Hướng dẫn thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt năm 2024

Việc phân loại rác thải sinh hoạt [RTSH] đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại và tái chế đúng cách RTSH góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho thu gom và xử lý rác thải, đưa lại môi trường sống trong lành cho mỗi người.

Hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa

[Haiphong.gov.vn] - Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Sáng 15/6, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa cho các Sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện; Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp; đặc biệt là các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Thành phát biểu khai mạc hội nghị.

Đây là các đơn vị, tổ chức có vai trò quan trọng, then chốt trong triển khai thực hiện các quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

Thạc sỹ Lê Thị Minh Ánh, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, hướng dẫn tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Thạc sỹ Lê Thị Minh Ánh, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, hướng dẫn tập trung vào 4 nội dung chính: Giới thiệu các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị liên quan trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 1700 tấn/ngày, trong đó tại khu vực đô thị khoảng 900 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 800 tấn/ngày. Tại khu vực đô thị, rác được thu gom và vận chuyển bởi 04 đơn vị đưa về xử lý tại các khu xử lý Tràng Cát và Đình Vũ. Tại khu vực nông thôn, rác được thu gom bởi các tổ thu gom hoặc các đơn vị thu gom; sau đó được các đơn vị vận chuyển đến địa điểm xử lý [03 khu xử lý thành phố, 02 khu xử lý cấp huyện, 04 lò đốt cỡ nhỏ và các bãi rác nhỏ không hợp vệ sinh trên địa bàn 04 huyện].

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Dự báo đến năm 2025, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 2300 tấn/ngày; đến năm 2030, lượng chất thải này tăng lên khoảng 3.600 tấn/ngày. Nếu không có giải pháp tăng cường tái sử dụng, tái chế và các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp thì đây là áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng bảo vệ môi trường của thành phố./.

Theo Công văn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.

4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ phải chuyển giao cho cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển có phương tiện, thiết bị phù hợp để vận chuyển đến cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn có chức năng phù hợp.

Căn cứ theo Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:

- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.

- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.

- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Ai có trách nhiệm trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt?

Tại khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;

- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức nào và đáp ứng nhu cầu gì?

Theo Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể:

- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này. Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.

- Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Chủ Đề