Hướng dẫn sử dụng thẻ mastercard bidv năm 2024

Với những tính năng không ngừng đổi mới và cập nhật, khách hàng có thể dễ dàng mở thẻ thanh toán phi vật lý ngay trên ứng dụng BIDV SmartBanking.

Thẻ phi vật lý là gì?

Là thẻ không hiện hữu bằng hình thức vật chất [thẻ cứng], nhưng vẫn chứa các thông tin thẻ dưới hình thức điện tử, khách hàng có thể đăng ký phát hành thẻ phi vật lý trên ứng dụng Smartbanking của BIDV. Đáng chú ý, khách hàng chưa có thông tin tại BIDV có thể phát hành thẻ online bằng công nghệ xác thực eKYC [giải pháp định danh điện tử].

Thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý của BIDV có tính năng như thế nào?

- Thực hiện giao dịch rút tiền mặt tại ATM BIDV với chức năng Rút tiền QR trên ứng dụng SmartBanking.

- Các giao dịch phi tài chính khác trên ứng dụng SmartBanking:

+ Kích hoạt thẻ lần đầu; + Truy vấn thông tin thẻ; + Đặt PIN thẻ mới, đổi PIN thẻ; + Khóa/mở khóa thẻ; + Thay đổi tài khoản liên kết tới thẻ

Đặc biệt, BIDV miễn phí mở thẻ, phí thường niên đối với thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý cho khách hàng

Cách thức đăng kí thẻ phi vật lý BIDV

1. Đối với khách hàng chưa có thông tin tại BIDV

- Bước 1: Tải ứng dụng SmartBanking và thực hiện đăng ký mở tài khoản và thông tin trên SmartBanking theo phương thức eKYC.

- Bước 2: Sau khi xác thực [bằng CMND, hình ảnh khuôn mặt], khách hàng bắt đầu đăng ký sử dụng dịch vụ. Tại màn hình đăng ký dịch vụ, khách hàng tích chọn dịch vụ thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý và nhập mã OTP để hoàn tất giao dịch. Thông tin thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý sẽ được hiển thị trên ứng dụng Smartbanking sau khi hệ thống hoàn tất việc xử lý.

- Bước 3: Kích hoạt thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý trên ứng dụng SmartBanking [*] và thực hiện giao dịch bằng thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý.

2. Đối với khách hàng đã có thông tin tại BIDV [không áp dụng với khách hàng eKYC]

  1. Đăng ký phát hành thẻ online trên ứng dụng Smartbanking

- Bước 1: Đăng nhập ứng dụng SmartBanking, chọn Dịch vụ thẻ -> Đăng ký phát hành thẻ online -> Thẻ Ghi nợ nội địa -> Nhập các thông tin trên màn hình hiển thị và lựa chọn hình thức thẻ phi vật lý.

- Bước 2: Nhập mã OTP để xác thực và hoàn tất đăng ký. Thông tin thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý sẽ được hiển thị trên ứng dụng Smartbanking sau khi hệ thống hoàn tất xử lý.

- Bước 3: Kích hoạt thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý trên ứng dụng SmartBanking [*] và thực hiện giao dịch bằng thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý.

  1. Chuyển đổi thẻ Ghi nợ nội địa từ hiện hữu

- Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Smartbanking, chọn Dịch vụ thẻ -> chọn sản phẩm thẻ từ muốn chuyển đổi -> chọn chức năng "Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip" -> Nhập các thông tin trên màn hình hiển thị và lựa chọn hình thức thẻ phi vật lý.

- Bước 2: Nhập mã OTP để xác thực và hoàn tất đăng ký. Thông tin thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý sẽ được hiển thị trên ứng dụng Smartbanking sau khi hệ thống hoàn tất xử lý.

- Bước 3: Kích hoạt thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý trên ứng dụng SmartBanking [*] và thực hiện giao dịch bằng thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý.

[*] Để kích hoạt thẻ phi vật lý, khách hàng chọn "Dịch vụ thẻ" -> chọn thẻ phi vật lý cần kích hoạt -> chọn "Kích hoạt thẻ", nhập mã OTP để xác thực và hoàn tất. Đối với thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý, sau khi kích hoạt khách hàng cần thực hiện chức năng "Đặt mã PIN" trên ứng dụng Smartbanking để đổi PIN lần đầu trước khi thực hiện giao dịch.

