Hướng dẫn trò chơi học tập chủ đề bản thân

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:

Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh (1 Tuần)

 Thời gian từ ngày 25 - 29/10/2021

HOẠT ĐỘNG

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

ĐÓN TRẺ, CHƠI, 

THỂ DỤC SÁNG

- Cô đến sớm mở cửa phòng thông thoáng vệ sinh sạch sẽ. Chuẩn bị nước uống và nước vệ sinh đầy đủ cho trẻ.

- Trò chuyện với trẻ về tuần lễ sức khỏe.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan trên cơ thể và thường xuyên tập luyện TDTT

- Cho trẻ chơi tự chọn trong lớp.

* Chơi: Cô bao quát trẻ chơi với đồ chơi trong  lớp

* Thể dục sáng:

 Nội dung:  Hô hấp: 1; Tay: 3; Chân: 1; Bụng: 2; Bật: 2.

a. Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm kết hợp với nền  nhạc TD buổi sáng.

b.Trọng động:

- Thực hiện kết hợp động tác với bài hát “ Đu quay, Dậy đi thôi” .

- Thực hiện các động tác: Hô hấp: 1; Tay: 3; Chân: 1; Bụng: 2; Bật: 2.

- Trẻ thực hiện kết hợp với vòng – gậy – nơ xù.

c. Hồi tĩnh:

- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng hít thở trên nền nhạc không lời.

HOẠT ĐỘNG

HỌC

PTNT

- Ném trúng đích thẳng đứng, Trò chơi "Chuyền bóng qua đầu"

PTNN

Làm quen chữ cái e,ê

PTNT

- Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể               

PTTM

Nặn Bạn trai, bạn gái

PTNT

-  So sánh , thêm bớt số l­ượng trong phạm vi 6                                   

PTNN

Chuyện:

“Chuyện về bàn tay phải, tay trái”

CHƠI

NGOÀI TRỜI

- Xếp hình người bằng que

- TCVĐ: Thả đĩa bà ba, lộn cầu vồng

- Chơi tự do

- Quan sát trang phục mùa đông

- Mèo và chim sẽ, kéo cưa lừa xẻ

- Chơi tự do

Thí nghiệm nam châm hút được gì( steam)

TCVĐ: Cáo ơi ngủ à  

 Chơi tự do

Quan sát bạn cao, bạn thấp.

TC: Tôi vui, tôi buồn; kéo cưa lừa xẻ.

Chơi tự do

Trò chuyện về sức khỏe của bé.

TC: Kéo co; Nu na nu nống

Chơi tự do -

                 

                                    CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

CHƠI, HOẠT ĐỘNG

CHIỀU

- Hướng dẫn trò chơi mới: Bạn đang nói về ai

- Chơi tự do ở các góc

- Rèn kỹ năng ở các góc

- Chơi tự do ở các góc

- Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm

- Chơi tự do ở các góc

- Rèn kỹ năng các nhóm nhỏ

Chơi tự chọn ở các góc      

- Đóng chủ đề bản thân

- Mở chủ đề: Gia đình

- Nêu gương

                                                    KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC

TÊN GÓC

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

CHUẨN BỊ

NỘI DUNG

GÓC PHÂN VAI

- Trẻ biết liên kết các nhóm chơi với nhau như­­: gia đình  đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và đi mua sắm, tham quan.

- Trẻ thể hiện đư­­ợc vai chơi của mình công việc của bố mẹ và con cái, công việc của ng­ười bán hàng, bác sĩ...

- Một số đồ dùng cho gia đình, đồ dùng đồ chơi góc bán hàng, bộ quần, áo mũ và bộ đồ dùng bác sĩ .

- Gia đình,

- Bán hàng

- Phòng khám

GÓC NGHỆ THUẬT

- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để tạo ra sản phẩm.

- Mạnh dạn tham gia hát múa các bài hát trong chủ đề.

- Biết chơi trò chơi Bolling

- Giấy, bút màu, bìa, băng đĩa, đất nặn...

- Trang phục âm nhạc

- Vẽ, nặn, xé dán hình bé tập thể dục

- Múa hát những bài trong chủ đề

GÓC  HỌC TẬP

- Trẻ biết ghép các bộ phận trên cơ thể của trẻ bằng các hình hình học tạo thành cơ thể bé

- Trẻ biết thực hiện các bài tập ở góc như ­­ sao chép từ: bàn tay, bàn chân, đôi mắt... và ghép đôi những đối tư­­ợng có liên quan

- Bộ hình hình học, giấy, kéo, hồ dán, làm quen với toán...

- Đồ chơi Domino

- Xem tranh về các trò chơi vận động

- Chơi đômino

GÓC XÂY DỰNG

- Trẻ biết dùng các mảnh ghép, ghép thành cơ thể người.

- Có sự sáng tạo và xếp hình bé tập thể dục

- Bộ đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng

- Lắp ghép, xếp hình bé tập thể dục

- Xây dựng công viên

GÓC THIÊN NHIÊN

- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên để xếp thành các bộ phận trên cơ thể.

- Biết cách chăm sóc cây và làm những công việc đơn giản để trồng cây.

- Trẻ biết gieo hạt rau giúp cô

- Các loại hột hạt, que, cát...

- Bình tưới nước, khăn lau lỏ, cỏi quốc.

-  Dùng hột hạt để xếp các bộ phận trên cơ thể.

- Chăm sóc cây, quốc đất, nhặt cỏ, gieo hạt

                               --------------------------*******-----------------------

  Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2021

Trò chuyện đầu tuần

- Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể trẻ.

- Tác dụng của từng bộ phận.

- Cách giữ gìn và vệ sinh cơ thể để có cơ thể khỏe mạnh.

                                       HOẠT ĐỘNG HỌC

       Phát triển thể chất

                  Đề tài:  Ném trúng đích thẳng đứng

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay và thực hiện đúng kỹ thuật, đứng đúng tư thế.

- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng

- Rèn cho trẻ kỹ năng ném trúng đích

- Rèn luyện và phát triển sức mạnh của tay,vai, chân, định hướng khi ném.

- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục theo cô

2. Chuẩn bị:

- Đích thẳng đứng cao 1m có chân đứng

- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.

-  Hai rổ lớn có nhiều quả bóng, 2 rổ nhựa đựng túi cát

- Trang phục gọn gàng

3. Tổ chức thực hiện :

a. Khởi động:

- Trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân. sau đó chuyển thành 2 hàng dãn cách đều.

- Điểm số: 1- 2 tách thành 4 hàng

b. Trọng động

- Tập BTPTC: tập với bài “ Em bé khỏe, em bé ngoan”

- Quay theo 4 hướng để tập sau đó chuyển thành 2 hàng

Hoạt động 2: Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng

- Cô đưa túi cátn và cột đích ra hỏi trẻ cô có cái gì đây?

