, cần hướng dẫn các biện pháp thích nghi với nghề nghiệp. Điều trị nội khoa Thuốc Trong điều trị đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, thường kết hợp ba nhóm thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, và thuốc giãn cơ. - Thuốc chống viêm không steroid: dùng đường tiêm khi đau cấp và đau nhiều, đường uống khi đau ít hoặc giai đoạn bán cấp - Thuốc giảm đau bậc một Nếu đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau bậc hai - Thuốc giãn cơ - Trong một số trường hợp đau thắt lưng mạn tính hoặc đau thần kinh tọa kèm, ngoài cơ chế đau tiếp nhận [nociceptive pain ] còn có cơ chế đau thần kinh [neuropathic pain] có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau thần kinh nhóm Gabapentin hoặc Pregabalin [Lyrica]. Các điều trị khác - Can thiệp thay đổi nhận thức - hành vi giúp bệnh nhân đối mặt và kiểm soát tốt hơn tình trạng đau mạn tính của mình. - Tâm lý trị liệu: khi bệnh nhân có các rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm do tình trạng đau mạn tính gây ra. - Can thiệp thủ thuật tại chỗ: phong bế cạnh cột sống thắt lưng, phong bế rễ thần kinh ở khu vực lỗ ghép, tiêm ngoài màng cứng, phong bế hốc xương cùng. Chỉ định khi có dấu hiệu kích thích hoặc chèn ép rế thần kinh. - Can thiệp phẫu thuật: chỉ định khi điều trị bảo tồn không có hiệu quả hoặc để điều trị nguyên nhân gây bệnh như chấn thương, chỉnh hình cột sống, u tủy, thoát vị đĩa đệm nặng.

Nguồn từ sách "Phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp"

Chủ Đề