Hướng dẫn viết phiếu khai báo thay đổi nhân khẩu Informational, Transactional

Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Tuy nhiên về thủ tục đăng ký thường trú cho con không phải người nào cũng nắm được để thực hiện. Đặc biệt là vấn đề nhập hộ khẩu cho con theo mẹ. Cùng tìm hiểu mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo mẹ qua nội dung bài viết này nhé.

Nội dung chính Show

Quy đinh về nhập hộ khẩu cho con theo mẹ

Điều 13, Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2.Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”

Thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu cho con theo mẹ

Trước khi tìm hiểu mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho con theo mẹ, chúng ta cùng xem thủ tục đăng ký như thế nào nhé.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu cho con theo mẹ

Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho con [cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ] chuẩn bị những giấy tờ sau:

– 1 tờ Bản sao giấy khai sinh của trẻ [có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp] và 1 bản photo.

– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ trẻ và 1 bản photo.

– Sổ hộ khẩu người mẹ [bản chính].

– Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [mẫu HK02] [mẫu này lấy tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố].

-Theo quy định trên, có thể đăng ký hộ khẩu thường trú của con theo hộ khẩu của mẹ và chỉ cần làm đầy đủ hồ sơ và thủ tục nhập hộ khẩu của con theo mẹ.

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng nhập khẩu hai nơi cơ quan công an thường yêu cầu phải có xác nhận cháu bé chưa nhập khẩu vào hộ khẩu của bố hoặc đề nghị mang theo hộ khẩu của bố/mẹ để xác định là chưa nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bố.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu cho con theo mẹ

Nộp các giấy tờ, mẫu khai tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ [nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú]; nơi cư trú chung của bố, mẹ [nếu có cùng HKTT]

– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh [có dấu đỏ], giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn [bản photo]. [để bỏ vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu]

– Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. [Điều 21, Luật Cư trú].

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN NHẬP HỘ KHẨU CHO CON THEO MẸ

Kính gửi: – Công an phường … Quận … Thành phố Hà Nội;

– UBND Quận …;

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Căn cứ Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013;

Tên tôi là: …….

Ngày/tháng/năm sinh: …/…/… tại: …………

Giới tính: Nữ

Số điện thoại: ……….

Địa chỉ hiện tại: ………..

Số CMND/CCCD: ………….

Là người làm đơn xin xác nhập hộ khẩu cho con tôi

Tên con tôi: ….

Ngày/tháng/năm sinh: …/…/…

Giới tính: ….

Tôi viết đơn này trình bày nội dung như sau:

Tôi có hộ khẩu thường trú tại phường …, Quận …. Hiện nay, con tôi chuẩn bị lên cấp 2, tôi muốn con tôi đăng ký nhập học tại trường THCS… tại phường …. Vì vậy, tôi muốn nhập hộ khẩu cho con theo mẹ để dễ dàng cho việc đăng ký nhập học của con.

Căn cứ vào điều 13, Luật cư trú 2006, sửa đổi và bổ sung năm 2013: ““1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.” Tôi xét thấy tôi có đủ điều kiện để đề nghị quý cơ quan nhập hộ khẩu cho con theo mẹ, vì con tôi đang là người chưa thành niên và thường xuyên chung sống tại nơi cư trú của tôi. Tôi và chồng tôi có hộ khẩu khác quận nhau, và chúng tôi cũng chưa sáp nhập hộ khẩu. Mặt khác, tôi chưa nhập khẩu cho con tôi ở bên hộ khẩu của chồng tôi.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị quý cơ quan công an, xem xét và đồng ý cho con tôi được nhập hộ khẩu theo mẹ.

Tài liệu kèm theo đơn:

– 01 bản photo chứng thực CMND của tôi

– 01 bản photo chứng thực Sổ hộ khẩu của tôi

– 01 bản photo hộ khẩu của chồng tôi [Họ và tên: …]

Tôi xin cam đoan tất cả những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật. Kính mong quý cơ quan công an xem xét và đồng ý đề nghị của tôi trong thời gian sớm nhất có thể.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

… ngày … tháng … năm

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Nhập hộ khẩu muộn cho con bị xử phạt thế nào?