Hướng dẫn sử dụng thẻ phi vật lý:

1. Kích hoạt thẻ lần đầu:

2. Đặt pin thẻ

3. Rút tiền bằng mã QR trên ATM BIDV

Với thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý BIDV Smart, khách hàng có thể rút tiền bằng mã QR trên ATM của BIDV, chi tiết như sau:

Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục triển khai các tính năng mới đối với thẻ Ghi nợ nội địa phi vật lý như: Rút tiền QR tại các ngân hàng khác; Thanh toán trực tuyến tại các website chấp nhận thanh toán bằng thẻ Ghi nợ nội địa BIDV; Tap to pay [Chạm thanh toán tại POS/SmartPOS] để hoàn thiện hơn nữa một sản phẩm chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng.

Thẻ tín dụng mang đến nhiều tiện ích khi thanh toán, mua sắm,... cho chủ sở hữu. Dùng thẻ một cách thông minh và an toàn sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về cách sử dụng thẻ tín dụng.

Những lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng:

  • Chia sẻ chi phí của các mặt hàng có giá trị lớn: Bạn có thể đặt một kỳ nghỉ hoặc mua một chiếc ghế sofa mới,... và số dư sẽ được hoàn trả trong các tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, chủ thẻ tín dụng có thể tận hưởng một loạt các ưu đãi giảm giá, trả góp, phần thưởng hoặc hoàn tiền. Với thẻ tín dụng BIDV, bạn có thể ưu đãi độc quyền giảm tới 40% cho các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm, du lịch và làm đẹp,…
  • Hạng tín dụng đánh giá sự uy tín của bạn: Các ngân hàng thường dựa vào lịch sử tín dụng của bạn để đánh giá sự uy tín. Sự uy tín của bạn được xếp hạng cao khi có thành tích tốt thông qua việc chi tiêu, thanh toán tín dụng. Điều này có thể giúp bạn thuận lợi hơn khi đăng ký các khoản vay lớn hơn như thế chấp.
  • Chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp: Thẻ tín dụng có thể giúp bạn có thể trang trải việc sửa chữa, mua sắm… các hạng mục khẩn cấp, phát sinh ngoài dự kiến.

Thẻ tín dụng có rất nhiều các ưu điểm đem lại quyền lợi rất hữu ích cho người sử dụng.

2. Trường hợp nào không nên dùng thẻ tín dụng?

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu hàng ngày như ăn uống, mua sắm, thanh toán các hoá đơn… hoặc khi mua hàng trả góp vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, do các khoản phí, lãi suất của thẻ tín dụng khá cao, bạn nên hạn chế sử dụng thẻ trong trường hợp giao dịch số tiền lớn như mua xe hơi, mua nhà…

Do mức lãi suất hiện hành của hầu hết các thẻ tín dụng tương đối cao nên khi giao dịch khoản tiền lớn, bạn phải trả số tiền lãi lớn và điều này sẽ trở thành gánh nặng tài chính đối với bạn. Do đó, với những giao dịch có giá trị cao, bạn có thể cân nhắc một khoản vay cá nhân để hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Không nên dùng thẻ tín dụng để thanh toán số tiền lớn như mua nhà, thanh toán hóa đơn y tế,…

3. Mẹo dùng thẻ tín dụng thông minh, an toàn

Để tối ưu hoá tính năng, đồng thời hạn chế các rủi ro, bạn hãy áp dụng các mẹo dưới đây để sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý và an toàn.

3.1. Mẹo sử dụng thẻ tín dụng thông minh

Để sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây

Tìm hiểu kỹ càng các điều khoản sử dụng thẻ

Việc nắm chắc những điều khoản sử dụng thẻ sẽ hỗ trợ bạn ra quyết định phù hợp với mức thu nhập thực tế [thấp, trung bình, khá,...] tránh dẫn đến tình trạng bội chi, nợ nần do không đủ khả năng thanh toán. Khi sở hữu một chiếc thẻ tín dụng, bạn cần quan tâm đến:

  • Những điều kiện dành cho cá nhân mở thẻ tín dụng.
  • Các loại phí bắt buộc chủ thẻ phải trả trong quá trình dùng thẻ tín dụng.
  • Thời gian đáo hạn thanh toán chi tiêu.
  • Điều khoản, lãi suất trong trường hợp thanh toán nợ quá thời hạn.
  • Chương trình ưu đãi, tiêu dùng thẻ tín dụng tích điểm,...

Chỉ nên đăng ký hạn mức tiêu dùng tối đa bằng 50% thu nhập của mỗi tháng

Hầu hết các chuyên gia tài chính đều khuyên rằng chỉ nên mở thẻ tín dụng với hạn mức bằng 50% thu nhập hàng tháng của bạn. Thu nhập hàng tháng của bạn là 20 triệu thì chỉ nên đăng ký hạn mức là 10 triệu. Điều này giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng thanh toán nợ hàng tháng.

