Huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc có bao nhiêu thị trấn?

Thời kỳ thuộc Pháp, thực dân Pháp áp dụng hàng loạt chính sách áp bức bóc lột khiến cho đời sống nhân dân huyện Bình Xuyên hết sức cực khổ. Trước khi Đảng Cộng sản được thành lập, nhân dân Bình Xuyên cũng đã tham gia nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các sĩ phu yêu nước trong vùng.
Từ năm 1933, các chi bộ địa phương của huyện Bình Xuyên lần lượt ra đời, tạo động lực lớn cho phong trào cách mạng tại đây phát triển mạnh mẽ. Ngày 24 – 8 – 1945, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Bình Xuyên được thành lập do  ông Nguyễn Văn Thao làm Chủ tịch. Cũng trong ngày này, huyện Bình Xuyên đã giành được chính quyền.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân Bình Xuyên vừa phải đâu tranh chống các hoạt động phá hoại của thực dân Pháp và sự quây nhiễu của quân Tưởng Giới Thạch, vừa phải ra sức củng cố xây dựng chính quyền còn non trẻ. Nhân dân huyện Bình Xuyên đã tích cực tham gia các phong trào: Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập, Quỹ vệ quốc đoàn, Mùa đông binh sĩ do Mặt trận Việt Minh phát động, nhằm ủng hộ Chính phủ và Nam Bộ kháng chiến.
Tháng 9 – 1946, Huyện ủy lâm thời huyện Bình Xuyên được thành lập, đánh dâu bước phát triển quan trọng trong phong trào cách mạng của huyện.
Năm 1947, thực dân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng lên các tỉnh miền núi phía Bắc, nhân dân huyện Bình Xuyên đã cùng nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến, kiến quốc. Các thôn xóm sẵn sàng vừa sản xuất vừa chiến đấu dưới nhiều hình thức để ngăn cản bước tiến của quân thù. Huyện ủy cũng tổ chức những “ngày tòng quân” và được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Riêng trong năm 1949, ở Bình Xuyên đã có đến 500 thanh niên nhập ngũ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân huyện Bình Xuyên lại tiếp tục đấu tranh buộc giặc Pháp rút quân, ngày 19 – 7 – 1954, huyện Bình Xuyên sạch bóng quân thù.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, công cuộc khôi phục kinh tế diễn ra sôi nổi khắp các xã trong huyện. Ngày 12 – 2 – 1956, Bác Hồ về thăm huyện Bình Xuyên, khích lệ nhân dân hăng hái tham gia sản xuât, xây dựng nông thôn mới.
Trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 8 – 11 – 1967, lực lượng dân quân xã Sơn Lôi đã bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực của giặc Mỹ. Quân dân Bình Xuyên còn đóng góp hàng nghìn ngày công lao động phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông liên lạc, giải quyết hậu quả sau mỗi lần địch đánh phá, hàng nghìn thanh niên đã lên đường nhập ngũ để chi viện cho chiến  trường miền Nam.
2. ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Từ thời Trần, vùng đất Bình Xuyên đã được lưu danh sử sách. Cánh đồng  Bình Lệ Nguyên [vùng Hương Canh – Đạo Đức ngày nay] từng nổi tiếng với trận quyết chiến do Vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy chặn đánh quân Nguyên – Mông năm 1285. Tên Bình Nguyên có thể bắt nguồn từ đó và tồn tại cho đến thời thuộc Minh [thế kỷ XV].
Vào thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức [1470 – 1497], tên huyện Bình Tuyền xuất hiện. Điều này đã được ghi lại trong sách Đại Nam nhất thống chí: “Xưa  là huyện Bình Nguyên, đời Lê Hồng Đức đổi làm Bình Tuyền”. Trong gần 400 năm, từ thời Hậu Lê, qua nhà Mạc, Lê Trung hưng đến đầu thời Nguyễn, đất Bình Xuyên ngày nay thuộc địa phận hai huyện: Bình Tuyền và Yên Lãng. Năm 1831, Vua Minh Mạng ban một đạo dụ thành lập phân phủ Vĩnh Tường. Có thể vào thời kỳ này, một phần đât của huyện Yên Lãng được tách khỏi phân phủ Vĩnh Tường và nhập vào huyện Bình Tuyền. Mười năm sau, đạo dụ năm Thiệu Trị thứ 2 [1841], đổi tên Bình Tuyền thành Bình Xuyên và đưa vào phạm vi tỉnh Thái Nguyên.
