Hướng dẫn trích 40 cải cách tiền lương Informational

[Chinhphu.vn] – Việc trích lập nguồn cải cách tiền lương được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn qua các năm [Thông tư số 67/2017/TT-BTC; Thông tư số 68/2018/TT-BTC; Thông tư số

Đơn vị bà Nguyễn Thùy Lâm [Hải Dương] là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong năm 2018, đơn vị bà Lâm thu hoạt động sản xuất kinh doanh là 100 triệu đồng. Chi hoạt động sản xuất kinh doanh [bao gồm cả số chi thực hiện cải cách tiền lương 1 triệu đồng] là 80 triệu đồng. Như vậy, số thu được để lại trong năm là 20 triệu đồng [cuối năm tạm thời dư có TK 421: 20 triệu đồng].

Đồng thời, năm 2017, đơn vị bà có nguồn cải cách tiền lương còn dư chuyển sang năm 2018 là 4 triệu đồng, do đó đơn vị dùng nguồn này để chi cải cách tiền lương 1 triệu đồng trong năm [hạch toán kế toán cuối năm: Nợ TK 468: 1 triệu đồng, Có TK 421: 1 triệu đồng]. Do đó, thặng dư hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm là: 20 triệu đồng 1 triệu đồng = 21 triệu đồng [vì vậy sau đó TK 421 dư có: 21 triệu đồng].

Bà Lâm hỏi, nguồn cải cách tiền lương năm 2018 đơn vị bà phải trích theo phương án nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Việc trích lập nguồn cải cách tiền lương được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn qua các năm [Thông tư số 67/2017/TT-BTC; Thông tư số 68/2018/TT-BTC; Thông tư số 46/2019/TT-BTC].

Việc hạch toán trích lập nguồn cải cách tiền lương thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Hiện nay, đơn vị bà Lâm đang hạch toán thiếu nghiệp vụ kết chuyển số đã chi cải cách tiền lương trong năm [nợ 611/Có 334] sang TK 911 [Nợ TK 911/Có TK 611] để xác định kết quả.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Câu hỏi của ông Quang Trường không chi tiết việc trích lập nguồn điều chỉnh mức lương cơ sở của năm nào. Tuy nhiên, về việc trích lập nguồn điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2019 thì ngày 23/7/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 46/2019/TT-BTC về việc hướng dẫn báo cáo nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở năm 2019, trong đó:

- Hướng dẫn về việc xác định nguồn điều chỉnh tiền lương cơ sở năm 2019 tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương như sau: “Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019; riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này” [Điểm a, Khoản 2, Điều 3].

- Hướng dẫn việc xác định số thu dịch vụ được để lại để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương cơ sở năm 2019 đối với các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: “Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: sử dụng tối thiểu 40% số thu từ các hoạt động trên sau khi trừ các chi phí trực tiếp đã tính vào giá dịch vụ cho các hoạt động này và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định” [Điểm b, Khoản 3, Điều 3].

- Hướng dẫn việc xác định nguồn điều chỉnh tiền lương cơ sở năm 2019 đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: “Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí điều chỉnh mức tiền lương cơ sở từ nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng [nếu có]” [Điểm 4, Điều 3].

Vì vậy, đề nghị ông căn cứ mức độ tự chủ tài chính của đơn vị mình để thực hiện việc trích lập nguồn điều chỉnh tiền lương cơ sở theo quy định.

  • 1

SƠ ĐỒ NGHIỆP VỤ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG​

Ví dụ:

1. Thu tiền: Đơn vị thu tiền học phí 100 triệu: - 60 triệu dùng để chi cho các hoạt động tại đơn vị - 40 triệu để trích cải cách tiền lương Vào Nghiệp vụ/ Tiền mặt/ Phiếu thu

2. Chi tiền: Khi Chi tiền cho các hoạt động tại đơn vị: 50 triệu [dư 10 triệu chưa chi hết để kỳ sau hoặc trích lập vào các quỹ] Vào Nghiệp vụ/ Tiền mặt/ Phiếu chi hoặc Tiền gửi/ Chi tiền gửi [Tùy thuộc chi từ tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng]

3. Trích lập 40% cải cách tiền lương: 40% x 100 triệu = 40 triệu Hạch toán: Nợ 4212/Có TK468: 40 triệu Vào Tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác

4. Chi lương từ nguồn cải cách tiền lương: 25 triệu Nợ TK611/có TK334: 25 triệu [Vào Tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác] Nợ TK334/có TK112, 111: 25 triệu [Vào Tiền mặt/ Phiếu chi hoặc Tiền gửi/ Chi tiền gửi] Nguồn: Nguồn cải cách tiền lương

5. Cuối năm

--- Xác định doanh thu, chi phí nguồn thu dịch vụ: Nợ TK 531/ Có TK 911: 100 tr Nợ TK 911/ Có TK 642: 50 tr Nợ TK 911/ Có TK 4212: 50 tr \=> Trên Bảng cân đối tài khoản, Dư Có TK 4212: 10 tr [Do bù trừ với bút toán Nợ 4212/ Có 468: 40tr]

--- Kết chuyển phần đã chi từ CCTL: Nợ TK 911/ Có TK 611: 25 tr Nợ TK 4211/ Có TK 911: 25 tr Nợ TK 468/ Có TK 4211: 25 tr \=> Trên Bảng cân đối tài khoản, Dư Có TK 468: 15 tr [Do trích lập 40 tr và đã chi hết 25 tr]

\=> Trên phần mềm --- Vào Tổng hợp/ Chứng từ nghiệp vụ khác Hạch toán Nợ TK 468/ Có TK 4211: 25 tr

--- Vào Nghiệp vụ/ Tổng hợp/ Xác định kết quả hoạt động Phần mềm tự động kết chuyển các bút toán còn lại

Sửa lần cuối: Thg 7 6, 2020

  • 2

Nhập số dư đầu kỳ Nguồn cải cách tiền lương từ năm trước chuyển sang

Anh/Chị vào Nghiệp vụ/ Nhập số dư ban đầu/ Nhập số dư vào bên Có TK 468

Chủ Đề