Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Tiếng Anh

Cách ôn thi tiếng Anh THPT để đạt điểm cao nhất là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn học sinh lớp 12 đang loay hoay tìm lời giải đáp. Bài viết này sẽ giúp các bạn có được câu trả lời thỏa đáng về phương pháp ôn thi để chuẩn bị cho kì thi THPT đang mình rất gần.

Trước tiên, chúng ta sẽ xem phân tích cấu trúc đề thi mẫu môn tiếng anh THPT năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra:

[Download]: Hướng dẫn nghe hiểu tiếng Anh chỉ sau 1 tháng, Checklist 3 bước luyện nghe + audio thực hành trực tiếp đang được 115.300 người đang áp dụng thành công. Click để sử dụng ngay

Nhận định chung

Về cơ bản: Theo như đề mẫu thì sẽ có 50 câu trắc nghiệm thuộc các dạng bài như đề thi năm 2018. Tuy nhiên có sự điều chỉnh một chút: tăng 2 câu trong bài hoàn thành câu và giảm 2 câu đọc hiểu.

Phạm vi kiến thức: ngữ pháp, từ vựng trong đề thi vẫn chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Các câu hỏi tập trung về ngữ pháp cơ bản như: thì, mạo từ, câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, danh động từ, câu gián tiếp, từ vựng.

Đề gồm 8 dạng bài: Ngữ âm, tìm lỗi sai, hoàn thành câu, chức năng giao tiếp, từ đồng nghĩa trái nghĩa, tìm câu đồng nghĩa, nối câu, hoàn thành đoạn văn, đọc hiểu.

Về độ khó: 60% là kiến thức cơ bản, còn lại 40% là kiến thức nâng cao. Các câu hỏi dễ ăn điểm chủ yếu ở các dạng bài: ngữ âm, câu giao tiếp, nối câu, tìm lỗi sai, câu đồng nghĩa Bên cạnh đó, các câu hỏi khó sẽ nằm rải rác ở các dạng bài, nghĩa là mỗi dạng đều có thể xuất hiện câu hỏi khó, thường là những câu kiểm tra về từ vựng.

Ngoài ra, như mọi năm, dạng bài đọc hiểu thường dùng để phân hóa học sinh thì theo như đề mẫu, chủ đề các bài đọc hiểu cũng khá quen thuộc nên bạn có thể yên tâm về dạng bài này.

Dựa vào cấu trúc đề thi đó, mình sẽ đưa ra cách ôn thi tiếng Anh THPT với một lộ trình và phương pháp luyện tập cụ thể để các bạn tham khảo. Theo gợi ý của mình, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân để có thể bứt phá giành được điểm cao.

Cách ôn thi tiếng Anh THPT hiệu quả

Nắm được cấu trúc của đề thi là một trong những bước cơ bản nhất để bạn biết cách phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất:

Như bạn đã thấy, phần đọc hiểu và câu lẻ là hai phần quan trọng chiếm hơn 50% đề thi. Vì thế để đạt được kết quả tốt nhất, bạn không thể bỏ qua 2 dạng bài quan trọng này được. Hãy dành thời gian ôn luyện thật tốt cho chúng nhé!

Ngoài ra, dạng bài ngữ âm, giao tiếp và tìm lỗi sai đều là dạng bài ăn điểm. Cố gắng thật cẩn thật và cân nhắc thật kĩ khi chọn đáp án, đừng để mất điểm oan nhé!

Từ kinh nghiệm của bản thân cũng như tham khảo từ nhiều nguồn, mình đề xuất cách ôn thi tiếng Anh THPT và thứ tự làm bài như sau:

  1. Ôn theo từng dạng bài: Mỗi 1 dạng bài ôn từ 1 2 ngày để bạn ghi nhớ ngữ ngáp và cả những câu quen thuộc lặp đi lặp lại. Tốt nhất là bạn nên dành 1 ngày ôn những kiến thức về dạng bài đó, ngày hôm sau luyện làm bài, có thể lấy ngay từ trong các đề thi trước ra thì càng tốt.
  2. Sau khi đã quen với từng dạng thì tiến hành làm đề luôn. Mỗi ngày sẽ luyện từ 2-3 đề để kĩ năng làm bài thật nhuần nhuyễn. Lúc này, bạn nên đặt đồng hồ và làm bài như đi thi thật để quen và dần tăng tốc độ làm bài lên.
  3. Thứ tự làm bài đây cũng là thứ tự ôn tập được khuyến khích: Ngữ âm Câu lẻ Đọc hiểu dài Giao tiếp Tìm lỗi sai Đọc hiểu ngắn Điền từ Đồng nghĩa trái nghĩa.

