Hướng dẫn thức hành hàm VLOOKUP

Vlookup là một trong những hàm cơ bản thường dùng trong excel. Hàm vlookup cho phép người sử dụng tìm kiếm các giá trị theo cột.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cú pháp và các sử dụng hàm Vlookup trong excel

>>> Xem thêm: Cách copy dữ liệu từ Excel sang Word giữ nguyên định dạng

Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm. Các hàm trong Excel rất đa dạng bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt buộc hoặc tự chọn.

1. Ý nghĩa của hàm Vlookup trong excel

  • Hàm vlookup được dùng để tìm kiếm theo cột
  • Hàm vlookup có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các hàm khác như: Sum; If…

2. Cú pháp của hàm Vlookup trong excel

=VLOOKUP[Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup]]

Trong đó:

  • Lookup_value: là giá trị dùng để tìm kiếm
  • Table_array: là vùng điều kiện để dò tìm giá trị tìm kiếm, cột đầu tiên trong table_array là cột để tìm giá trị tìm kiếm. Table_array có thể cùng hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng file hoặc khác file với Lookup_value. Thường để ở dạng địa chỉ tuyệt đối
  • Col_index_num: Là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu được tính là 1
  • Range_lookup: Là kiểu tìm kiếm, gồm 2 kiểu TRUE và FALSE. [Có thể có hoặc không]

TRUE:  Tương ứng với 1 là tìm kiếm tương đối

FALSE:  Tương ứng với 0 là tìm kiếm tuyệt đối tức  Hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn

- Hàm Vlookup thuộc hàm tham chiếu và tìm kiếmCác hàm tham chiếu sử dụng trong công thức giúp cho chúng ta khỏi tốn công sửa chữa các công thức khi các giá trị tính toán có sự thay đổi

Có 3 loại tham chiếu:

  • Tham chiếu địa chỉ tương đối
  • Tham chiếu địa chỉ tuyệt đối
  • Tham chiếu hỗn hợp

Lưu ý: 

- Giá trị bạn muốn tra cứu, còn được gọi là giá trị tra cứu

- Dải ô chứa giá trị tra cứu

  • Hãy nhớ rằng giá trị tra cứu phải luôn nằm ở cột đầu tiên của dải ô để hàm VLOOKUP có thể hoạt động chính xác.
  • Ví dụ: Nếu giá trị tra cứu của bạn nằm ở ô C2 thì dải ô của bạn sẽ bắt đầu ở C.

- Số cột chứa giá trị trả về trong dải ô.

Ví dụ, nếu bạn chỉ định B2: D11 với phạm vi, bạn nên đếm B là cột đầu tiên, C là thứ hai, v.v.

- Lựa chọn kết quả trả về

  • Bạn có thể chỉ định TRUE nếu bạn muốn có một kết quả khớp tương đối hoặc FALSE nếu bạn muốn có một kết quả khớp chính xác ở giá trị trả về.
  • Nếu bạn không chỉ định bất cứ giá trị nào thì giá trị mặc định sẽ luôn là TRUE hay kết quả khớp tương đối.

Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

3. Lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup

Sử dụng F4 để cố định dòng, cột:

- F4 [1 lần]: để có giá trị tuyệt đối. Tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng  ⇒  $cột$dòng

Ví dụ: $B$9 ⇒ cố định cột B và cố định dòng 9

- F4 [2 lần]: để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – Được hiểu là cố định dòng , không cố định cột ⇒ cột$dòng

Ví dụ: B$9 ⇒ cố định dòng 9, không cố định cột B

- F4 [3 lần]: để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột- Được hiểu là cố định cột, không cố định dòng ⇒ $cộtdòng

Ví dụ: $B9 ⇒ cố định cột B, không cố định dòng 9

4. Ví dụ về hàm Vlookup trong Excel

Ta có 2 bảng excel như sau:

 

Yêu cầu: Thêm thông tin về Quê quán vào bảng bên trên

Cách thực hiện:

Bước 1: Click chuột vào ô E6

Bước 2: Đặt công thức: =VLOOKUP[A6,$D$12:$F$17,2,0]

Trong đó:

A6 là giá trị cần tìm kiếm [ở đây mã nhân viên là dữ liệu chung giữa 2 bảng nên ta tìm mã nhân viên]

$D$12:$F$17 là vùng dò tìm giá trị tìm kiếm [cần tìm mã nhân viên ở bảng 2 để lấy thông tin quê quán nên vùng dò tìm là toàn bộ bảng 2]

2 là số cột chứa thông tin cần tìm [đang muốn tìm thông tin quê quán. Quê quán là cột thứ 2 trong bảng 2]

0 là kiểu dò tìm chính xác

Bước 3: Sao chếp công thức xuống các dòng khác

Ta thu được kết quả:

Tham khảo video hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm VLOOKUP - ví dụ trong kế toán dưới đây:

Trên đây là cú pháp và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm Vlookup trong excel. Trong bài viết kế toán Lê Ánh đã đưa ra ví dụ minh họa chi tiết để các bạn dễ hình dung khi áp dụng hàm vlookup. Nếu các bạn vẫn còn vấn đề chưa nắm rõ về hàm Vlookup có thể để lại câu hỏi, SĐT bên dưới bài viết để được giải đáp