Đặt ra quy tắc chi tiêu khi dùng thẻ tín dụng để tránh chi tiêu quá ta

Vì là hình thức thanh toán trả sau, tiền của bạn không bị trừ ngay lập tức tại thời điểm sử dụng thẻ. Chính điều này dẫn đến tâm lý mua hàng không kiểm soát, vì thế hãy tự mình đặt ra các quy tắc chi tiêu:

  • Luôn kiểm tra kỹ giá trị của bất kỳ giao dịch thanh toán nào
  • Thanh toán đầy đủ đúng hạn sẽ tránh khỏi việc nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau, ngăn chặn nguy cơ mất cân đối chi tiêu.
  • Khi thanh toán dư nợ tối thiểu, bạn nên tiến hành thanh toán trước ngày đáo hạn. Để sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây.

Việc trang bị kiến thức để sử dụng thẻ tín dụng an toàn và thông minh là rất cần thiết đối với người có ý định mở thẻ tín dụng.

3.2. Mẹo bảo mật thông tin khi dùng thẻ tín dụng

Thông tin thẻ tín dụng rất dễ bị kẻ gian đánh cắp trong quá trình sử dụng, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế điều đó:

  • Ký vào mặt sau của thẻ: Ký vào mặt sau thẻ giúp nhân viên đối chiếu chữ ký mặt sau thẻ và chữ ký người sử dụng để xác định bạn có là chủ sở hữu thẻ hay không. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ mất tiền khi thẻ bị đánh cắp.
  • Lưu ý về kỳ hạn thanh toán, lãi suất khi trả chậm thẻ tín dụng: Thông thường, thanh toán trong 30 - 45 ngày thì bạn sẽ không bị tính lãi suất và các khoản phí phạt. Bạn cần lưu ý thực hiện việc chi trả đúng theo thời gian quy định.
  • Luôn giữ hoá đơn và kiểm tra sao kê hàng tháng: Bảng sao kê tín dụng sẽ được gửi cho bạn hàng tháng. Bạn cần giữ lại hóa đơn để đối chiếu với sao kê để đối chiếu khi có bất kỳ thắc mắc nào để được giải quyết nhanh chóng.
  • Khi bạn làm mất thẻ cần gọi ngay đến ngân hàng để khóa thẻ hoặc khóa thẻ qua các ứng dụng ngân hàng điện tủ.
  • Không tiết lộ cho người khác biết số thẻ tín dụng: Với đặc điểm có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng ngay cả khi không cần mang theo thẻ vật lý, bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ. Do đó bảo mật thông tin thẻ là điều rất quan trọng.

Thông tin thẻ tín dụng, đặc biệt là số CVV ở phía sau cần được bảo mật tuyệt đối

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến khích chủ thẻ áp dụng các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho thẻ.

  • Khi sử dụng thẻ tín dụng tại ATM: Khi giao dịch tại ATM nên chú ý không để người khác nhìn thấy mã PIN.
  • Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm trực tiếp: Không để nhân viên thu ngân mang thẻ tín dụng ra khỏi tầm mắt của bạn. Ngoài ra nên lưu giữ các hóa đơn giao dịch để làm bằng chứng đối chiếu khi cần
  • Sử dụng thẻ tín dụng khi thanh toán qua Internet: Thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu là những thông tin cần bảo mật tuyệt đối và không nên cung cấp chúng cho các trang web và email lạ, không đáng tin cậy.

Chuyên gia khuyên rằng chỉ nên kích hoạt chức năng thanh toán qua Internet bằng thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết

4. Hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

4.1. Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tiếp

  • Trường hợp sử dụng: Khi ăn uống, mua sắm tại siêu thị, các trung tâm thương mại,...
  • Cách thanh toán: Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS. Khi được đề nghị thanh toán qua máy POS, bạn phải đảm bảo được nhận hóa đơn, xác nhận và ký đủ 2 hóa đơn mỗi giao dịch. Đồng thời, đừng quên nhận lại thẻ sau khi thanh toán hoàn tất.

4.2. Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán online

  • Trường hợp sử dụng: Thanh toán hoá đơn online như điện, nước, tiền điện thoại,... trên ứng dụng di động hoặc website của ngân hàng.
  • Cách thanh toán: Bạn truy cập và đăng nhập vào website hoặc ứng dụng của ngân hàng phát hành thẻ. Sau đó bạn đi tới mục “Thanh toán hóa đơn” và chọn dịch vụ cần thanh toán. Hãy điền đầy đủ thông tin được yêu cầu, xác nhận lại và ấn “Thanh toán”.

