Hướng dẫn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Làm sao để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách ấn tượng? Đây là một trong những câu hỏi khó nhất trong tuyển dụng, vì đó là câu hỏi mở, nên sẽ có rất nhiều cách trả lời.

Nếu trả lời không đúng, bạn sẽ vô tình tự đánh mất đi cơ hội tìm kiếm việc làm của mình chỉ ngay từ những câu nói đầu tiên.

Trong bái viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng một cách ấn tượng và hiệu quả nhất.

Mục lục

Lỗi sai khi giới thiệu bản thân

Một lỗi sai phổ biến nhất mà anh thường thấy đó chính là nhiều bạn sẽ hay lôi lại cái sơ yếu lý lịch của mình để mà giới thiệu:

Hướng dẫn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Lỗi sai ở đây là gì?

Nhà tuyển dụng không hề muốn biết bạn tên gì? Trường nào? Quê ở đâu? Sở thích là gì? Nếu muốn biết, họ đã hỏi cụ thể ra luôn rồi.

Đây là một cách trả lời chứng tỏ bạn chưa có một sự chuẩn bị nghiêm túc trước khi bước vào buổi phỏng vấn.

Góc nhìn của nhà tuyển dụng:

Đứng từ góc nhìn của môt nhà tuyển dụng, thông qua câu hỏi đơn giản đó, điều mà họ muốn thấy chính là TƯ DUY của người trả lời.

Bởi vì đây là một câu hỏi mở, sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Nhưng nếu câu trả lời của bạn đủ ấn tượng, sắc sảo, họ sẽ đánh giá bạn hơn cao hơn rất nhiều so với các ứng viên khác.

Cho nên, điều bạn cần làm đó là chuẩn bị thật kĩ cho mình một phần giới thiệu bản thân thật đúng “công thức” để mang lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

Công thức áp dụng:

Đầu tiên, bạn đừng nói về bản thân quá nhiều. Hãy nói về những giá trị, khả năng đóng góp cho công ty, khách hàng mà mình có thể mang lại.

Hướng dẫn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty phát triển hơn?

Sau đây là những câu hỏi bạn có thể trả lời khi giới thiệu bản thân.

Dành cho người đã có kinh nghiệm làm việc:

  • Chuyên môn của bạn là gì?
  • Bạn thường chịu trách nhiệm cho những đối tượng nào?
  • Kết quả bạn đã đạt được là gì?
  • Những kết quả đó, bạn đạt được thông qua những quy trình, kiến thức, kỹ năng gì?

Dành cho những bạn “trẻ” chưa có nhiều kinh nghiệm:

  • Đối tượng bạn muốn hướng tới là ai?
  • Bạn muốn giúp họ đạt được những kết quả nào?
  • Thông qua những trải nghiệm thời sinh viên, cái bạn đang có là gì?

Thay vì chia sẻ những điều bản thân đã làm được trong quá khứ, hãy biến chúng thành những thứ bản thân muốn làm ở hiện tại và trong tương lai để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp giữa bạn và công ty.

“Em chuyên giúp cho… *đối tượng… đạt được kết quả… mà họ mong muốn, thông qua những kỹ năng, quy trình, kiến thức mà em có.”

Đừng quá lo lắng về việc bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì nếu công việc đó đòi hỏi một kỹ năng nhất định, nhà tuyển dụng đã không gọi bạn đến phỏng vấn rồi.

Công ty gọi bạn tới nghĩa là họ sẵn sàng huấn luyện cho bạn về mặt kỹ năng để làm công việc này. Cái quan trọng họ tìm kiếm là thái độ và cách ứng xử của bạn.

Có thể ở thời điểm phỏng vấn, những điều bạn đưa ra chưa thật sự mang lại giá trị cho công ty. Nhưng nó chứng tỏ được thái độ thật sự mong muốn làm việc tại nơi này của bạn.

Đó là điều doanh nghiệp rất cần khi muốn tuyển một người chưa có quá nhiều kinh nghiệm.

Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

– Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 1:

Em chào các anh chị. Lời đầu tiên em xin cảm ơn các anh chị và Quý công ty đã cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Sau đây em xin giới thiệu đôi nét về bản thân. Em là …, … tuổi. Em đã tốt nghiệp đại học X, chuyên ngành …

Sau 1 năm ra trường, em đã có kinh nghiệm làm Marketing cho agency A trong vòng 1 năm. Em khá tự tin vào khả năng viết của bản thân nhờ vào việc theo học chuyên Văn từ cấp 3 và sau đó em cũng đạt được một số giải thưởng về bộ môn này như giải Học sinh giỏi quốc gia. Em luôn tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết thông qua công việc viết content cho công ty làm về quảng cáo.

Trong quá trình tích lũy công việc, em không tách rời việc rèn thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc dưới áp lực. Nhờ vậy mà các nhiệm vụ hay tổ nhóm em đều làm việc năng suất và hiệu quả.

Em tin rằng với những gì em đã tích lũy được trong thời gian, em có thể đảm nhận được vị trí Content Creator của công ty mình. Em cảm ơn anh chị đã lắng nghe.

– Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 2:

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và Quý công ty đã cho tôi cơ hội tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Tôi tên là…. Tôi vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành…. Và đang tìm kiếm công việc đầu tiên.

Tôi là người ham đọc sách, thích học hỏi và hướng ngoại. Tôi thích làm việc trong môi trường nghiêm túc và có thể phát triển sự nghiệp. Tôi tin rằng với những gì tôi đã tích lũy được trong thời gian học tập cũng như qua các hoạt động xã hội, tôi có thể đảm nhận được vị trí… của Quý công ty. Tôi xin cảm ơn anh chị đã lắng nghe.

Lời kết

Kỹ năng phỏng vấn là một điều không thể thiếu cho bất kì ai sau này khi đi làm đều cần nên trang bị cho bản thân mình.

Và để có cho bản thân một sơ yếu lí lịch “hoành tráng” cho những công việc sau này, việc nói giỏi trong phỏng vấn thôi là chưa đủ, mà bạn cần nâng cấp cho bản thân những kỹ năng cần thiết như là “nội lực” để xây chắc sự tự tin cho mình.

Nên, nếu bạn muốn nâng cấp cho bản thân kỹ năng về lãnh đạo, gia tăng hiệu suất công việc thì có thể dành ra 2 tiếng để tham gia 1 buổi Workshop về Leadership của anh.

Trong buổi, bạn sẽ biết được bí mật đã giúp anh từ một nhân viên xếp hạng “bét” trong công ty, luôn ngập đầu trong deadline, trở thành nhân viên xuất sắc dẫn dắt hàng trăm đội nhóm đạt được kết quả vượt ngoài mong đợi như thế nào.