Tham khảo thêm >> Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành

Tags: Hàm vlookup nâng cao, hàm hlookup trong excel, hàm vlookup có điều kiện, bai tap hàm vlookup trong excel, cách dùng hàm vlookup giữa 2 sheet, hàm tìm kiếm tên trong excel, hàm vlookup và hlookup, cách dùng hàm vlookup giữa 2 file

 

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu, để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Hàm VLOOKUP là một hàm rất hữu ích khi bạn làm việc với Excel. Tuy nhiên đây không phải là một hàm quá phổ thông nên không phải người dùng nào cũng biết rõ về nó. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng hàm VLOOKUP chi tiết nhất để bổ sung kiến thức tin học văn phòng cho bạn.

Hàm VLOOKUP dùng để làm gì?

Như chúng ta đã đề cập ở trên Hàm VLOOKUP là một hàm rất hữu ích trong Excel. Vậy cụ thể nó hữu ích như thế nào? Nó được sử dụng để làm gì?

Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP chi tiết cho người mới bắt đầu

Vai trò chính của hàm VLOOKUP là dùng để hỗ trợ tìm kiếm thông tin cụ thể trong một trường dữ liệu hoặc trong 1 danh sách có sẵn. Tuy nhiên bạn nên biết rằng việc sử dụng hàm VLOOKUP sẽ càng khó khăn khi lượng thông tin tìm kiếm càng nhỏ. Lúc này, để tìm được lượng thông tin ít ỏi đó, bạn bắt buộc phải thành thạo sử dụng hàm và có những kỹ năng tin học nhất định.

Thông thường các hàm trong excel đều sẽ có những công thức chung nhất định. Và tất nhiên với hàm VLOOKUP cũng không ngoại lệ.

Công thức chung của hàm này là: =VLOOKUP[lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup]]

Trong đó:

  • VLOOKUP: tên hàm

  • Lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm

  • Table_array: Khu vực bảng chứa giá trị cần dò tìm, khi ghi bảng, bạn sẽ sử dụng dấu $ ở phía trước [ví dụ: $A$3:$E$40].

  • Col_index_num: Thứ tự của cột chứa giá trị cần dò tìm trong khu vực bảng [Table_array]. Ví dụ trong khu vực bảng $A$3:$E$40, cột B là cột chứa giá trị cần dò tìm thì col_index_num ở đây sẽ là 2 [tính từ cột A là 1, B sẽ là 2]

  • Range_lookup: Là phạm vi tìm kiếm. Bạn sẽ có 2 phạm vi tìm kiếm. Đầu tiên là TRUE tương đương với 1 [dò tìm tương đối]. Thứ hai là FALSE tương đương với 0 [dò tìm tuyệt đối]. Tuy nhiên tham số này không bắt buộc phải ghi trong công thức.

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm VLOOKUP qua ví dụ

Để giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng hàm VLOOKUP, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thông qua 1 ví dụ cụ thể.

Ví dụ này sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để đánh giá xếp loại của học sinh, nhân viên. Chúng ta sẽ lấy dữ liệu trong bảng tính dưới đây để làm ví dụ. Trong bảng tính này có hai bảng. 1 bảng là để dữ liệu của học sinh, sinh viên [bao gồm họ tên, điểm trung bình]. 1 bảng là để quy định xếp loại [đây sẽ là khu vực bảng tìm kiếm dữ liệu của chúng ta].

Để bắt đầu đánh giá xếp loại, chúng ta sẽ nhập lệnh dò tìm ở ô số D6. Câu lệnh chúng ta sử dụng là: =VLOOKUP[$C6;$A$18:$B$21;2;1. 

Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP chi tiết cho người mới bắt đầu

Trong đó:

  • $C6: giá trị tìm kiếm bắt đầu từ cột C dòng 6. Chúng ta dùng ký hiệu $ trước C để cố định cột C. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng copy câu lệnh cho các dòng tiếp theo.

  • $A$18:$B$21: khu vực bảng tìm kiếm [lấy dữ liệu để so sánh nằm ở ô A18 đến B21 – tức là bảng quy định xếp loại].

  • 2: thứ tự cột dò tìm chính là cột số 2 [cột B]

  • 1: Thực hiện dò tìm tương đối.

Sau khi nhập xong ở ô D6, bạn kéo chuột xuống phía dưới để copy câu lệnh và tạo nhanh kết quả cho các ô còn lại.

Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP chi tiết cho người mới bắt đầu

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp 1  số thông tin giới thiệu về hàm VLOOKUP cũng như đưa ra ví dụ chi tiết về cách sử dụng hàm VLOOKUP. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn “bỏ túi” được thêm 1 kỹ năng tin học văn phòng nữa. Cuối cùng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì trong việc sử dụng hàm VLOOKUP cần được giải đáp thì hãy comment xuống dưới để chúng tôi phản hồi lại sớm nhất nhé.

theo : //www.tuhocexcel.net/

Mọi thứ sẽ thôi đổi khi bạn có suy nghĩ thay đổi và hành động nó

Video liên quan

Chủ Đề