- Với cột đích và túi cát thì chúng mình sẽ học bài vận động gì?

- Để thực hiện được tốt bài tập các con hãy chú ý xem 2 bạn làm  mẫu nhé

- Hai bạn  làm mẫu lần 1 không giải thích

- Hai bạn  làm mẫu lần 2 cô kết hợp phân tích động tác: Từ đầu hàng bạn đi đến vạch xuất phát tay cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” bạn đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt cùng phía với chân sau, người hơi ngả ra phía sau, mắt nhìn thẳng đích.

Khi có hiệu lệnh “Ném”, bạn đưa tay từ trước ra sau lên cao và dùng sức của cánh tay ném mạnh túi cát trúng vào đích.

- Cô cho trẻ nhắc lại kỷ thuật ném

* Trẻ thực hiện:                                        

- Cô cho trẻ lần lượt lên tập

- Cô quan sát nhắc nhở, sửa sai và động viên trẻ.

- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua các tổ.

* Trò chơi “Chuyền bóng qua đầu”

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi

- Cho trẻ chơi vài lần

- Cô quan sát nhắc nhỡ trẻ

c. Hồi tĩnh:                                                                                                                                                                                                                          

- Các con đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng làm chim bay.

                                           CHƠI NGOÀI TRỜI

 * Xếp hình người bằng que

- TCVĐ: Thả đỉa bà ba, lộn cầu vồng

- Chơi tự do

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết xếp hình người theo khả năng của trẻ

- Rèn luyện sự khéo léo và sự sáng tạo của trẻ

2. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ

- Que tính đủ cho trẻ xếp

3. Tổ chức thực hiện:

* Xếp hình người bằng que

- Trò chuyện về cơ thể của bé

- Dùng que để xếp hình bé trai, bé gái

- Cô làm cho trẻ xem

- Cô mời cả lớp cùng làm

- Cô quan sát trẻ gợi ý cho trẻ làm

Cho trẻ đi nhận xét sản phẩm của bạn

* Trò chơi vận động:  Thả đỉa bà bà, lộn cầu vồng

- Cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi

- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi

- Cho trẻ cùng chơi

* Chơi tự do :

- Trẻ chơi với bóng, cát sỏi, đu quay….

- Cô bao quát trẻ.

                                         CHƠI Ở GÓC BUỔI SÁNG

Góc chính:     Lắp ghép, xếp hình "Bé tập thể dục".

       Góc kết hợp: 

- Xem tranh về chủ đề, chơi đômino

- Chế biến các món ăn, bán hàng, khám bệnh

- Vẽ, xé, cắt dán hình bé tập thể dục

- Chăm sóc cây, tập gieo hạt

                              CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU

* Hướng dẫn trò chơi mới trò chơi "Bạn đang nói về ai"

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ tập quan sát và nói về 1 bạn trong lớp

- Trẻ hiểu thông tin qua lời nói của bạn khác

2. Chuẩn bị:

- Tập thể cả lớp cùng chơi

3. Tổ chức thực hiện:

- Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô tả về một trẻ trong lớp nhưng không nói tên trẻ đó.

- Các bạn khác đoán xem cô đang tả về bạn nào.

- Mỗi trẻ quan sát đặc điểm riêng của một bạn nào đó.

- Cô gọi từng trẻ lên tả về bạn mình đã chọn ( Không nói tên bạn đó)

- Các bạn khác nghe và đoán xem bạn được tả là ai?

- Trẻ có thể tả cô giáo để các bạn đoán.

* Chơi tự chọn ở các góc

* Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                          -----------------------*****---------------------

                                               Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2021

                                     HOẠT ĐỘNG HỌC    

Phát triển thẩm mỹ: Làm quen chữ cái e,ê

  Kiến thức: +Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê

                   + Nhân biết được chữ e, ê trong từ chọn vẹn.

                    + Biết đặc điểm cấu tạo chữ e, ê

- Kỹ năng:  + Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ e,ê cho trẻ.

          +  Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa 2 chữ e, ê qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ.

- Thái độ:   + Trẻ thích học chữ cái, tham gia tiết học sôi nổi hứng thú

          + Giáo dục trẻ biết yêu quý những ngừơi thân và ngôi nhà  của mình 

II. Chuẩn bị.

- Giáo án  điện tử, máy tính, máy chiếu.

- Bộ quân xúc xắc, các nét chữ rời, bảng con, bộ đồ dùng gia đình có chứa chữ cái e, ê, bộ nồi để đựng chữ cái.

- Thẻ chữ  e, ê to của cô

3. Tổ chức hoạt động:

 Hoạt động 1: Tạo hứng thú

Chào mừng quí vị và các bạn đến với chương trình “Ở nhà chủ nhật” của các bé lớp mẫu giáo 5TB  hôm nay.

Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ chào mừng của các bé lớp 5TB với màn hát múa “ Bé khỏe bé ngoan”. Nào xin mời các bé.

Chương trình còn rất nhiều trò chơi hấp dẫn nữa đấy, chúng mình cùng khám phá nhé.

* Hoạt động 2: Làm quen chữ cái e, ê.

Các bé cùng nhìn lên màn hình xem có gì nào ?

Bên dưới hình ảnh gia đình bé còn có từ “ Cơ thể bé” đấy chúng mình đọc cùng cô nào ?

Cho trẻ đọc 3 lần.

- Trong từ “ Cơ thể bé ” có chữ cái gì chúng mình đã được học. Đọc cùng cô nào

Hôm nay các bé sẽ được làm quen với chữ mới đó là chữ e, Cô thay chữ e to bằng thẻ chữ của cô.

Chúng mình nhìn xem chữ e của cô có giống chữ e trên bảng không. Hãy lắng nghe cô phát âm.

Cô phát âm 3 lần.

- Khi phát âm e, miệng và môi bè ra và đẩy hơi từ trong cổ ra.

- Các bạn phát âm cùng cô nào ?

Cho trẻ phát âm tổ => nhóm => Cá nhân.

Chúng mình sẽ truyền tay nhau phát âm chữ e nhé.

- Cho trẻ truyền tay nhau phát âm e.

- Cho trẻ đọc lại sửa sai ( nếu có ).

- Chữ e được tạo bởi những nét gì nào ? ( gọi trẻ )

Chữ e được tạo bởi 2 nét, đó là nét ngang và nét cong tròn không khíp kín và phát âm là e.

- Cho trẻ phát âm lại.

Các bé ạ! Đây là chữ e in hoa thường được viết ở đầu câu, chữ e in thường và chữ e viết thường. Các chữ tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là e.

