Hướng dẫn gói quà kiểu nhật năm 2024

Bạn đã chán những cách gói quà thông dụng, những gói quà thường thấy và muốn có điều đặc biệt dành tặng cho người thân của mình thì hãy tham khảo nghệ thuật gói quà Furoshiki Nhật Bản.

Những ngày đặc biệt, ngày lễ Tết bạn sẽ thấy những món quà được gói cẩn thận trong giỏ quà, những dịch vụ gói quà bằng giấy gói trở nên thịnh hành hơn thế nhưng những cách gói này lại quá tầm thường và bạn chỉ muốn dành tặng điều đặc biệt đến người thân của mình. Furoshiki chính là nghệ thuật gói quà bằng vải của người Nhật rất ý nghĩa bạn có thể tham khảo.

1Furoshiki là gì?

Furoshiki với Furo nghĩa là tắm rửa. Tầng lớp quý tộc xã hội cổ đại Nhật coi việc tắm rửa là hành động cao sang nhằm “thanh lọc cơ thể và tâm hồn”. Và để cơ thể không bị lộ khi vào nhà tắm, các quý tộc thường mang một khăn vải có hoa văn, màu sắc khác nhau để ngồi lên đó thay quần áo, sau khi tắm xong họ sử dụng khăn vải để gói đồ ướt mang về.Dần thói quen này trở nên phổ biến hơn không chỉ trong việc tắm rửa mà còn cả gói những đồ vật thường ngày. Với người Nhật khi nhìn thấy vải gói đồ là có cảm giác “gói trọn cả thế giới”, gói trọn cả những tấm lòng của mình vào món đồ đó.Thế nên ngoài mục đích gói gém đồ đạc ra, vải còn được dùng để gói lấy những món quà với mong muốn thể hiện tấm lòng của người tặng. Theo tập tục của Nhật Bản, tặng quà mà không gói quà, trực tiếp tặng là thất lễ. Món quà sẽ chứa đựng nhiều ý nghĩa và toát lên tấm lòng của người tặng nếu được bọc cẩn thật, đẹp mắt bởi một miếng vải.

2Ý nghĩa hoa văn trên vải gói quà

Hiện nay người Nhật thường sử dụng vải gói đồ hình vuông có kích thước khoảng 70 – 90 cm. Theo văn hóa trang trí của xứ hoa anh đào, người lớn tuổi thường thích hoa văn đời Đường, tao nhã, đơn giản. Những hoa văn ấy vừa phóng khoáng, lại chứa đựng hàm ý cát tường phồn vinh.Những hoa văn như hoa, chim, gió, trăng hay thậm chí là những hình tượng được người Nhật yêu thích như Pikachu dành cho đối tượng trẻ tuổi, năng động.Bên cạnh hoa văn, màu sắc cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Màu đỏ thể hiện thành ý chúc mừng tin vui, mang đến niềm vui cho người nhận. Để thể hiện sự kính trọng, người Nhật sẽ chọn màu tím

Người Nhật Bản rất cẩn thận và tinh tế. Khía cạnh đó của người Nhật còn thể hiện trong cách họ gói quà mang tặng người thân, bạn bè. Nếu bạn cũng là người yêu thích những món quà được bọc bằng vải mang đặc trưng của Nhật Bản, hãy thử tham khảo một vài cách dưới đây nhé!

1. Bọc giỏ hoa quả

Tưởng như với hoa quả, những đồ vật khó định hình, thì việc bọc gói sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu bạn sử dụng một tấm khăn vuông thì đây lại là một công việc dễ thao tác và rất tiết kiệm thời gian.

Những thứ bạn cần:

- 1 đĩa mây chất liệu mây tre đan đủ để chứa số hoa quả bạn có.

- 1 tấm khăn vuông hoặc chữ nhật, có đường chéo gấp 3 lần đường kính nhỏ nhất của đĩa.

Bước 1: Bỏ hết hoa quả ra ngoài. Đặt chéo tấm khăn [mặt trái ngửa lên trên] rồi đặt chiếc đĩa cân bằng vào giữa. Lần lượt gập 2 mép khăn trùm lên đĩa. Chú ý đường gập vuông góc với đường kính nhỏ nhất của đĩa [nếu chiếc đĩa có hình bầu dục].

Bước 2: Xoắn 2 đầu khăn thừa lại thành hai dải vải dài.

Bước 3: Dựng hai dải vải lên và buộc túm ở giữa để tạo thành quai giỏ.

Vậy là xong! Chiếc giỏ này có độ bền ngang ngửa với giỏ quai mây thông thường, thậm chí còn dẻo dai và bền màu hơn nhờ tính chất của sợi vải.

2. Bọc hộp quà vuông

Thông thường, ta thường bọc hộp quà vuông bằng giấy rồi đính thêm một chiếc nơ. Với người Nhật, một vuông vải có thể thay thế vai trò của cả giấy gói và nơ.

Những thứ bạn cần:

- Một hộp quà vuông.

- Một vuông vải lớn [vải cần có diện tích tương đối lớn so với hộp để có thể thắt nơ dễ dàng].

Bước 1: Đặt hộp quà vào giữa vuông vải sao cho các cạnh của hộp quà vuông góc với mép vải.

Bước 2: Buộc hai góc vải đối nhau để tạo thành nút buộc đầu tiên. Tiếp tục buộc túm hai góc vải còn lại.

Bước 3: Dùng 4 lọn vải thừa ra sau khi buộc để tạo hình chiếc nơ và căn chỉnh cho cân.

Chỉ vậy thôi là bạn đã hoàn thành xong các công đoạn gói quà. Có thể nói với hộp quà có hình dáng vuông, bạn có rất nhiều lựa chọn về cách bọc quà. Khi thời gian là ưu tiên hàng đầu, hãy áp dụng cách trên của người Nhật.

