Hướng dẫn mở rộng vốn từ đồ chơi trò chơi tuần 16

Bài tập thực hành tiếng việt 4 tập 1. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao.

1. Các câu đố dưới đây nói về những đồ chơi, trò chơi gì? Ghi tên gọi đồ chơi, trò chơi vào chỗ trống để trả lời.

a) Chiều hè tung cánh bay,

   Nghiêng mình theo cơn gió.

   Bé giữ chặt đầu dây,

   Buông tay bay đi mất.

(Là cái gì?)

Tên đồ chơi: ......................

b) Giống hệt như em bé,

   Đủ mắt mũi chân tay.

   Đặt xuống là ngủ ngay,

   Không đòi ăn, đòi bế.

(Là gì?)

Tên đồ chơi: .....................

c) Bạn bay vòng quanh,

   Tôi quay vòng quanh,

   Đuổi nhau ngày tháng,

   Không bắt được nhau.

(Là trò chơi gì?)

Tên trò chơi: ......................

d) Bạn ngồi một bên,

   Tôi ngồi một bên

   Bạn lên, tôi xuống

   Bạn xuống, tôi lên

   Hãy cùng đoán tên?
(Là trò chơi gì?)

Tên trò chơi: ...................

2. Đọc các bài thơ sau. Ghi vào chỗ trống tên trò chơi được nói tới trong từng bài thơ.

a) Chồng chồng nụ

   Chồng chồng hoa

   Cao cao là

   Ai nhảy nhỉ?

 

   Một, hai, ba!

   Chân nhún dẻo

   Tay vung khéo

   Tóc bay xòa.

 

   Đứng chờ nhảy

   Nụ cao với!

   Nhảy qua rồi

   Ồ, nụ thấp!

 

   Đợi nhảy tiếp

   Nụ cao hơn ... (Định Hải)

Tên trò chơi: ........................................

b) Rủ nhau chơi ú tim

   Giờ đến phiên chó trốn

   Mèo đảo mắt nhìn quanh

   Chó nấp đâu giỏi gớm

 

   Bỗng kìa chỗ khe tủ

   Cho để lộ cái đuôi

   Rón rén mèo đến nơi

   Òa, chộp ngay sau lưng bạn.

    

   Chó vẫn thú vị lắm

   Cứ nhe răng ra cười

   "Không, mình nấp giỏi thật

   Lỗi chỉ tại cái đuôi". (Phạm Hổ)

Tên trò chơi: .............................................................

c) Chuyền chuyền một

   Một, một đôi

   Chuyền chuyền hai

   Hai, hai đôi

   Mắt sáng ngời  

   Theo hòn cuội

   Tay mềm mại

   Vơ que chuyền

   Chuyền dẻo dai

   Chuyền chuyền mãi ... (Thái Hoàng Linh)

Tên trò chơi: ....................................

d) Đây là tướng ông

   Chân đi hài đỏ

   Đây là tướng bà

   Tóc hiu hiu gió

   

   Đây là con ngựa

   Chân có bụi đường

   Đây là quân sĩ

   Thuộc làu văn chương

   

   - Quân này mày được

   Quân này tao chui!

   Mèo ta phổng mũi

   Ngoao! Ngoao! Một hồi ...

Tên trò chơi: ...............................

Bài tập & Lời giải

Giải bài tập thực hành tuần 16 luyện từ và câu (1)

- Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa - đồ nấu bếp; trò chơi: nhảy dây, trò chơi mẹ con, xếp mô hình nhà cửa - nấu cơm.

- Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng; trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình. 

- Tranh 5: đồ chơi, dây thừng, trò chơi, kéo co.

- Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê.

Câu 2

Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác

-  Đồ chơi: quả bóng, quả cầu, thanh kiếm, quân cờ, súng nước, đu quay, cầu trượt, que chuyền, viên sỏi, viên bi, tàu hỏa, xe hơi, máy bay...

- Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, đu quay, cầu trượt, bày cỗ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đánh bi, đánh đáo, cắm trại, tàu hỏa trên không, cưỡi ngựa.

Câu 3

Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên :

a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích ? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?

b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?

c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong các trò chơi kể trên

a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...

Những trò chơi bạn gái thường ưa thích, búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...

Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt.. 

b. Những đồ chơi, trò chơi có ích:

- Trò câu đố: tăng sự tư duy, trí thông minh

- Trò gia đình: giúp chúng ta trân trọng tình cảm gia đình hơn,...

c. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?

Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...

Câu 4

Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.

M: say mê

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi là: say mê, say sưa, đam mê, mê mẩn, ham thích, hứng thú.