- Cùng phát âm lại nào ?cho trẻ đọc 3 – 4 lần.

Các bé ơi! Chương trình hôm nay còn có một món quà rất ý nghĩa tặng chúng mình đấy, chúng mình có muốn khám phá không nào?

Mỗi bạn hãy chọn cho mình một tấm thảm và một chiếc hộp thật đẹp nhé. ( Cho trẻ đi lấy đồ dùng ).

- Ở nhà chủ nhật con muốn làm gì ?

Chủ nhật tuần này bạn Bé được bố mẹ đưa đi chơi siêu thị đấy, chúng mình có muốn đi chơi siêu thị như bạn không ?

Bên dưới hình ảnh siêu thị còn có từ “ Đi siêu thị” chúng mình đọc cùng cô nào .

Trong từ “Đi siêu thị” có rất nhiều chữ cái nhưng hôm nay cô giới thiệu với chúng mình một chữ cái mới đó là chữ ê.

Cô thay chữ ê to bằng thẻ chữ của cô.

Chúng mình nhìn xem chữ ê của cô có giống chữ ê trên bảng không.

- Cô phát âm 3 lần.

- Cho trẻ phát âm nhiều lần.

- Khi phát âm ê, mở miệngvà đẩy hơi từ trong cổ ra.

- Các bạn phát âm cùng cô nào ?

Cho trẻ phát âm tổ => nhóm => Cá nhân.

Chúng mình sẽ truyền tay nhau phát âm chữ ê nhé.

- Cho trẻ truyền tay nhau phát âm ê.

- Cho trẻ đọc lại sửa sai ( nếu có ).

- Chữ ê được tạo bởi những nét gì nào ? ( gọi trẻ )

Chữ ê được tạo bởi 2 nét, đó là nét ngang và nét cong tròn không khíp kín và có mũ trên đầu phát âm là ê.

Cho trẻ phát âm lại nhiều lần

Các bé ạ! Đây là chữ ê in hoa thường được viết ở đầu câu, chữ ê in thường và chữ ê viết thường. Các chữ tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là ê.

- Cùng phát âm lại nào ?cho trẻ đọc 3 – 4 lần.

Hôm nay các bé được làm quen với chữ gì ?

- Chữ e và chữ ê giống nhau ở điểm gì ?

Cô chốt điểm giống nhau.

- Chữ e và chữ ê khác nhau ở điểm gì ?

Cô nói lại điểm giống và khác nhau của chữ e, ê.

Đến với chương trình lần này còn có rất nhiều trò chơi thú vị đấy các bé có muốn tham gia không nào ?

Cô và chúng mình cùng khám phá xem bên trong hộp quà có gì nhé. 1, 2, 3 mở.

- Trong hộp quà có gì đặc biệt ?

Với các nét chữ rời này, cô cháu mình cùng tham gia vào trò chơi có tên gọi “ Chơi chữ”.

Từ những nét chữ rời này chúng mình cùng ghép thành các chữ theo yêu cầu của chương trình.

- Hãy lắng nghe yêu cầu của chương trình nhé.

Cho trẻ nghe yêu cầu trên máy tính và ghép.

- Chữ e được ghép từ mấy nét ? Đó là nét gì ?

- Hãy giơ chữ vừa ghép và đọc.

Cho trẻ đọc 3 lần. Khen trẻ

- Nghe yêu cầu tiếp theo của chương trình đưa ra là gì ?

- Chữ ê được ghép bởi những nét gì ? Có thêm gì ?

- Ghép chữ ê và đọc.

Và đặc biệt chương trình hôm nay còn có 1 trò chơi rất đặc biệt, đó là trò chơi Vui cùng xúc xắc. Muốn chơi được trò chơi này chúng mình cất hộp quà và mang quân xúc xắc ra nào.

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố

+ Trò chơi 1: Vui cùng xúc sắc

Cách chơi của trò chơi này như sau: Khi quân xúc xắc quay 1 vòng, mặt quân hiện chữ gì thì các bé tìm chữ đó giơ lên và phát âm to.

Các bé đã sẵn sang chơi chưa ?

Trò chơi bắt đầu.

- Cô đeo quân xúc xắc quay một vòng lần lượt hiện chữ e, ê để trẻ tìm và phát âm.

+ Lần 3: Hãy tìm chữ có một nét ngang và một nét cong tròn không khép kín. Cô quay 1 vòng.

- Đó là chữ gì ? Khen trẻ

+ Lần 4: Hãy tìm chữ có một nét ngang và một nét cong tròn không khép kín, có mũ trên đầu.

Cô quay 1 vòng.

- Đó là chữ gì ?

Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

Cho trẻ cất quân xúc sắc.

* Trò chơi 2: Đi siêu thị

Chủ nhật tuần này chúng mình muốn bố mẹ đưa đi chơi đâu nào ?

Còn cô cô muốn cho các bé đi chơi siêu thị đấy, chúng mình có thích không?

Hôm nay chúng mình cùng đi siêu thị nhé. Ở siêu thị có rất nhiều đồ nhưng cô muốn chúng mình hãy mua những đồ dùng đồ chơi có chứa chữ cái e và ê mang về.còn những đồ dùng khác không được chấp nhận.

Cho trẻ đi và chọn.

- Ai chọn được chữ e giơ cao và phát âm.

- Ai tìm được chữ ê giơ cao và phát âm.

- Bạn nào có cầm đồ dùng chứa chữ e sang phía tay phải cô, bạn nào có chữ ê sang tay trái cô.

Cô kiểm tra và khen trẻ.

Các bé ơi! Chương trình Ở nhà chủ nhật đến đây là kết thúc xin hẹn gặp lại ở các số tiếp theo nhé.

                                 CHƠI NGOÀI TRỜI:

* Quan sát trang phục mùa đông

- TCVĐ: Mèo và chim sẻ

- Chơi tự do

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ đư­ợc quan sát và biết đ­ược trang phục mùa đông

- Cô giáo dục trẻ mặc quần áo hợp thời tiết

2. Chuẩn bị:

- Một số quần áo mùa đông của trẻ em

3. Tổ chức hoạt động:

- Cho trẻ ra sân và hát bài’’ Bạn thân’’ cùng trò chuyện về thời tiết mùa đông

- Hỏi trẻ bấy giờ là mùa gì?

- Không khí như­­ thể nào?..

- Mùa đông thời tiết lạnh thì ta phải mặc quần áo như­ thế nào?

- Vì sao ta phải mặc ấm?

- Cô cho trẻ quan sát một số trang phục mùa đông và hỏi trẻ: Đây là trang phục mùa gì? có đặc điểm gì khác với các trang phục mùa hè?(áo dày hơn, ống tay dài…)

- Cô giáo dục trẻ cách ăn mặc sao cho mùa đông để không bị ốm,

- Cô nhận xét tuyên d­­ương trẻ.