Lý do mình rút ra thứ tự này bởi phần bài đọc hiểu và điền từ là 2 dạng bài mà học sinh thường ngại khi đụng vào, nên thường sẽ bỏ về sau cùng mới làm.

Nhưng đó là hành động sai quá sai. Nếu bạn để dành cả 2 dạng bài đọc hiểu và điền từ mình cuối mới xơi thì bạn sẽ nghẹn đấy.

Vì sao ư? Bởi thời gian cuối giờ, não của chúng ta thực sự hoạt động không tốt cho lắm.

Thử nghĩ xem, bạn đã dành hết nơ-ron thần kinh vào mấy câu dễ hơn ở phía trước rồi, mà đây lại là 2 dạng bài cần tập trung nhiều và cũng chiếm nhiều điểm. Lúc này não bạn chỉ muốn nhanh chóng được giải thoát, vậy thì làm sao làm tốt được?

Nếu bạn sợ mải ôn dạng bài này mà quên mất dạng bài đã ôn hôm trước thì buổi luyện bài tập dạng bài thứ 2, bạn hãy làm luôn từ dạng bài trước đó.

Ví dụ: 2 buổi đầu tiên bạn ôn và làm dạng bài ngữ âm, thì sang buổi làm dạng bài đọc hiểu, bạn hãy làm từ dạng bài ngữ âm rồi sang đọc hiểu.

Theo mình thì với những dạng bài đơn giản như ngữ âm, bạn chỉ cần 2 ngày [1 ngày làm quen dạng bài và 1 ngày luyện bài trong đề].

Còn những dạng bài khó hơn như bài đọc, bài viết hay ngữ pháp tổng hợp, bạn cần dành ra khoảng 2 ngày để ôn các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh THPT, cũng như làm quen với dạng bài đó. Sau đó phải luyện đề thêm khoảng 2 ngày nữa để đảm bảo bạn đã quen với cách làm bài.

Đó là cách ôn thi tiếng Anh THPT hiệu quả mà mình muốn chia sẻ với bạn.

KHOAN HÃY TẮT BÀI VIẾT NÀY vì sau đây mình sẽ phân tích từng dạng bài và sẽ chia sẻ thêm những tips quan trọng để đạt điểm cao môn này nữa.

[Download]: Hướng dẫn nghe hiểu tiếng Anh chỉ sau 1 tháng, Checklist 3 bước luyện nghe + audio thực hành trực tiếp đang được 115.300 người đang áp dụng thành công. Click để sử dụng ngay

Phân tích từng dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Đã biết cách ôn tập khoa học rồi thì bạn còn cần phải biết rõ từng dạng bài như nào mới có thể xử đẹp chúng được chứ, phải không?

Vậy nên giờ mình và bạn sẽ phân tích đề thi thử của Bộ Giáo dục và đào tạo mới đưa ra.

Không dài dòng, vào đề luôn nhé!

Ngữ âm: Đây là dạng bài kiểm tra cách phát âm/ cách đánh dấu trọng âm của các từ quen thuộc. Hầu hết các từ này đều có trong SGK và có xu hướng lặp lại khá nhiều nên chỉ cần chăm chỉ luyện tập một chút là bạn có thể thừa sức làm được dạng bài này.

  • 2 câu kiểm tra phát âm: 1 câu về nguyên âm và 1 câu về cách phát âm đuôi -ed.
  • 2 câu kiểm tra trọng âm của những từ có 2 và 3 âm tiết.

Từ đồng nghĩa trái nghĩa: Năm nay các câu ở dạng bài này có vẻ nhẹ nhàng hơn năm ngoái. Một số từ nằm trong SGK nên chỉ cần dựa vào ngữ cảnh là bạn có thể suy ra được nghĩa của nó.

Hoàn thành câu: Tỉ lệ số câu về ngữ pháp với số câu về từ vựng là: 8/6. Năm nay dạng bài này được tăng thêm 2 câu hỏi về ngữ pháp. Các kiến thức ngữ pháp xuất hiện trong phần này bạn đều đã được học trong chương trình THPT: mạo từ, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, mệnh đề nhượng bộ, giới từ, phân từ, câu bị động với danh động từ, các cụm từ. Các câu hỏi ở phần bài này không gây khó khăn nhiều vì chúng chỉ ở mức độ dễ và trung bình mà thôi.

Phần từ vựng: Từ và các cụm từ ở dạng bài này khá quen thuộc. Một số từ nằm trong các bài reading ở SGK. Nhưng nhiều bạn cảm thấy khó khăn vì một từ hoặc cụm từ lại có rất nhiều nghĩa, hoặc có những cụm từ mà không phải cứ đúng nghĩa cơ bản là dùng được ngay. Vậy nên để lựa chọn từ sao cho đúng với ngữ cảnh của câu thì bạn cần luyện các bài reading thật nhiều.

