Hướng dẫn số 19-hd btctw thực hiện quy định 126

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh có 124 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, gồm 48 đảng bộ và 76 chi bộ cơ sở; có 5 loại hình TCCSĐ [loại hình cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối, doanh nghiệp cổ phần Nhà nước không nắm cổ phần chi phối và doanh nghiệp tư nhân]. Tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ là 4.857 đảng viên; có 2.245 đảng viên đang sinh hoạt ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở các cơ quan của Đảng, đoàn thể, sở, ban, ngành tỉnh; 565 đảng viên sinh hoạt ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở các đơn vị sự nghiệp tỉnh, Trung ương và 2.047 đảng viên sinh hoạt ở các đảng bộ, chi bộ cơ sở các doanh nghiệp tỉnh.

Căn cứ Quy định số 293-QĐ/TW và Quy định số 294-QĐ/TW, ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, thành phố và đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố; Quyết định số 1302-QĐ/TU, ngày 27 tháng 02 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Với số lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên công tác ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tỉnh, đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh, trong trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối luôn xác định công tác bảo vệ chính trị nội bộ là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Ban Thường vụ Thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là việc quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW, ngày 12/9/2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 126-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Tập trung quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy tổ chức cơ sở đảng, cán bộ đảng viên đối với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay. Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định và kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với đảng viên thuộc Đảng bộ Khối trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại giữ các chức vụ trưởng, phó phòng của các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và nhân sự cơ cấu vào cấp ủy tổ chức cơ sở đảng, nhiệm kỳ 2020-2025. Để phục vụ công tác cán bộ, kết nạp Đảng và công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2020-2025, từ đầu năm 2019 đến nay, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã thẩm định và kết luận tiêu chuẩn chính trị cho 1.014 đảng viên phục vụ công tác nhân sự cấp ủy, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ của các sở, ngành tỉnh; phối với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phòng PV06, PV03 Công an tỉnh Gia Lai sưu tra 280 hồ sơ phục vụ công tác kết nạp đảng và công tác cán bộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ chính trị nội bộ vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm như: Việc tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa thường xuyên. Nhận thức một số cấp ủy TCCS đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là đồng chí bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ vẫn còn hạn chế. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối kết luận về tiêu chuẩn chính trị, nhưng việc bố trí, sử dụng cán bộ cán bộ, đảng viên có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị và chính trị hiện nay lại thuộc thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị. Việc thẩm tra, xác minh và kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với những nhân sự liên quan đến yếu tố nước ngoài gặp khó khăn. Công tác quản lý đảng viên đi nước ngoài ở một số tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế, cấp uỷ cơ sở chưa có biện pháp để kiểm tra, giám sát nội dung báo cáo của đảng viên khi về nước. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, trong thời gian tới cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp như sau: Một là, tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; Hướng dẫn số 19-HD/BTCTW, ngày 12/9/2019 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 126-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Kết luận số 72-KL/TW, ngày 19/5/2020 của Bộ Chính trị về tiế tục tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay; Công văn số 11544-CV/BTCTW, ngày 02/6/2020 của Ban Tổ chức Trung ương về kết luận tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự có liên quan đến yếu tố nước ngoài, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hai là, thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị; thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chủ động phòng ngùa, nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Ba là, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp ủy TCCS đảng trực thuộc về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trước hết là đồng chí bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ đảng viên phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.

Bốn là, phải nắm chắc tình hình chính trị nội bộ, xác định đây là khâu cơ bản, là cơ sở để phát hiện, quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị và chính trị hiện nay, Ban Thường vụ phải thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy TCCS đảng và Ban Tổ chức Đảng ủy triển khai, thực hiện nhiệm vụ thông qua nắm tình hình phát hiện vấn đề lịch sử chính trị và các dấu hiệu về chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, chi bộ cơ sở, để tiến hành các khâu thẩm tra, xác minh, kết luận và quản lý cán bộ, đảng viên. Chú trọng việc nắm tình hình chính trị nội bộ thông qua đánh giá tập thể cấp ủy tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm, thông qua việc đánh giá lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, đảng viên đó; thông qua lý lịch đầu vào cán bộ, đảng viên; thông qua đơn thư khiếu nại, tố cáo… Năm là, phối hợp chặt chẽ với với các cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, xác minh, thẩm định và kết luận những vấn đề chính trị nội bộ. Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các khâu trong công tác thẩm tra, xác minh, thẩm định và kết luận về tiêu chuẩn chính trị, nhất là những vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay của đảng viên. Sáu là, tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên đi nước ngoài; quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về kỷ luật phát ngôn, cung cấp thông tin, trao đổi, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài để cán bộ, đảng viên thực hiện. Bảy là, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ; kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm./.

Hứa Thị Phương - Phó Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối.

Chủ Đề