Hướng dẫn xử lý tội chống người thi hành công vụ

Hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng phức tạp trong xã hội hiện nay. Vậy nếu chống đối người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào? Liệu Luật sư có thể bào chữa cho người có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Chống người thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

>>>Xem thêm: Các Yếu Tố Cấu Thành Tội Danh Chống Người Thi Hành Công Vụ

Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo Điều 3 Giải thích từ ngữ trên tinh thần nội dung của Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có định nghĩa:

“Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”

Có thể hiểu rõ hơn là một hành vi bị xem là chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, … hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác [như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..] cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác,…

Tuy nhiên, không phải hành vi nào mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ.

Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là Chống người thi hành công vụ để có thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.

Người có hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý dưới 2 hình thức là truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] quy định về mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ như sau:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
  • Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.”

Và khi hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý hành chính.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
  • Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
  • Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
  • Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
  • Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Khi nào thì một người phạm tội chống người thi hành công vụ?

Một người phạm tội chống thi hành công vụ khi người đó có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý sau:

  • Khách thể: là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định. Phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự  thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. 
  • Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm.
  • Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Luật sư bào chữa cho thân chủ phạm tội chống người thi hành công vụ

Dịch vụ luật sư hình sự tại công ty Luật Long Phan PMT

Căn cứ Điều 72, Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật sư có thể tham gia với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Trong phạm vi quyền của mình được quy định cụ thể ở Điều 73 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015, Luật sư tham gia hỏi cung cùng cơ quan điều tra sẽ bảo vệ quyền lợi của bị cáo tránh bị mớm cung, ép cung…

Trên đây là bài viết cụ thể về Xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc cần được hỗ trợ về TƯ VẤN HÌNH SỰ có thể liên hệ ngay đến số HOTLINE 1900 63 63 87 để được đội ngũ luật sư hình sự sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

1. Hành vi khách quan của Tội chống người thi hành công vụ

Tội chống người thi hành công vụ xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong các lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ.

Chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Người phạm tội chống người thi hành công vụ có thể thực hiện một trong các hành vi khách quan sau:

- Hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đâm, chém…làm cho người thi hành công vụ không thực hiện được nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi mà pháp luật cấm hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc họ phải làm.

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội. Việc dùng vũ lực có thể được thực hiện ngay tức khắc hoặc không xảy ra ngay tức khắc.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực phải đến mức làm cho người thi hành công vụ tin rằng nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội, thì hành vi dùng vũ lực sẽ xảy ra.

- Dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi không phải dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, mà bằng thủ đoạn khác như đe dọa sẽ công khai các thông tin liên quan đến bí mật gia đình, bí mật cá nhân, đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc người thân thích của họ nếu họ không ngừng thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội phạm này hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ:

“1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”.

Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật được thực hiện trong khi người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ của họ, tức là họ đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc việc thực hiện công vụ.

Nếu các hành vi này được thực hiện trước hoặc sau khi người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm khác có tình tiết vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Tình tiết “Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” ở một số tội phạm

Theo quy định của BLHS, tình tiết “Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” được quy định là tình tiết định khung ở các tội giết người [Điều 123], Tội đe dọa giết người [Điều 133], Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác [Điều 134], Tội vu khống [Điều 156]…

 - Với trường hợp giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015

Cả hành vi chống người thi hành công vụ và hành vi giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân đều xâm phạm đến người thi hành công vụ và thực hiện với lỗi cố ý.

Tuy nhiên, hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện khi người thi hành công vụ đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao, tức là đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc; còn hành vi giết người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 được thực hiện khi nạn nhân đang thi hành công vụ hoặc không phải lúc họ đang thi hành công vụ mà có thể trước hoặc sau đó.

Nếu hành vi chống người thi hành công vụ không gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người thi hành công vụ, thì hành vi giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân lại gây ra thiệt hại về tính mạng cho người thi hành công vụ.

- Với trường hợp gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thể hoặc không thể hiện bằng dấu vết để lại trên cơ thể.