Phải làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khai sinh. Nếu không sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, mức xử phạt được áp dụng từ 100 đến 300 nghìn đồng. Cụ thể:

“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  1. Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
  1. Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”.

Đăng ký thường trú có ý nghĩa quan trọng trong quản lý cư trú, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân và góp phần phục vụ các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự. Vì vậy khi một cá nhân sinh ra thì cha mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh và làm thủ tục đăng ký thường trú cho con.

Mục lục bài viết

  • 1. Mẫu giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú
  • 2. Điều kiện nhập khẩu tại Hà Nội ?
  • 3. Người có hộ khẩu thường trú thì có gọi là vô gia cư không ?
  • 4. Tư vấn ký thay khi chuyển sổ hộ khẩu ?
  • 5. Thủ tục thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu
  • 5.1 Trường hợp phải điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu
  • 5.2 Hồ sơ thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu
  • 5.3 Thời hạn điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu

1. Mẫu giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú

Công ty luật Minh Khuê cung cấu Mẫu giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú vào nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân Giấy chấp nhận cho đăng ký thường trú để Quý khách hàng tham khảo:

Bạn đang muốn nhập khẩu tại địa chỉ bạn đang tạm trú, ở nhờ hoặc để phục vụ công việc, học tập của mình? Nếu không đủ các điều kiện để tự nhập khẩu, bạn phải nhờ người thân quen nào đó làm thủ tục xác nhận và chấp thuận cho đăng ký thường trú vào nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân đó. Dưới đây là mẫu giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú để bạn đọc tham khảo.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

GIẤY CHẤP THUẬN CHO ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ VÀO NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU HỢP PHÁP CỦA CÁ NHÂN

Kính gửi: Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an

1. Họ và tên:...

Ngày, tháng, năm sinh:... Giới tính:...

Số giấy CMND:... Ngày cấp:... Nơi cấp:...

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...

Số điện thoại:... Số Fax:... E-mail:...

2. Hiện tôi đang có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp tại địa chỉ:...

Tôi đồng ý cho những người có tên dưới đây đang thuê/ mượn/ ở nhờ được đăng ký thường trú vào địa chỉ nói trên:

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Số hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp

Nơi cấp

Chỗ ở hiện nay ở nước ngoài

Quan hệ với người có chỗ ở hợp pháp

Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật./.

Xác nhận của UBND phường, xã về các nội dung ghi tại điểm 1

... ...

..., ngày...tháng...năm... Người viết giấy [Ký, ghi rõ họ tên]

2. Điều kiện nhập khẩu tại Hà Nội ?

Kính gửi luật sư, Tôi là cán bộ công chức nhà nước, trước công tác tại Bắc Giang. Sau đó được điều động về Trung ương làm việc. Tôi vừa mua 1 căn hộ chung cư mini, tuy nhiên chỉ làm hợp đồng mua bán và giấy bàn giao căn hộ có dấu đỏ cuả công ty, không làm hợp đồng công chứng.

Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp người được điều độg về các Bộ ngành hưởng ngân sách nhà nước như tôi thì khi đăng ký hộ khẩu có cần phải đủ đăng ký tạm trú trên 1 năm không? Hợp đồng mua bán nhà cuả tôi có phải có côg chứng mới nhập khẩu được không?

Mong luật sư tư vấn sớm giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: ngo hanh

\>>Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Bạn thuộc trường hợp được điều động làm việc tại cơ quan nhà nước tại Trung ương [Hà Nội], do vậy căn cứ Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô năm 2012, Khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm năm 2006 thì bạn chỉ cần thêm điều kiện về chỗ ở hợp pháp là có thể đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 về quản lý dân cư:

“Về đăng ký nhập khẩu vào nội thành thành phố Hà Nội:

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

  1. Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
  1. Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định củaHội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê."

