Hướng dẫn viết phiếu điều tra phổ cập giáo dục

HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA PHỔ CẬP GIÁO DỤC-CHỐNG MÙ CHỮ Cán bộ điều tra đến từng hộ gia đình mượn sổ hộ khẩu và hỏi xem số người trong sổ còn đầy đủ không, có ai chuyển đi hoặc chuyển đến không. - Số phiếu [1]: Cán bộ điều tra không ghi. - Họ và tên chủ hộ [2]: ghi theo sổ hộ khẩu - Địa chỉ [3]: ghi tên thôn điều tra - Họ và tên đối tượng [5]: ghi người nhiều tuổi trong sổ hộ khẩu trước, ít tuổi ghi sau. - Tên lớp đang học [6]: ghi các lớp đang học từ mầm non đến hết phổ thông [CN, DN] vào dòng 2012-2013; không cần ghi lớp đại học. + Riêng mầm non ghi lần lượt; ví dụ điều tra cháu Nguyễn Văn A 24 tháng tuổi: đi học hai buổi/ngày, đi học chuyên cần, được ăn tại trường, được theo dõi bằng biểu đồ phát triển cân nặng, được theo dõi bằng biểu đồ phát triển chiều cao, bị suy dinh dưỡng thể thấp còi thì ghi như sau: NT*, 2, 4, 5, 7, 8. + Học sinh lưu ban; ví dụ điều tra cháu Nguyễn Văn B học lại lớp 3B và học 9 buổi/tuần thì ghi 3B*! - Năm tốt nghiệp [8-15]: đang học tiểu học thì ghi năm tốt nghiệp mầm non, đang học THCS thi ghi năm tốt nghiệp tiểu học, học xong THPT thì ghi năm tốt nghiệp PT hoặc CN hay DN [chỉ cần ghi một cột]. - Bỏ học [16-17]: ghi lớp bỏ học và năm bỏ học [từ MN đến hết THPT]. - Mù chữ [18-21]: nếu chưa học hết lớp 3 thì đánh dấu x vào cột mù chữ [18], các cột 19, 20, 21 đánh dấu tương tự. - Hoàn cảnh đặc biệt [22]: ví dụ bị chất độc da cam, thương binh, hộ nghèo … thì ghi CĐDC, TB, HN … - Tình trạng khuyết tật [23]: ví dụ câm, điếc, thiểu năng trí tuệ [TNTT], chuyển Hà Nội…

Ai là người điều tra phổ cập giáo dục?

Theo Điều 25 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định thẩm quyền kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau: - Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với xã.

Phiếu điều tra phổ cập giáo dục là gì?

Mẫu phiếu điều tra phổ cập giáo dục - chống mù chữ là mẫu phiếu điều tra được lập ra để điều tra về việc phổ cập giáo dục - chống mù chữ tại các xã. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin cá nhân của những người được điều tra, còn đi học hay không, năm tốt nghiệp.....

Tại sao giáo viên phải đi điều tra phổ cập?

Vận động người dân đến với con chữ Chính lực lượng giáo viên tham gia đã trở thành bộ phận khai thác hiệu quả thông tin phổ cập giáo dục trên cả nước. Điều tra phổ cập có tác động rất lớn đến vận động người dân xóa nạn mù chữ, đẩy mạnh ý thức về nhận thức giáo dục đối với những hộ dân vùng khó khăn.

Tại sao phải phổ cập giáo dục?

Phổ cập giáo dục là một mục tiêu quan trọng có nhiều quốc gia trên thế giới nhằm bảo bảo rằng mọi người đều có cơ hội tiếp cận với giáo dục và không bị bỏ lại phía sau chỉ vì nguồn lực kinh tế hoặc vị trí xã hội.

Chủ Đề