Hướng dẫn thực hiện quyết định 62 2011 qđ ttg

- Thân nhân đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

  • - Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện [qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội];
  • - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận hồ sơ đối tượng do UBND xã báo cáo; rà soát, đối chiếu, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;
  • - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối tượng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
  • - Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hưởng trợ cấp một lần cho các đối tượng.

Thành phần hồ sơ 1

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Bản khai của thân nhân đối tượng [bản chính, 01 bản].Mẫu 1C.doc Bản chính: 1 Bản sao: 0

* Thành phần hồ sơ 2 [nếu có]:Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, gồm:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng - Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc: + Giấy xác nhận quá trình công tác của đơn vị cũ trước khi thôi việc hoặc hết nhiệm vụ; + Quyết định tuyển dụng, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ; + Lý lịch cán bộ công chức, viên chức; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội [nếu có]; Bản chính: 1 Bản sao: 0 - Giấy tờ liên quan: + Quyết định điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ, giao nhiệm vụ; + Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; phiếu chuyển thương, chuyển viện; + Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác. Bản chính: 1 Bản sao: 0

* Thành phần hồ sơ 3:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử [bản chính hoặc bản sao] Bản chính: 1 Bản sao: 1

File mẫu:

  • Bản khai của thân nhân đối tượng [bản chính, 01 bản]. Tải về In ấn

- Công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; công an xã; thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, đã thôi việc, đã về gia đình. - Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hàng tháng. - Không thuộc các trường hợp sau: Đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.

Quyết định 62/2011/QĐ-TTg1, ngày 09-11-2011 của Thủ tướng Chính phủ là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, được cấp ủy, chính quyền, nhân dân rất quan tâm. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ và đạt hiệu quả tích cực.

Quân khu 7 bao gồm 9 tỉnh, thành phố với dân số trên 19 triệu người. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn Lào, Cam-pu-chia, nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu 7 chịu nhiều đau thương, mất mát, gian khổ, hy sinh. Chính vì vậy, giải quyết chế độ chính sách đối với người có công và các đối tượng tham gia cách mạng sau ngày 30-4-1975 theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg luôn được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Quân khu còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, bởi các đối tượng thụ hưởng không chỉ là người địa phương mà bao gồm cả các địa phương khác chuyển đến sinh sống, cư trú trên địa bàn. Địa giới hành chính và tên các địa phương có sự thay đổi; đối tượng chính sách hiện nay đa phần tuổi cao, hồ sơ thất lạc, đơn vị cũ đã giải thể,… nên việc xác nhận quá trình công tác, xác minh, lập hồ sơ giải quyết chế độ phức tạp, tốn kém công sức, thời gian kéo dài.

Từ thực trạng tình hình trên, Cục Chính trị Quân khu đã chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu thành lập Ban Chỉ đạo, kịp thời ban hành các văn bản để triển khai thực hiện. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các cơ quan, đơn vị, địa phương các cấp, bảo đảm sự thống nhất trong thực hiện. Theo đó, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, các cơ quan chức năng đã quán triệt sâu sắc chủ trương của Bộ Chính trị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên bộ, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các văn bản của ngành liên quan; xác định rõ chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy trách nhiệm trong xây dựng kế hoạch, biện pháp để tổ chức thực hiện chặt chẽ ở các cấp với phương châm: không để xảy ra sai, sót đối tượng thụ hưởng chính sách.

Nhằm bảo đảm minh bạch, công khai, dân chủ trong quá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền và Ban chỉ đạo các cấp luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách. Thông qua hệ thống tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền được tiến hành bằng nhiều hình thức và biện pháp phù hợp để nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách có điều kiện nắm vững các văn bản quy định về chế độ, chính sách, về cơ chế, quy trình tổ chức thực hiện, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Trong thực hiện, thành viên Ban chỉ đạo các cấp thường xuyên bám sát địa bàn, đơn vị cơ sở để làm tốt công tác tham mưu, đề xuất và chỉ đạo. Cơ quan quân sự các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, điều hành thực hiện; đồng thời, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ các bước triển khai của cấp dưới; tổ chức rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những vướng mắc để giải quyết.