Cả hai tội phạm này có khách thể hoàn toàn khác nhau, đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác khách thể là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của con người bị kẻ phạm tội xâm phạm. Còn khách thể của tội chống người thi hành công vụ là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công. Tuy nhiên cả hai tội phạm này có đặc điểm chung đó là xâm phạm đến đối tượng là con người.

Cả hành vi chống người thi hành công vụ và hành vi cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân đều xâm phạm đến người thi hành công vụ và thực hiện với lỗi cố ý.

Tuy nhiên, nếu chống người thi hành công vụ mà chưa gây ra thương tích cho nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chống người thi hành công vụ”; nếu gây thương tích cho nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 11% [hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS] thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chứ không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chống người thi hành công vụ”.

- Với trường hợp phạm tội vu khống đối với người đang thi hành công vụ quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 156 BLHS năm 2015

Nếu có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người đang thi hành công vụ; bịa đặt người thi hành công vụ phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì người có hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 156 BLHS năm 2015, chứ không truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ.

3.Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

3.1. Vướng mắc

Có một số tội có tình tiết “đối với người thi hành công vụ”, tuy nhiên trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau không thống nhất về định tội danh tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Chống người thi hành công vụ” về việc áp dụng điều luật đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ gây hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người thi hành công vụ với tỷ lệ dưới 11% thì phạm tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết “Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” hay phạm tội “Chống người thi hành công vụ”? Việc xác định hai tội phạm này chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế còn rất nhiều trường hợp cũng cần phải được xử lý nghiêm như gây thương tích đối với luật sư thực hiện nhiêm vụ theo chỉ định của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, công nhân làm vệ sinh môi trường, nhà báo đang tác nghiệp… nếu họ bị gây thương tích trong khi đang làm nhiệm vụ mà tỷ lệ tổn thương dưới 11%. Người thực hiện hành vi không đủ điều kiện áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ” và những tình tiết khác thì họ chỉ bị xử lý hành chính, với chế tài này không đủ sức răn đe. Trong những trường hợp này cần xử phạt về tội Chống người thi hành công vụ.

3.2. Kiến nghị

Để việc áp dụng quy định pháp luật được thống nhất, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, xác định mục đích thực hiện tội phạm.

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích là cố ý gây thương tích cho người khác nhưng đang thực hiện thì có sự xuất hiện của người thi hành công vụ và người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình nhằm ngăn cản hành vi phạm tội nhưng người phạm tội không chấp hành mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng đã gây ra thiệt hại về sức khỏe cho người thi hành công vụ dưới 11% thì trong trường hợp này truy cứu TNHS về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết “Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. Có thể hiểu hậu quả dưới 11% đối với người thi hành công vụ là nằm ngoài ý chí chủ quan của người phạm tội, vì mục đích của người phạm tội là thực hiện tội phạm khác.

Thứ hai, xác định thời điểm hoàn thành tội phạm. Nếu trường hợp người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích đã hoàn thành, sau đó người thi hành công vụ xuất hiện nếu người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ thì xử lý hai tội đó là cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ.

Thứ ba, mở rộng phạm vi xác định người đang thi hành công vụ như Luật sư thực hiện nhiêm vụ theo chỉ định của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đối với công nhân làm vệ sinh môi trường, nhà báo đang tác nghiệp nếu họ bị gây thương tích trong khi đang làm nhiệm vụ…

Thứ tư, để có căn cứ xử lý đối với những trường hợp gây thương tích cho những đối tượng nêu trên trong khi chưa thay đổi được các yếu tố cấu thành tội phạm quy định ở tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác và để ổn định khái niệm thi hành công vụ, từ thực tiễn tôi đề nghị cơ quan chức năng nên có thông tư liên tịch hướng dẫn theo hướng bổ sung vào yếu tố định tội quy định Điều 330 BLHS theo hướng như sau:

“Hành vi chống người thi hành công vụ làm chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ của người khác đến mức cấu thành tội xâm phạm sức khoẻ của người khác thì người bị phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ tương ứng quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người" của Bộ luật Hình sự mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ [Điều 330].

Tòa án nhân dân Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh xét xử vụ án "Chống người thi hành công vụ". Ảnh: CATS

Video liên quan

Chủ Đề