Chức năng giao tiếp: Các tình huống giao tiếp khá quen thuộc và đơn giản. Đây là phẩn dễ kiếm điểm cho bạn. Bạn có thể yên tâm nhé!

Tìm câu đồng nghĩa: Dạng bài này là để kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp quen thuộc như câu so sánh, câu gián tiếp, các thì hoàn thành để viết lại câu. Các câu hỏi ở phần này ở mức độ trung bình, chỉ cần bạn nắm chắc các công thức là hoàn toàn có thể nắm trọn vẹn điểm phần này.

Nối câu: dạng bài này sử dụng các câu điều kiện giả định và đảo ngữ để nối câu. Các câu ở phần này cũng không gây khó khăn quá, bạn chỉ cần đọc kĩ là hoàn toàn có thể làm được.

Tìm lỗi sai: có 2 câu kiểm tra lỗi sai ngữ pháp khá dễ. Tuy nhiên có một câu về lỗi sai từ vựng nên bạn cần phải có kiến thức về từ vựng phong phú một chút.

Điền từ: Chủ đề về Technology khá là quen thuộc. Có 2 câu hỏi word choice, 1 câu đại từ quan hệ, 1 câu word form và 1 câu liên từ. 2 câu hỏi word choice vẫn là câu khiến chúng ta phân vân nhất nênmình biết là mình nói nhiều lắm rồi nhưng vẫn nhắc lại: phải có vốn từ vựng phong phú. 3 câu còn lại là về ngữ pháp nên bạn dễ dàng lấy được điểm mình đa.

Đọc hiểu: Năm nay số lượng câu ở dạng bài này giảm từ 7 xuống còn 5 câu. Còn bài đọc hiểu dài hơn [8 câu] thì vẫn khó để phân loại học sinh. Các loại câu hỏi ở dạng này tương tự với đề thi năm 2018: 2 câu ý chính, 2 câu về đại từ thay thế, 3 câu về từ gần nghĩa, 5 câu hỏi thông tin chi tiết, 1 câu suy luận. Câu hỏi khó rơi vào loại câu hỏi về ý chính, tìm từ đồng nghĩa và suy luận. Bạn cần suy nghĩ cẩn thận và thật logic, tỉnh táo phân tích và suy luận thì mới có thể xử được.

Nhìn chung, các câu dễ kiếm điểm nằm ở dạng bài: ngữ âm, câu giao tiếp, hoàn thành câu, câu đồng nghĩa, nối câu.

Các câu hỏi khó tập trung vào phần từ vựng ở dạng: tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa, các câu từ vựng trong phần hoàn thành câu và bài đọc hiểu.

Các kiến thức nâng cao có trong đề là: modal perfect, đảo ngữ, phân từ, liên từ.

Vậy là sau khi biết cách ôn thi tiếng Anh THPT hiệu quả + nắm được cấu trúc đề rồi thì sau đây có lẽ là phần được mong chờ nhất

Chúc các thí sinh sẽ đạt số điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới

Tối đa hóa điểm số với cách làm đề trắc nghiệm khoa học

1. Phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm

Trước đó mình đã nêu thứ tự làm bài cho bạn rồi. Và để cách làm đó phát huy hiệu quả thì bạn cần biết phân bổ thời gian làm bài. Trước khi bắt tay vào giải đề, bạn hãy nhìn sơ qua một lượt để nhận diện câu dễ, câu khó và để phân biệt thứ tự làm bài.

Bạn nhớ phải luôn trừ 10 15 phút cuối dành cho những câu hỏi khó và cũng là để dò lại bài làm.

Việc phân bổ thời gian sẽ giúp bạn không bị thiếu hụt thời gian và tập trung hơn vì đã nắm rõ thời gian cần dành ra làm bài rồi.

2. Tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án

Điều này áp dụng cho các bài đọc hiểu và bài điền từ. Bạn nên tự trả lời câu hỏi trước khi xem phần đáp án vì thường các câu hỏi có phần giống nhau và dễ gây nhầm nhọt sang trồng trọt.

Nếu nhìn ngay phần trả lời thì bạn sẽ dễ bị rối và tốn nhiều thời gian hơn vì phải đọc lại từ đầu.

3. Đọc thật kĩ câu hỏi

Đúng là bạn cần đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng như thế không có nghĩa là đọc một cách cẩu thả. Có nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi nên bạn cần phải đọc thật kĩ.

Ví dụ: Which of the following statements is NOT TRUE about calculators?

Dù cụm not true đã được in hoa nhưng có nhiều bạn vẫn lướt qua mà chọn đáp án true, cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách đáng tiếc đấy.