Ban Chỉ huy Quân sự Quận 3, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chi trả trợ cấp một lần cho các đối tượng, ngày 04-01-2017. [Ảnh: baoquankhu7.vn]

Với tinh thần trách nhiệm cao, các địa phương, đơn vị sau khi được phổ biến, quán triệt và tập huấn đã tập trung hướng dẫn các đối tượng kê khai, tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu với tiêu chuẩn, xét duyệt, thẩm định hồ sơ đối tượng chặt chẽ, chính xác, bảo đảm tiến độ và chất lượng ngày càng tốt hơn. Quá trình xét duyệt hồ sơ, các cấp đã phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị, nhất là cấp cơ sở. Các thành phần trong Hội đồng chính sách xã [phường] phối hợp chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, nghiêm túc, công khai từ khâu xét duyệt đến việc chi trả, thực hiện chế độ đúng đối tượng. Mỗi hồ sơ của đối tượng đều được kiểm tra, xét duyệt lần lượt qua từng cấp trước khi Quân khu ký quyết định hưởng chế độ nên hạn chế được tỉ lệ hồ sơ sai sót. Nhờ đó, công tác chi trả chế độ cho các đối tượng được các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, công khai đến người thụ hưởng. Từ khi triển khai thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg cho đến tháng 11-2016, các địa phương trên địa bàn Quân khu đã tổ chức 12 đợt chi trả chế độ cho 103.491 người, với số tiền trên 421 tỉ đồng. Với những chủ trương, giải pháp lãnh đạo sát, đúng nên việc tổ chức thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Quân khu 7 bước đầu đã đạt kết quả tích cực, góp phần bảo đảm đời sống cho các đối tượng thụ hưởng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, như: ở cơ sở có lúc, có nơi chỉ đạo chưa thường xuyên, biện pháp triển khai chưa phù hợp, sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ; thực hiện còn lúng túng, để xảy ra sai, sót và tồn đọng nhiều hồ sơ, công tác xét duyệt còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ, v.v. Nguyên nhân chủ yếu do: cán bộ thực hiện công tác chính sách ở một số đơn vị còn thiếu và yếu lại bố trí không ổn định. Ngay đối với cấp huyện [quận], hiện chưa có cán bộ chuyên trách mà vẫn phải bố trí kiêm nhiệm. Việc tăng cường lực lượng thực hiện công tác chính sách chưa được cấp ủy, chỉ huy đơn vị, địa phương quan tâm.

Từ thực tế của quá trình thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quân khu 7 rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chính sách trong Quân đội nói chung, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg nói riêng trong thời gian tới bảo đảm triển khai toàn diện, thống nhất, đạt hiệu quả cao.

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với công tác này. Trong đó, quan trọng là phải xác định rõ chủ trương, giải pháp triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn.

Hai là, chủ động, tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chế độ, chính sách đến mọi cấp, mọi ngành, nhân dân và đối tượng chính sách; kết hợp đồng bộ việc tuyên truyền giữa các tổ chức, cơ quan báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, phong phú.

Ba là, phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị các cấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện của cơ quan thường trực. Bảo đảm đủ lực lượng, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác chính sách ở các cấp, nhất là trong việc cơ sở tiếp nhận, xử lý hồ sơ và các thông tin về chính sách.

Bốn là, bám sát thực tiễn, phát hiện những vấn đề mới, chủ động tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy trình, quy định bảo đảm khoa học, phù hợp, chặt chẽ, thuận lợi cho đối tượng chính sách trong xem xét, giải quyết chế độ quy định; có kế hoạch triển khai đồng bộ, thống nhất, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, chính xác.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, của nhân dân và đối tượng chính sách; chú trọng làm tốt công tác quản lý, nắm tình hình, rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện, giải quyết triệt để những vướng mắc, phát sinh ngay từ cơ sở, địa phương.

Với cách làm trên hiện nay, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Quân khu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa. Để thực hiện tốt công tác này, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chính sách; tổ chức lưu trữ, thống kê, báo cáo nghiêm, đúng quy định; kịp thời giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở. Đặc biệt, Lực lượng vũ trang Quân khu 7 luôn xác định: thực hiện tốt công tác chính sách là trách nhiệm chính trị của Quân khu, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - bản chất tốt đẹp, cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ”; là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Thiếu tướng VÕ QUYẾT CHIẾN, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7

_____________

1 - “Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-phu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”.

Chủ Đề