 * Trò chơi vận động

                              “Mèo và chim sẽ”

             Cô phổ biến luật chơi cho trẻ chơi

*. Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.

                        CHƠI Ở GÓC BUỔI SÁNG

 Góc chính:     Góc  nghệ thuật: Vẽ nặn, xé dán hình bé tập thể dục

 Góc kết hợp:  - Xem tranh về chủ đề.

                         - Chế biến các món ăn

                         - Chăm sóc cây, tập gieo hạt

                         - Lắp ghép, xếp hình, xây công viên của bé

                      CHƠI, HOẠT ĐỘNG  CHIỀU

* Rèn kỹ năng tạo hình. 

- Chơi tự chọn ở góc

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ có kỹ năng chơi ở góc tốt hơn.

- Trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu, xé dán, nặn

- Một số trẻ hoàn thành xong vở tạo hình

2. Chuẩn bị:

- Bàn ghế, bút màu, vở tạo hình

- Giấy màu, keo, đất nặn, bảng , giấy a4, khăn lau

3. Tổ chức hoạt động:

- Gọi trẻ lại xung quanh cô chơi trò chơi: ‘Trán cằm tai’.

- Giáo dục trẻ giữ gìn các bộ phận trên cơ thể cẩn thận và thường xuyên luyện tập TDTT.

- Cho trẻ đọc đồng dao: “ Tay đẹp” về góc chơi.

+ Hoàn thành vở tạo hình

+ Vẽ, tô màu bé tập thể dục

+ Nặn theo ý thích

+ Xé, dán hình người

- Trẻ chơi xong cô cho trẻ thu dọn đồ chơi.

       + Chơi tự chọn ở các góc:

- Cô quản trẻ chơi.

* Chơi tự chọn ở các góc

* Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                          -----------------------*****---------------------

                                               Thứ 4 ngày 27 tháng 10 năm 2021

                                     HOẠT ĐỘNG HỌC I

Phát triển nhận thức:                                        

              Đề tài: Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể               

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết tên, ích lợi của các loại thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm (Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng) đối với sự phát triển của cơ thể.

- Biết chơi trò chơi “Thi ai chọn giỏi, người đầu bếp giỏi”

- Biết quy trình chế biến một số món ăn đơn giản, gần gũi

- Rèn sự nhanh nhẹn qua các trò chơi, hát và vận động thành thạo theo nhạc

- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi

2. Chuẩn bị:

  Đồ dùng cho giáo viên:

- Hình ảnh về 4 nhóm thực phẩm

- Nhạc bài hát: Mời bạn ăn, nào chúng ta cùng tập thể dục

  Đồ dùng của trẻ:

- Hình ảnh quy trình chế biến một số mốn ăn:  Rau luộc, nấu cơm, thịt kho, trứng rán

- Rổ lô tô 4 nhóm thực phẩm

3. Tổ chức thực hiện:

* Ổn định, gây hứng thú:

- Cho trẻ đứng xúm xít quanh cô, giới thiệu chương trình “Món ngon mỗi ngày”

- Trước khi tham gia chương trình, cô mời các con cùng tham gia màn thể dục nhịp điệu qua bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”

+ Các con vừa làm gì?

+ Tập thể dục để làm gì?

- Tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, vì vậy hàng ngày các con phải chăm tập thể dục. Ngoài tập thể dục ra muốn cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì?

- Muốn cơ thể khỏe mạnh, ngoài tập thể dục, các con phải ăn nhiều loại thức ăn được chế biến thành các món ăn khác nhau đảm bảo về dinh dưỡng, VSATTP, phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi như mặc quần áo ấm khi trời lạnh, quần áo thoáng mát khi trời nóng, ra ngoài che ô, đội mũ.

- Để biết được ăn như thế nào cho đảm bảo đủ chất, hợp vệ sinh, bây giờ cô cùng các con sẽ xem và trò chuyện về các loại thực phẩm nhé

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi

* Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm

 Nhóm vitamin và muối khoáng:

- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau, quả

+ Các con vừa được xem những thực phẩm gì?

+ Các loại rau, củ, quả này có thể chế biến thành những món gì?

+ Ăn các loại rau củ quả này cung cấp chất gì cho cơ thể?

- Củng cố: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm vitamin và muối khoáng, ăn các thực phẩm này cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể, giúp da chúng ta đẹp, mắt sáng. Các thực phẩm này có thể được chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh...

- Mở rộng: Ngoài những thực phẩm trên còn có nhiều loại rau củ quả thuộc nhóm vitamin và muối khoáng như: Rau ngót, rau dền, quả cà chua, quả bưởi... các con phải ăn đa dạng các loại thức ăn của nhóm này để cung cấp vitamin và muối khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh nhé.

Nhóm chất đạm:

- Nhóm chất đạm là những thực phẩm gì?

- Cho trẻ quan sát nhóm chất đạm

+ Các con vừa được xem những thực phẩm gì?

+ Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm có thể chế biến thành những món gì?

+ Ăn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm cung cấp chất gì cho cơ thể?

- Củng cố: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, ăn các thực phẩm này cung cấp chất đạm cho cơ thể, các thực phẩm này được chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, nướng, hấp, kho...

- Mở rộng: Ngoài những thực phẩm trên, nhóm chất đạm còn có các thực phẩm: Thịt bò, thịt gà... Chúng ta phải ăn đa dạng các thực phẩm này để cơ thể phát triển khỏe mạnh

 Nhóm bột đường:

- Cô có những thực phẩm gì đây?

- Gạo, khoai có thể chế biến thành những món gì?

- Trước khi ăn phải làm như thế nào?

- Ăn những thức ăn này cung cấp chất gì cho cơ thể?

- Củng cố: Đây là những thực phẩm thuộc nhóm bột đường, ăn những thực phẩm này cung cấp tinh bột và đường cho cơ thể, các thực phẩm này có thể chế biến được nhiều món: Cơm, xôi, khoai luộc, khoai rán... Các con phải ăn đa dạng các loại thức ăn của nhóm này để dung cấp chất bột đường cho cơ thể.

 Nhóm chất béo:

- Cô có những thực phẩm gì đây?

- Mỡ, dầu ăn để làm gì?

- Ăn những loại thực phẩm cung cấp chất gì cho cơ thể?

- Củng cố: Đây là những thực phẩm cung cấp chất béo, ăn các thực phảm này cung cấp chất béo cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm không nên ăn nhiều, gây bệnh béo phì.

- Khi ăn các thực phẩm thuộc các nhóm chúng ta phải làm gì?