Khoản 2,3,4 Điều 20 Luật cư trú quy định:

“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  1. Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
  1. Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  1. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ] Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. "

Thế nào là “Chỗ ở hợp pháp”?

Chỗ ở hợp pháp là nơi thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Theo qui định, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/01 người.

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp:

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở/đất ở.

+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà.

+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; …vv.

Ý kiến trả lời bổ sung:

Về hồ sơ tiến hành đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 khoản 2 Luật cư trú 2006:

-Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

-Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

-Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Đối với giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, Điều 5 Nghị định 107/2007/NĐ-CP có quy định về vấn đề này:

1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai [đã có nhà ở trên đất đó];

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng [đối với trường hợp phải cấp giấy phép];

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã];

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

- Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó. Với các giấy tờ quy định ở trên cần phải được công chứng, chứng thực. Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;

3. Người có hộ khẩu thường trú thì có gọi là vô gia cư không ?

Thưa Luật sư. Tôi có hộ khẩu thường trú thì có gọi là vô gia cư không?

Tôi xin cảm ơn!

\>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi số:1900.6162

Trả lời:

Điều 12 Luật cư trú và Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật cư trú do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định như sau:

"Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống."

Pháp luật không sử dụng thuật ngữ "vô gia cư", tuy nhiên ở một số tài liệu có định nghĩa về "vô gia cư" như sau: "Vô gia cư là điều kiện và tính chất xã hội của người không có một ngôi nhà hay nơi trú ngụ thường xuyên bởi họ không thể chu cấp, chi trả, hay không thể duy trì dược một ngôi nhà thường xuyên, an toàn, và thích hợp, hay họ thiếu "nơi trú ngụ cố định, thường xuyên và thích hợp vào buổi đêm"

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú cũng như định nghĩa Vô gia cư ở trên thì bạn có hộ khẩu thường trú tức là bạn đã có nơi cư trú. Do vậy, việc bạn có hộ khẩu thường trú thì không thể gọi là người vô gia cư. Tham khảo bài viết liên quan: Quyền tự do đi lại và cư trú của con người ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tư vấn ký thay khi chuyển sổ hộ khẩu ?

Tôi ký thay chủ hộ [chồng tôi trước đây, nay chúng tôi đã ly hôn] trong việc chuyển khẩu của bản thân tôi đi nơi khác [để tôi chuyển công tác]. Tôi chuyển khẩu năm 2012, ly hôn năm 2014.

Vậy theo pháp luật tôi bị xử lý như thế nào?

\>> Luật sư tư vấn luật dân sự, cư trú trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn ký thay chồng bạn trong việc chuyển hộ khẩu của bạn đi nơi khác. Hành vi của bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình:

"Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú...

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
  1. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;
  1. Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
  1. Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

đ] Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;

  1. Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú..."

5. Thủ tục thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu

5.1 Trường hợp phải điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu

Luật Cư trú 2006 quy định trong những trường hợp sau thì chủ hộ, người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu theo Điều 29:

- Trường hợp có thay đổi về: Chủ hộ, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong Sổ hộ khẩu;

- Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà;

- Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5.2 Hồ sơ thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu

Luật Cư trú 2006 và Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định những loại giấy tờ phải nộp khi điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu bao gồm:

- Sổ hộ khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [Mẫu HK02];

- Giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch [trường hợp thay đổi họ, tên…];

- Ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ [trường hợp thay đổi chủ hộ];

- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới [trường hợp chuyển chỗ ở mới].

Nơi nộp hồ sơ: Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5.3 Thời hạn điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu

Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của cơ quan có thẩm quyền thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người đại diện trong hộ phải làm thủ tục điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu;

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú về thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu;

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh; trong cùng một huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu.

Chủ Đề