Hướng dẫn lập dự toán điều chỉnh bổ sung năm 2024

Theo phản ánh của bà Kim Huế [Ninh Bình], Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định, trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng quy định, dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:

"a. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Luật này;

  1. Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
  1. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng".

Như vậy, có 2 trường hợp điều chỉnh dự toán vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Một là, điều chỉnh dự toán do "điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Luật Xây dựng".

Hai là, điều chỉnh dự toán do "được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt".

Căn cứ Luật Xây dựng, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, có 2 cách hiểu và áp dụng quy định về thẩm quyền của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong việc điều chỉnh dự toán vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, như sau:

- Cách hiểu và áp dụng pháp luật thứ nhất: Việc điều chỉnh dự toán với lý do thứ 1 thì chủ đầu tư được quyền phê duyệt và không phải báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt, với lý do theo quy định tại Khoản 24, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, việc điều chỉnh dự toán do đã được thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư điều chỉnh.

Trường hợp điều chỉnh dự toán theo lý do thứ 2 thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt. Nếu hiểu theo cách này thì chưa bảo đảm tuân thủ quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP vì quy định không có hướng dẫn cụ thể áp dụng như trên.

- Cách hiểu và áp dụng pháp luật thứ hai: Việc điều chỉnh dự toán trong các trường hợp [với lý do thứ 1 hoặc lý do thứ 2 hoặc cả 2 lý do trên] mà làm vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi phê duyệt vì:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 84; Khoản 4, Khoản 6, Điều 78 Luật Xây dựng; theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH thì dự toán là một phần của thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; dự toán điều chỉnh là một phần của thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và Chính phủ [Nghị định] sẽ quy định chi tiết việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán.

Theo Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ: "4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt".

Bà Huế hỏi, trong các cách hiểu và áp dụng quy định về pháp luật nêu trên thì cách hiểu và áp dụng nào là đúng quy định?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở [gồm cả dự toán xây dựng] làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 85 Luật Xây dựng.

Trường hợp điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Điểm a, b, Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Việc thẩm định dự toán điều chỉnh làm căn cứ để phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng.

Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình [sau đây viết tắt là EPC]. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp dự án với các nhà thầu xây dựng thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Các tổ chức, cá nhân tham khảo các quy định tại Thông tư này để xác lập và quản lý hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn khác. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng Thông tư quy định việc điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng. Theo đó, việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 50/2021/NĐ-CP. Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hợp đồng thì phải ký kết phụ lục hợp đồng làm cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình phê duyệt dự toán điều chỉnh, phát sinh theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hợp đồng xây dựng làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, loại giá hợp đồng, đồng tiền thanh toán và phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng thực hiện thanh toán theo thời gian [theo tháng, tuần, ngày, giờ] thì việc điều chỉnh mức tiền lương cho chuyên gia thực hiện theo công thức điều chỉnh cho một yếu tố chi phí nhân công tại mục I Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm đánh giá tác động của các sự kiện bất khả kháng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng để xác định, quyết định điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cần thực hiện các công việc sau:

  1. Bên giao thầu, Bên nhận thầu căn cứ yêu cầu tạm dừng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đánh giá tác động đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định, thỏa thuận điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng.
  2. Trường hợp phát sinh chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng thì Bên giao thầu, Bên nhận thầu căn cứ nội dung hợp đồng, hướng dẫn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự kiện dẫn đến tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng làm cơ sở xác định, thỏa thuận về các khoản mục chi phí phát sinh hợp lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2023 và thay thế các Thông tư sau: Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng, Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình và Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.

Các tin khác

  • Quy định áp dụng định mức dự toán chuyên ngành thí nghiệm điện đường dây, trạm biến áp[28/03/2023]
  • Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa[28/03/2023]
  • Sửa đổi quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ[27/03/2023]
  • Quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án[27/03/2023]
  • Hướng dẫn thu, nộp khoản đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam[27/03/2023]
  • Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông[27/03/2023]
  • ​Thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính[24/03/2023]

Dự toán điều chỉnh bổ sung do ai lập?

Nhà thầu lập dự toán bổ sung, phát sinh trên cơ sở khối lượng bổ sung, phát sinh được thống nhất giữa các bên, quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các thoả thuận trong hợp đồng”.

Lập dự toán gói thầu là gì?

Dự toán gói thầu là gì? Dự toán gói thầu được hiểu là toàn bộ chi phí cần thiết được sử dụng thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Dự toán xây dựng công trình là gì?

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Dự toán phát sinh là gì?

Lập dự toán phát sinh được hiểu là việc tính toán trước giá trị có thể sẽ phải chi trả thêm khi thực hiện một dự án xây dựng nào đó. Cách lập dự toán phát sinh được lập ra dựa trên cơ sở khối lượng của các công việc được bóc tách từ bản vẽ thiết kế thi công. Ngoài ra còn dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác.

Chủ Đề