- Trước khi ăn các loại thực phẩm các con cần chọn thực phẩm tươi ngon, không bị thối hỏng, héo úa, ôi thiu, sau đó sơ chế các loại thự phẩm, rửa sạch rồi nấu chín để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cho trẻ quan sát hình ảnh một số món ăn đã được chế biến.

* Trò chơi luyện tập

Trò chơi: Thi ai chọn giỏi

- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi để ra trước mặt

- Cách chơi: Trong rổ có rất nhiều lô tô các loại thực phẩm, khi cô nói “tìm nhóm, tìm nhóm” các con sẽ nói “Nhóm gì, nhóm gì”, cô nói tìm cho cô nhóm thực phẩm gì thì các con sẽ lựa chọn thực phẩm của nhóm đó giơ lên và nói tên nhóm thực phẩm đó.

- Cho trẻ chơi 5-6 lần, dộng viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ

- Nhận xét quá trình chơi

Trò chơi: Người đầu bếp giỏi

- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều hình ảnh rời cách chế biến các món ăn gần gũi với các con, các con hãy xếp các hình ảnh cho đúng với quy trình chế biến các món ăn đó nhé (Nấu cơm, rán trứng, thịt kho, rau luộc) thời gian là một bản nhạc

- Cho trẻ chơi theo 4 nhóm, cô động viên khuyến khích trẻ chơi

- Nhận xét kết quả chơi của 4 nhóm

* Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét,, tuyên dương

- Cùng trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi

HOẠT ĐỘNG HỌC II

Phát triển thẩm mỹ:

Đề tài: Nặn bạn trai, bạn gái

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết nặn bạn trai, bạn gái đang tập thể dục

- Trẻ biết dùng các kỹ năng nặn như: xoay tròn, ấn dẹt...

- Giáo dục trẻ biết quan tâm và chăm sóc cơ thể của mình và biết ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.

2. Chuẩn bị:

- Mẫu cho trẻ quan sát: bạn trai, bạn gái đang tập thể dục

       - Bàn ghế, đất nặn, bảng con

- Bàn ghế đủ cho trẻ

3. Tổ chức thực hiện:

* Ổn định gây hứng thú:

- Hôm nay trường mầm non Xuân Phổ tổ chức hội thi “bé khéo tay” các con có muốn tham gia không?

- Mở đầu cho hội thi là phần thi “bé khéo tay”.

* Quan sát vật mẫu:

- Cho trẻ đi đến quan sát vật mẫu của cô.

- Các bạn nhìn xem bạn búp bê đã làm được những món quà gì nào?

+ Món quà thứ nhât: Bạn trai

- Đây là bạn nặn bạn gì?

- Ai có nhận xét gì về bạn nam

- Cô vừa nhận xét, vừa khái quát.

- Bạn đã nặn bạn nam như thế nào?

- Đầu bạn nặn như thế nào?

- Mình bạn nặn như thế nào? Bạn nam đang làm gì?

+ Món quà thứ 2: Bạn gái

- Cho trẻ nhận xét tương tự như bạn nam

- Cô giáo dục trẻ biết ăn đủ chất để cơ thể khỏe mạnh

- Con sẻ nặn gì? Nặn như thế nào?

- Trẻ đọc bài thơ “Em cũng là cô giáo” về chỗ ngồi.

- Phần thi thứ 2: Phần thi tài năng.

* Trẻ thực hiện:

- Cô đi đến từng trẻ một gợi ý, hư­ớng dẫn cho từng trẻ.

* Nhận xét sản phẩm:

- Tr­ưng bày sản phẩm và nhận xét:

- Con thích bài nào?

- Vì sao con thích bài này?  hỏi 2- 3 trẻ)

- Cô nhận xét chung tuyên d­ương trẻ.

- Cô nhận xét 1 bài hoàn thiện đầy đủ và một bài chưa hoàn thiện

- Chúc mừng các con ai cũng đạt được kết quả cao trong cuộc thi bé khéo tay hôm nay

- Hát bài “Ngay đầu tiên đi học” kết thúc hội thi đi ra.

                            CHƠI NGOÀI TRỜI:

ĐIỀU THÚ VỊ CỦA NAM CHÂM

I. Kết quả mong đợi

1. Kiến thức.

          - Biết được tên gọi, đặc điểm, chất liệu của một số đồ vật:Thìa sắt, cốc sắt, cốc nhựa, bát nhựa, chìa khóa...

          - Trẻ được trải nghiệm và khám phá đặc tính của nam châm đó là hút các vật có hợp chất của sắt và không hút được các vật không có hợp chất của sắt như ; nhựa, giấy, xốp,gỗ...

          - Biết được ứng dụng của nam châm trong đời sống của con người.

          2. Kỹ năng:

          - Luyện cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát, phỏng đoán.

- Rèn kỹ năng phân loại các đồ vật.

          - Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.

          3. Thái độ:

          - Giáo dục trẻ yêu thích và khám phá về khoa học.

          - Hứng thú tham gia vào hoạt động, chơi đoàn kết ,giữ gìn đồ dùng.

       II. CHUẨN BỊ

          - 02 thanh nam châm to cho cô và mỗi trẻ 1 viên nam châm nhỏ.

          - 01 cốc thủy tinh, chai, thìa, đũa

          - 4 chiếc hộp để các đồ vật:Thìa nhựa, thìa sắt,cốc nhựa, cốc sắt  tủ gỗ, xốp để cây vi tính...(lưu ý chọn các vật không gây nguy hiểm cho trẻ).

          - 8 chiếc rổ nhựa.

          - Máy tính, máy chiếu, đàn.    

          III. Tô chức hoạt động

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cô và trẻ hát bài “Gia đình gấu”.

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Mọi người trong gia đình gấu như thế nào với nhau?

- Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ rồi dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động2: Điều thú vị của nam châm.

- Cô tạo tình huống 1:

Cô có một chiếc bình đựng nước, trong bình có môt vật gì?

+ Bạn nào có cách gì giúp cô lấy được chiếc kẹp ghim ra?

- Cô tạo tình huống 2:

- Chiếc kẹp sắt đựng trong chai nước nhỏ

( không lấy được bằng tay, thìa, đũa)

Cô dùng một vật đặc biệt lấy chiếc kẹp ra khỏi chai nước. Đó là viên Nam châm

- Cô chốt lại: Cô lấy được chiếc kẹp sắt ra khỏi chai nhờ có viên nam châm này đấy.

- Cô tạo tình huống 3: Cô mời 1 trẻ lên thả giúp cô các vật vào bình( một vật bằng sắt, các vật bằng chất liệu khác) cho trẻ phán đoán xem nam châm có thể hút được vật gì, không hút được vật gì

3. Hoạt động 3: Trẻ khám phá điều thú vị của nam châm.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ kết bạn”( Tạo thành 4 nhóm)

- Sau đây cô mời các con về 4 nhóm khám phá cùng nam châm.