Vì thế, hãy luyện tập cách đọc câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được ý cả câu. Bạn có thể dùng bút gạch chân những từ quan trọng trong đề, như vậy bạn sẽ tránh khỏi sai sót trong quá trình làm bài.

4. Đừng bao giờ cố dịch hết cả bài đọc

Bạn sẽ chỉ tốn thời gian mà lại còn nản thôi! Vậy thì với bài đọc nên đối phó thế nào? mình khuyên bạn nên làm theo 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Đọc lướt để nắm được nội dung
  • Bước 2: Xử lý câu hỏi về từ vựng
  • Bước 3: Giải quyết các câu hỏi về thông tin
  • Bước 4: Dọn dẹp các câu hỏi nội dung

4 bước làm bài đọc này được các thầy cô và nhiều bạn học sinh giỏi Anh văn khuyến khích nên bạn cứ tự tin ôn luyện nhé!

5. Dùng bút chì gạch chân từ khóa

Cách này cũng áp dụng cho bài đọc nhé. Bạn hãy dùng bút chì gạch chân các từ khá trong câu hỏi, trong bài đọc, có thể cả các câu trả lời nữa. Gạch chân các ý chính sẽ giúp bạn dò tìm thông tin trong bài đọc chính xác hơn, và cũng là để lúc soát lại bài cũng sẽ nhanh hơn.

Hơn nữa gạch chân từ khóa là cách ghi nhớ câu hỏi dễ dàng mà không cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần gây mất thời gian.

6. Áp dụng phương pháp phỏng đoán, loại trừ

Nói vậy không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những thông tin có trong bài.

Chẳng hạn bạn thấy đáp án C, D đều không đúng. A thì không chắc, B có vẻ là đúng thì chọn B. Đôi khi cần sự may mắn nhưng nhiều khi bạn có thể làm được.

Và nhớ là: Không bao giờ chọn 1 đáp án khi chưa loại trừ được ít nhất 2 đáp án còn lại.

7. Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót

Khi còn quá ít thời gian mà còn nhiều câu chưa trả lời được thì đừng chần chừ.

Trước đó bạn hãy dành ra 1 khoảng trống ở tờ nháp, câu nào bỏ qua chưa chọn được đáp án thì ghi số thứ tự câu đó vào, làm vậy bạn sẽ dễ dàng biết vị trí câu chưa làm mà hoàn thành kịp thời. Tốt nhất là bạn nên viết to to một chút cho dễ nhìn.

Mỗi câu đều có điểm, bỏ câu nào mất điểm câu đó mà chọn sai cũng không bị trừ điểm nào nên trước khi hết giờ, bạn phải chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho các câu chưa hoàn thành.

Để có cơ hội được số điểm cao nhất, bạn cứ áp dụng phương châm đó.

Có 1 tip nhỏ là bạn đếm xem trong số các câu mà bạn đã chắc chắn đáp án đó đúng, phương án nào xuất hiện ít nhất thì các câu không làm được đều chọn phương án đó. Ví dụ: 7A 6B 6C 5D => còn lại chọn D hết. [tốt nhất áp dụng với câu nào bạn hoàn toàn không biết đáp án nhé].

Ngoài ra, mình còn có 6 bí quyết đạt điểm cao dành tặng bạn sau đây:

Lưu ý:

  • Nhớ dù thế nào cũng phải dành ra 5 10 phút để soát lại các đáp án để phòng trừ nhỡ bạn nhìn nhầm câu nào hoặc bỏ sót câu nào.
  • Đọc lại sách giáo khoa tiếng Anh THPT lớp 11, 12 vì Bộ Giáo dục luôn xào lại kiến thức từng được học. Các từ vựng, bài đọc, nhất là dạng bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa, phần lớn đến từ SGK.
  • Học các quy luật như trong các câu điều kiện, các thì và áp dụng thực hành ngay khi luyện đề, tốc độ của bạn sẽ được tăng lên đáng kể đấy.
  • Chú ý mình các lỗi ngữ pháp thường gặp. Mỗi khi phát hiện ra lỗi sai, lỗ hổng kiến thức, bạn hãy ghi vào một cuốn sổ để viết vào tất cả những cấu trúc bạn sử dụng sai, lần sau sẽ không còn tái phạm nữa.
  • Các câu hỏi nội dung có khả năng đánh lừa rất cao nên mình muốn nhắc lại một lần nữa: Không bao giờ chọn 1 đáp án khi chưa loại trừ được ít nhất 2 đáp án còn lại.

Chúc bạn vượt vũ môn thành công!

[Download]: Hướng dẫn nghe hiểu tiếng Anh chỉ sau 1 tháng, Checklist 3 bước luyện nghe + audio thực hành trực tiếp đang được 115.300 người đang áp dụng thành công. Click để sử dụng ngay

Video liên quan

Chủ Đề