Lưu ý: Tùy theo ngân hàng cấp thẻ tín dụng mà bạn sẽ nhập mã OTP hay chỉ cần điền các thông tin tài khoản cơ bản như số thẻ, số CVV, CVC, tên chủ tài khoản khi thanh toán.

4.3. Sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền

Khi cần sử dụng tiền mặt từ thẻ tín dụng, bạn chỉ cần đến một cây ATM có biểu tượng MasterCard, Visa,… tương ứng với thẻ tín dụng của bạn để rút tiền. Các bước thực hiện tương tự với rút tiền từ thẻ thanh toán.

4.4. Sử dụng thẻ tín dụng để mua trả góp

Hiện nay, chủ sở hữu thẻ tín dụng có thể mua trả góp theo 2 cách:

  • Mua trả góp trực tiếp tại cửa hàng: Bạn sẽ được đề nghị điền thông tin thẻ tín dụng như Họ và tên chủ thẻ, số thẻ, ngày tháng hết hạn thẻ,... vào hồ sơ đăng ký tham gia trả góp.
  • Mua trả góp online: Khi lựa chọn trả góp bằng thẻ tín dụng, website bán hàng sẽ đề nghị bạn điền vào form đăng ký kèm các hướng dẫn cụ thể.

Giao dịch mua hàng trả góp hoàn tất, bạn sẽ được nhận thông báo về kỳ hạn thanh toán, số tiền phải trả mỗi tháng từ ngân hàng phát hành thẻ.

Mua trả góp bằng thẻ tín dụng giúp bạn tiết kiệm thời gian và không cần nhiều thủ tục

4.5. Thanh toán dư nợ với thẻ tín dụng

Để tối đa sự tiện lợi cho người sử dụng thẻ, các ngân hàng cung cấp rất nhiều cách thức để thanh toán dư nợ với thẻ tín dụng:

  • Thanh toán tại quầy giao dịch của ngân hàng: Chủ thẻ nộp trực tiếp tiền mặt tại các chi nhánh hay phòng giao dịch theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Thanh toán online qua website hoặc ứng dụng di động: Để thanh toán, bạn truy cập vào website/ứng dụng của ngân hàng phát hành thẻ, chọn mục “Dịch vụ thẻ” > “Danh sách thẻ” > Chọn thẻ tín dụng cần thanh toán dư nợ > Chọn “Thanh toán”. Tiếp theo, bạn nhập số tiền thanh toán, nhập mã OTP và xác thực giao dịch.
  • Thanh toán tự động: Khi đăng ký thanh toán tự động, thì đến kỳ hạn ngân hàng sẽ tự động trừ một khoản tiền trong thẻ ATM để thanh toán dư nợ. Để được thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tự động, bạn cần đăng ký tại chi nhánh/phòng giao dịch và nộp lệ phí [nếu có].

Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán dư nợ thẻ tín dụng sao cho thuận lợi nhất với hoàn cảnh của mỗi người.

5. Đăng ký thẻ tín dụng BIDV như thế nào?

BIDV được biết đến là một trong những ngân hàng lớn và uy tín tại Việt Nam. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm mở thẻ tín dụng tại BIDV với những ưu điểm nổi bật như: Đa dạng các loại khuyến mại đem lại nhiều quyền lợi cho khách hàng, đa dạng dịch vụ tiện ích, quản lý tài chính thông minh, công nghệ tiên tiến bảo mật,...

Tại BIDV, khi mở thẻ tín dụng bạn cần đáp ứng được hai điều kiện: điều kiện chung và điều kiện về năng lực tài chính [thu nhập bình quân hàng tháng tối thiểu 5 triệu đồng hoặc có tài sản đảm bảo,...]. Khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng trực tuyến có thể thế đăng ký tại đây!

Giao diện website đăng ký mở thẻ trực tuyến của ngân hàng BIDV

Thẻ tín dụng giúp bạn chủ động trong chi tiêu và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, thẻ tín dụng cũng tiềm ẩn những rủi ro do người sử dụng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức. Vì vậy, để tìm hiểu thêm về cách dùng thẻ tín dụng an toàn và hợp lý, hãy liên hệ với hotline 19009247 của BIDV để được cung cấp thông tin, giải đáp tận tình và cập nhật nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chủ Đề