+ Cô đến từng nhóm đặt câu hỏi: Nam châm hút được vật gì? Vì sao? Nam châm không hút được vật gì? Vì sao?

- Cô chốt lại: Như vậy nam châm chỉ hút những đồ vật có chất liệu làm bằng sắt, Còn những đồ vật bằng nhựa, xốp,gỗ thì nam châm không hút được.

- Cô cho hai bạn ngồi cạnh quay mặt vào nhau,dùng nam châm của mình hút với nam châm của ban.

+ Các con thấy nam châm có hút được nam châm bạn không ? Vì sao ?

- Các con ạ! Vì nam châm có hai cực : Cực dương,cực âm nếu để hai cực này ở gần nhau chúng sẽ hút nhau,nếu để cực dương với cực dương hoặc cực âm với cực âm thì chúng sẽ đẩy nhau

Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.

- Qua thí nghiệm vừa rồi chúng mình thấy được điều thú vị ở nam châm. Và ngoài ra nam châm còn có nhiều ứng dụng trong đời sống của con người đấy.Các con hãy quan sát lên đây.

- Để biết người ta sử dụng nam châm vào những việc gì, cô mời các con hãy hướng lên màn hình và theo dõi nhé! (cô mở máy tính cho trẻ xem Nam châm gắn miệng túi đồ thực phẩm, gắn bút và giấy lên bảng từ, móc chìa khóa, làm sạch cốc...)

4. Hoạt động 3: Cùng nhau đua tài

Cô chia lớp làm 3 đội. Cho trẻ chơi trò chơi “cùng nhau đua tài”

- Cách chơi: Sau khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” của cô, bạn đầu hàng phải chạy lên chọn đồ dùng có chất liệu mà nam châm hút đươc gắn lên viên nam châm của đội mình rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo và đi về cuối hàng. Bạn tiếp theo tiếp tục lượt chơi.

- Luật chơi: Kết thúc một bản nhạc, đội nào lấy được nhiều đồ hơn đội đó là đội thắng cuộc.

- Cô cho trẻ chơi, động viên, khích lệ trẻ.

Kết thúc:

- Vừa rồi các con đã chơi rất giỏi. Bây giờ cô thưởng cho mỗi bạn viên nam châm, các con đi xung quanh lớp học khám phá xem nam châm có thể hút được những vật gì.

- Các con lấy nam châm thử hút dính các đồ vật này xem chúng có hút dính nam châm không nào!

- Cô tập chung trẻ lại và đặt câu hỏi: Nam châm của con hút được đồ vật gì?

Nhận xét, đánh giá giờ hoạt động, cho trẻ hát bài “Biết bao điều lạ”.

                            CHƠI Ở GÓC BUỔI SÁNG

         Góc chính:     - Xem tranh về chủ đề.

  Góc kết hợp:  - Chế biến các món ăn trong ngày lễ

                               - Chăm sóc cây, tập gieo hạt

                               - Lắp ghép, xếp hình "Bé tập thể dục".

                               - Trang trí thiệp tặng bà, mẹ…

                        CHƠI, HOẠT ĐỘNG  CHIỀU

- Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra: Cháy, bỏng, lũ lụt, mư, sấm sét

- Trẻ biết ứng xử phù hợp với một số tình huống xảy ra

- Trẻ chú ý lắng nghe và phản ứng với hiệu lệnh của cô

2. Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử, máy tính...

- Tranh ảnh lửa đang cháy, ấm nước đang sôi, lũ lụt, mưa, sấm chớp

- Một số mô hình chơi trò chơi

3. Kết quả mong đợi:

- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”

- Cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình chiếu

- Cho trẻ xem tranh “Nhà cháy”

- Hỏi trẻ tranh về gì?

- Các con thấy tình huống này như thế nào?

- Khi gặp cháy như thế này các con phải làm gì?

- Làm thế nào để nhận biết tình huống này?

+ Cho trẻ nghe âm thanh nước sôi

- Hỏi trẻ âm thanh về gì?

- Cho trẻ xem tranh ấm nước đang sôi

- Hỏi trẻ khi gặp tình huống như thế này thì chúng mình phải làm gì?

+ Tương tự cho trẻ xem tranh lụt và mưa, sấm chớp

- Hỏi trẻ khi gặp những tình huống như thế này thì các con phải làm gì?

* Cho trẻ chơi trò chơi “Xử lý tình huống”

- Cô đưa tranh, hoặc cho trẻ nghe tiếng và trẻ ứng xử phù hợp với tình huống

* Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ

* Chơi tự chọn ở các góc

          * Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                          -----------------------*****---------------------

                                               Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2021

                                     HOẠT ĐỘNG HỌC

Phát triển nhận thức:                                        

Đề tài: So sánh , thêm bớt số l­ượng trong phạm vi 6                                                                   1. Kết quả mong đợi:

- Có biểu tượng về số trong phạm vi 6, thêm bớt trong phạm vi 6

- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.

- Trẻ so sánh , thêm bớt 1 – 2,3 đối tượng được theo yêu cầu của cô.

- Rèn trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi thành thạo. Lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trẻ tham gia trò chơi nhanh nhẹn và hứng thú.

2. Chuẩn bị:   

- * Đồ dùng của cô:

- Máy tinh, phần mềm PowerPoint

 - Bảng gài

* Đồ dùng của trẻ:

- Một rổ đựng 6 em bé, 6 cái áo

3. Tổ chức hoạt động:

 * Ổn định gây hứng thú:

- Cho trẻ vận động bài "Tập tầm vông"

* Ôn số lượng trong phạm vi 6

- Cho trẻ đếm trong tai trẻ có bao nhiêu hạt đậu

- Cho trẻ đếm số lượng mũ và đôi dép trên màn hình và gắn số tương ứng

* So sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 6

- Các con thấy trong rổ Cô tặng các con những gì?

Thêm bớt 1 đối tượng.

- Hãy xếp các em bé ra thành 1 hàng ngang gắng chữ số tương ứng

- Tặng cho 5 em bé 5 cái áo và gắn chữ số tương ứng

- Cho trẻ đếm số lượng em bé và số lượng áo

- Cho trẻ nhận xét nhóm nào nhiều hơn? nhóm nào ít hơn? nhiều hơn bao nhiêu? ít hơn bao nhiêu?

- Hỏi trẻ muốn 2 nhóm bằng nhau thì phải làm gì?

- Có mấy cách?