Cũng với dạng quà có hình dáng khối vuông hoặc khối chữ nhật, người Nhật Bản còn có hai giải pháp khác. Bạn cần chuẩn bị một miếng vải hình chữ nhật có họa tiết mà bạn ưng ý.

Kiểu gói số 1 gồm 3 bước.

Bước 1: Đặt quà vào giữa và dọc theo chiều miếng vải.

Bước 2: Lần lượt gấp 2 mép vải theo chiều ngang, trùm lên hộp quà.

Bước 3: Kéo hai phần vải thừa 2 bên lên và thắt lại thành hình chiếc nơ.

Kiểu gói thứ 2 gồm 4 bước.

Bước 1: Đặt hộp quà vào giữa và dọc theo tấm vải. Gập 2 mép theo chiều rộng của tấm vải vào giữa sao cho mép vải nằm sát mép hộp quà.

Bước 2: Túm hai phần vải 2 bên thành hình nan quạt, đồng thời gập 2 mép vải còn lại vào giữa, trùm lên hộp quà.

Bước 3: Buộc túm 2 nan quạt lại tạo thành hình chiếc nơ ở giữa.

3. Gói quà kiểu tay nải.

Hẳn người Việt Nam nào cũng quen thuộc với hình ảnh chiếc tay nải. Trong quá khứ, nhiều hành lý như áo quần, sách vở, thậm chí là tiền bạc đều được giữ trong tay nải. Người Nhật cũng có kiểu gói ghém tương tự và họ đã biến tấu, áp dụng nó vào đời sống hiện đại, trong lĩnh vực gói quà.

Những thứ bạn cần:

- 1 vuông vải lớn.

- Và chỉ vậy thôi là đủ!

Bước 1: Gập vuông vải thành hình tam giác, mặt phải của vải nằm ra ngoài.

Bước 2: Thắt 3 nút ở 3 góc tam giác.

Bước 3: Chỉ cần cầm lấy nút thắt ở góc vuông tam giác và kéo lên, bạn đã có thể thấy chiếc tay nải của mình được thành hình.

Kiểu gói ghém này có thể được dùng để chứa thực phẩm như bánh mì , hoa quả… hay các đồ vật không có phom dáng, chất liệu cứng. Đôi khi, nó cũng có thể biến thành chiếc túi làm điệu của chị em phụ nữ khi đi mua sắm hay lúc dạo chơi, cắm trại.

4. Gói chai rượu bằng vuông vải.

Nhiều người lựa chọn rượu làm quà tặng cho buổi sinh nhật của đồng nghiệp hoặc bạn bè. Một chai rượu ngon cần một bao bì đẹp. Sau đây là các bước giúp bạn dễ dàng là đẹp cho quà tặng của mình.

Những thứ bạn cần:

- Một vuông vải có đường chéo lớn hơn chiều cao chai rượu [ít nhất 15 – 20cm].

- Và tất nhiên là một chai rượu ngon.

Bước 1: Thực hiện như khi bắt đầu gói kiểu tay nải, bạn đặt chai rượu vào giữa và buộc túm hai góc khăn đối nhau, thắt một nút phía trên nút chai.

Bước 2: Buộc túm hai góc khăn còn lại về đằng trước, tạo thành hình chiếc nơ.

Bước 3: Với hai đoạn khăn còn thừa ra phía trên đầu, thắt thêm một nút nữa để tạo thành hình nơ thứ 2.

Thế là bạn đã hoàn thành “giấy gói quà” bằng vải cho chai rượu đậm đà của mình. Với kiểu gói này, bạn có thể cầm vào thân chai rượu hoặc cầm túm phía trên để mang đi bất cứ đâu.

Ngoài ra, người Nhật còn có 2 cách khác để gói tặng rượu làm quà. Bạn cần chuẩn bị một miếng vải hình chữ nhật có chiều dài gấp khoảng 2 lần rưỡi chiều cao chai rượu và chiều rộng gấp 3 lần đường kính chai rượu.

Kiểu 1 gồm 3 bước.

Bước 1: Đặt chai rượu xuôi theo chiều tấm vải, đít chai cách mép vải khoảng nửa độ cao của chai [không tính phần thắt lại phía trên]. Gập phần mép vải ngắn đó trùm lên chai rượu.

Bước 2: Gấp 2 mép phía bên cạnh trùm lên chai rượu.

Bước 3: Xoắn phần vải thừa phía trên lại và để buông thõng tự do. Vậy là xong!

Kiểu 2 phức tạp hơn, gồm 4 bước.

Bước 1: Để chai rượu dọc theo tấm vải nút chai gần như chạm tới một mép vải. Gặp phần vải thừa phía dưới lên theo chiều nghiêng, góc vải góc nhất cách đít chai khoảng 10cm.

Bước 2: Gấp mép vải hai bên lại, trùm lên chai.

Bước 3: Xoắn phần vải thừa và cuốn quanh chai rượu rồi gài lại. Chú ý không để vải cộm dưới đít chai, khiến chai bị đổ.

Người Nhật luôn khiến những dân tộc khác phải khâm phục về sự tinh tế của mình. Gói quà bằng vải kiểu Nhật thực ra cũng chính là một hình thức nghệ thuật thể hiện rõ nét tính cách ấy của người Nhật Bản. Ngày nay, cùng với sự giao lưu văn hóa, những kiểu gói quà rất Nhật Bản này đã đến với nhiều nơi trên toàn thế giới và được áp dụng rộng rãi trong đời sống hiện đại.

Chủ Đề