- Các con hãy thêm vào 1 cái áo để cho em bé nào cũng có áo

- 5 thêm 1 được mấy? cho trẻ đếm và gắn số tương ứng

- Bây giờ 2 nhóm như thế nào với nhau? Đều có số lượng là mấy?

- 1 cáo áo bị ướt các con cất 1 cái áo

- 6 cái áo bớt 1 cái áo thì bằng mấy cái áo? gắn số tương ứng

- 5 cái áo các con thêm 1 cái áo xem có bao nhiêu các áo?

        Thêm bớt 2 đối tượng:

- Các con cùng  bớt 2 áo nhé.

- 6 áo bớt 2 áo còn mấy áo? Các con cùng đếm xem còn mấy áo?

- 6 áo bớt 2 áo còn 4 áo vậy thẻ số 6 còn tương ứng với số áo nữa không? Thay thẻ số cả lớp đọc 6 bớt 2 còn 4

- Các con hãy bớt 2 áo nào

- Có 4 mà  muốn có 6 thì  làm thế nào?

- Các con thêm 2 áo nào.

- 4 áo thêm 2 áo bằng mấy áo?

- 4 áo thêm 2 áo bằng 6 áo, => Cả lớp đọc 4 thêm 2 bằng 6.

Thêm bớt 3 đối tượng:

- Các con hãy bớt cho cô 3 cái áo

- 6 cái áo bớt 3 cái còn mấy cái? 6 bớt 3 còn mấy?cho trẻ gắn số tương ứng

- Cô muốn em bé nào cũng có áo thì ta phải làm gì?

- Các con hãy thêm 3 cái áa. 3 thêm 3 được mấy?

- Cho trẻ đếm số áo và gắn số tương ứng

- Cho trẻ cất số áo vừa cất vừa đếm lùi

       * Trò chơi luyện tập: Thi xem đội nào nhanh.

        - Trẻ chia làm 3đội

- Cách chơi: Trên bảng có các nhóm đối tượng và gắn sẵn thẻ số nhưng thẻ số và số lượng đó không bằng nhau. Các con sẽ lên thêm vào hoặc bớt đi sao cho thẻ số tương ứng với số lượng đồ vật.

- Luật chơi: mỗi bạn chỉ được gắn 1 cái

- Trò chơi bắt đầu khi bản nhạc bật lên. bản nhạc kết thúc trò chơi kết thúc

- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả

* Kết thúc:

- Cô nhận xét và động viên trẻ.

CHƠI NGOÀI TRỜI:

                                           Quan sát bạn cao, bạn thấp.

                                    TC: Tôi vui, tôi buồn; kéo cưa lừa xẻ

                                                     Chơi tự do

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ thích giữ gìn vệ sinh cá nhân , biết lợi ích của các bộ phận trên cơ thể, biết ăn uống đủ chất để cơ thể phát triển cân đối.

- Chơi trò chơi hứng thú và an toàn

2. Chuẩn bị:

- Các bạn trong lớp.

- Đồ chơi an toàn cho trẻ chơi, sân bãi sạch sẽ.

- Một số bài hát trong chủ đề

3. Tổ chức hoạt động :

- Cả lớp hát bài “ Bạn có biết tên tôi”.

- Ngồi tự do gần cô

- Cô gới thiệu 1 số bạn cao cân đối trong lớp và 1 số bạn nhỏ thấp.

- Cô gợi hỏi :

+ Các con vừa được nhìn những bạn nào?

- Ai có nhận xét gì về chiều cao của các bạn

        + Những bạn đó như thế nào với nhau?

        - Vì sao bạn cao hơn?

        - Tại sao bạn lại thấp?

       + Vì sao chúng ta phải ăn đủ chất ?     

        - Giáo dục: Các con ạ muốn có một cơ thể phát triển cân đối hài hòa thì các con phải thường xuyên tập thể dục, ăn uống đủ chất thì mới khỏe mạnh

       + TC: Tôi vui; tôi buồn; Kéo cưa lừa xẻ

       - Cô cho trẻ  nhắc cách chơi, luật chơi.

       - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.

      + Chơi tự do:

      - Cô bao quát trẻ an toàn.

                          CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

 Góc chính:     - Chế biến các món ăn

 Góc kết hợp:  - Chăm sóc cây, tập gieo hạt

                       - Lắp ghép, xếp hình "Bé tập thể dục".

                                 - Xem tranh về chủ đề.

                                 CHƠI, HOẠT ĐỘNG  CHIỀU

                                   Rèn kỹ năng ở các nhóm nhỏ

                                          Chơi tự chọn ở các góc

 1. Kết quả mong đợi:

 - Trẻ hứng thú rèn kỹ năng vẽ, nặn, xé dán. Về chủ đề bản thân

 - Trẻ hoàn thành vở toán ôn số lượng 6

 - Trẻ hoàn thành vở tạo hình trang trí khăn quàng cổ

 - Hứng thú chơi ở các góc, biết cất đồ chơi đúng góc.

 2. Chuẩn bị:

 - Giấy a4, bút màu, đất nặn, bảng đen, giấy màu…..

 - Vở toán, tạo hình, vở

 - Đồ dùng và đồ chơi đầy đủ ở các góc.

 - Bàn, khăn lau tay

 3. Tổ chức hoạt động

 * Rèn kỹ năng  các nhóm nhỏ

 - Cô cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” ngồi bên cô.

 - Trò chuyện về sức khỏe của trẻ

 - Làm gì để có cơ thể khỏe mạnh?     

 - Cô khái quát giáo dục trẻ.

 - Bây giờ cô đã chuẩn bị ở các nhóm.

 - Cô giới thiệu các nhóm và nội dung thực hiện ở các nhóm

 + Nhóm 1 vễ các mớn ăn bé thích   

  + Nhóm 2 nặn các loại quả

  + Nhóm thứ 3 Hoàn thành vở tạo hình trang trí khăn quàng cổ

  + Nhóm còn lại hoàn thành vở toán số 6

  - Cô cho trẻ về các nhóm và bao quát gợi ý hướng dẫn thêm cho trẻ.

  - Cô nhận xét.

  - Động viên, khích lệ trẻ

 + Chơi tự chọn ở góc

  - Trẻ về góc chơi theo ý thích

  - Cô quản trẻ chơi.

* Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                          -----------------------*****---------------------

                                               Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2021

                                     HOẠT ĐỘNG HỌC

Phát triển nhận thức:                                        

      Đề tài: Chuyện “Câu chuyện của tay phải, tay trái”

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. Biết đặc điểm các nhân vật.

- Thông qua câu chuyện giúp trẻ hiểu thêm về tác dụng của tay phải và tay trái

- Giáo dục trẻ phải biết tôn trọng và hợp tác với người khác không nên hênh hoang coi thường người khác

   2. Chuẩn bị

- Tranh minh họa chuyện

   3. Tổ chức hoạt động:

*  Ổn định, gây hứng thú

- Cho trẻ chơi “rềnh rềnh ràng ràng”

- Hỏi trẻ một người có mấy tay, mấy chân?

- Tay thì để làm gì?

- Muốn biết tay dùng để làm gì. hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về tay phải và tay trái.

* Kể diễn cảm câu chuyện

+ Cô kể cho trẻ nghe 1 lần diễn cảm, cho trẻ chuyển đội hình chữ u

+ Cô kể lần 2 bằng tranh minh hoạ.

* Đàm thoại - Trích dẫn

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện cô kể có những nhân vật nào?

- Cô Kể đoạn 1: Từ đầu cho đến ..”Không giúp cho Tay Phải việc gì nữa”

+ Tay Phải và Tay Trái là 2 người bạn như thế nào?

+ Tại sao Tay Trái dận Tay Phải?

- Cô kể đoạn tiếp theo từ  “ Rồi một buổi sáng…. đến hết”

+Khi Tay Trái giận Tay Phải đã gặp nhũng rắc rối gì?

+Ai đã trêu Tay Phải Và trêu như thế nào?

+ Tay Phải đã nói gì với Tay Trái?

+ Tay Trái đã nói lại như thế nào?

+ Tay Phải hối hận nói như thế nào?

+ Và cuối cùng Tay Phải và Tay Trái như thế nào ?

+ Qua câu chuyện này các con đã học được bài học gì?

- Giáo dục trẻ phải biết tôn trọng và không được coi thường người khác, nếu không có người trợ giúp thì chúng mình cũng không làm được việc gì?

* Cho trẻ đóng kịch

- Cho trẻ phân nhóm đóng kịch

- Cho trẻ hát bài “Tập đếm ra sân chơi”

CHƠI NGOÀI TRỜI:

                                  Trò chuyện về sức khỏe của bé.

                                   TC: Kéo co; Nu na nu nống

                                                 Chơi tự do

1. Kết quả mong đợi

- Biết đươc các yếu tố quan trọng giúp cho cơ thể bé lớn nhanh và khỏe mạnh( dinh dưỡng, môi trường, tình cảm )

-  Rèn khả năng nhận biết, phân biệt, rèn cách trẻ lời câu hỏi .

- Trẻ chơi tự do an toàn, hứng thú vui vẻ

- Giáo dục Trẻ cần phải ăn uống đầy đủ các chất, thường xuyên tập thể dục giúp cơ thê lớn nhanh, khỏe mạnh và giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ

2. Chuẩn bị

- 4 nhóm thực phẩm

- Một số hình ảnh thể dục thể thao của bé

- TC: Kéo co; nu nan nu nống

- Một số hột hạt nguyên liệu, bóng, cát...

3. Tổ chức hoạt động:

- Cô cùng trẻ hát bài “ Mời bạn ăn”

- Bài hát nói lên điều gì?

+ Vì sao mà bé lớn nhanh được? ( vì được ăn uống đầy đủ chất ạ )

- Cô mời 2 trẻ có chiều cao, cân nặng khác nhau lên cho trẻ so sánh, nhận xét.

+ Vì sao bạn Đức to cao hơn bạn Cường ? vì sao bạn Cường thấp bé suy dinh dưỡng các con ?

- Cô giải thích cho trẻ biết: Bạn to cao hơn một phần do bạn ăn uống đầy đủ chất hơn.Còn bạn kia nhỏ hơn vì bạn ăn uống kém, lười tập thể dục.

+ Muốn cho cơ thể khỏe mạnh phải làm gì? ( ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục)

- Cho trẻ quan sát 4 nhó thực phẩm

- Trẻ nói tác dụng của từng nhóm thực phẩm

- Biết ăn uống cân đối với các nhóm thực phẩm?

- Ngoài ăn uống chúng mình cần làm gì nữa?

- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh thể dục thể thao

- Vậy hàng ngày các con cần tập luyện thể thao như thế nào?

- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tập thể dục.

+ Trò chơi: Kéo co; Nu na nu nống.

- Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi

- Trẻ chơi 3- 4 lần.

+ Chơi tự do.

- Trẻ chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời, một số nguyên liệu hột hạt cát sỏi

- Cô quản trẻ chơi.

                     CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

Góc chính: Góc khám phá khoa học: “Chơi vật nổi chìm”

       Góc kết hợp:  Xây dựng: Xây v­ườn rau của bé

                              Phân vai: Nấu ăn, Bác sỹ

                               Nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán hình người

                        CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU

* Đóng chủ đề “Bản thân”

* Mở chủ đề “Gia đình”

1. Kết quả mong đợi:

- Trẻ biết biểu diễn các tiết mục văn nghệ để đóng, mở chủ đề

- Trẻ có kỹ năng biễu diễn các tiết mục văn nghệ

- Biết cùng cô treo tranh chủ đề “Gia đình”

2.  Chuẩn bị:

- Tranh chủ đề gia đình

- Trang phục của cô và cháu đẹp

3. Tổ chức hoạt động:

* Đóng chủ đề “Bản Thân”

- Các con ạ trên cơ thể con ng­ười có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng và một nhiệm vụ riêng.

- Các con hát bài “Tay thơm tay ngoan”

- Cô giáo làm ng­ười dẫn chư­ơng trình.

- Cả lớp biểu diền các tiết mục hát, múa, đọc thơ, chuyện những bài trong chủ đề.

Bằng các hình thức:    

- Cả lớp , 3 tổ, nhóm, cá nhân

* Mở chủ đề “Gia đình”

- Cô giới thiệu chủ đề mới (Chủ đề gia đình)

- Cả lớp hát bài “Tổ ấm gia đình”

- Cô vừa cho các con hát bài gì? Bài hát nói về gì?

- Cô đ­ưa bức tranh vẽ về “Ga đình” ra hỏi trẻ

- Đây là bức tranh vẽ gì? Vẽ về ai?

- Các con ạ trong mỗi gia đình có rất nhiều đồ dùng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt đó là những loại đồ dùng gi? Trẻ trả lời

- Hôm sau các con sẽ đ­ược làm quen đấy

- Bây giờ cô cháu mình cất gì? Tranh bản thân

- Cô cháu mình cùng cất tranh chủ đề “Bản thân” và treo tranh chủ đề “Gia đình” cô và trẻ cùng làm.

- Về nhà các con có tranh ảnh gì hoặc con sò, ốc đư­­a lên lớp để cô cháu mình cùng khám phá.

  Kết thúc: Cô nhận xét tuyên d­ương trẻ

* Đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                          -----------------------*****---------------------