Đến thời Pháp thuộc, ngày 6 – 1 – 1890, Toàn quyền Đông Dương ban bố’  Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên được tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, đưa về tỉnh Vĩnh Yên. Xã Hương Canh, huyện Bình Xuyên được chọn làm tỉnh lỵ. Ngày 16 – 4 – 1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định giải thể tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên trực thuộc tỉnh Sơn Tây, do một viên đại úy người Pháp thay mặt Công sứ Sơn Tây cai quản. Ngày 29 – 12 – 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tái lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên lại trực thuộc tỉnh Vĩnh Yên.
Về cơ bản, từ khi tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập rồi sáp nhập với Phú Thọ, địa giới hành chính huyện Bình Xuyên ít có sự thay đổi. Một số điều chỉnh về hành chính thường diễn ra ở câp huyện.
– Lần thứ nhất: theo Quyết định số 178/QĐ ngày 15 – 7 – 1977 của Chính phủ, huyện Bình Xuyên hợp nhât với huyện Yên Lãng và thị trấn Phúc Yên thành huyện Mê Linh.
– Lần thứ hai: thi hành Nghị quyết của kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VI và Thông báo 13/TBTU ngày 14 – 12 – 1978 của Trung ương, huyện Bình Xuyên tách khỏi huyện Mê Linh để hợp nhât với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo.
– Lần thứ ba: ngày 1 – 1 – 1997, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Đến ngày 1 – 9 – 1998, theo Nghị định số’ 36/1998/ NĐ-CP của Chính phủ, huyện Tam Đảo được chia tách trở lại thành hai huyện cũ là Bình Xuyên và Tam Dương.
– Lần thứ tư: ngày 18 – 8 – 1999, theo Nghị định số 72 của Chính phủ, hai  thôn Vị Thanh và Vị Trù của xã Quất Lưu tách ra, thành lập xã Thanh Trù và được chuyển vào địa phận thị xã Vĩnh Yên. Ngày 10 – 6 – 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định công nhận huyện Bình Xuyên gồ’m 14 xã, thị trấn với tổng số 170 thôn [tổ dân phố].
– Lần thứ năm: ngày 1 – 1 – 2004, xã Minh Quang tách ra khỏi huyện Bình Xuyên, nhập vào huyện Tam Đảo mới.
Hiện nay, Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính [với 151thôn và tổ dân phố], gồm 3 thị trấn là Gia Khánh, Hương Canh, Thanh Lãng và 10 xã: Trung Mỹ, Thiện Kế, Bá Hiến, Hương Sơn, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Tân Phong, Đạo Đức, Phú Xuân.
    3. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
   a. Vị trí địa lý: 
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 148,47 km­­2, trong đó đất nông nghiệp chiếm [104,9619 km2] 70,69%, đất phi nông nghiệp [42,8915 km2] chiếm 28,89 %, đất chưa sử dụng  0,6247 km2, chiếm 0,42%.
Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên được xác định như sau: bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; nam – đông nam giáp huyện Mê Linh, thuộc Hà Nội; nam – tây nam giáp huyện Yên Lạc; đông giáp thị xã Phúc Yên; tây giáp huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên.
    b. Địa hình và thổ nhưỡng: 
Bình Xuyên là khu vực bán sơn địa nên địa hình mang tính chất chuyển tiếp, với đủ ba dạng địa hình cơ bản là vùng đồi núi, trung du và đồng bằng.
Địa hình miền núi: 4.571,9 ha, chiếm 30,8% diện tích toàn huyện [chủ yếu ở xã Trung Mỹ]. Địa hình bị chia cắt mạnh, hơn 2/3 diện tích có độ dốc trên 250, chủ yếu thuộc sườn núi Ngọc Bội.
Do địa hình bị chia cắt mạnh như thế nên đất đai cũng khá phức tạp, ở phần  đất có độ dốc lớn thì tầng đất mỏng [dưới 100cm], độ phì rất thấp. Ngoài ra còn khoảng 100 ha đất có thể canh tác lúa cao sản.
Đây là vùng có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng, tạo nên những vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ khá lớn. Mặt khác còn có thể khai thác ngành du lịch sinh thái, phù hợp với đinh hướng phát triển kinh tế đa ngành.
Địa hình trung du: có diện tích lớn nhất huyện với 7.284,9 ha, chiếm 49,06% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Địa hình này bao gồm 7 xã và 2 thị trấn [thị trấn huyện lỵ Hương Canh, thị trấn Gia Khánh; các xã Thiện Kế, Bá Hiến, Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi]. Khu vực trung du chủ yếu là các đồi, gò có độ dốc trung bình.
Đây là vùng có tiềm năng phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng nhờ  quỹ đất đồi gò lớn. Phần lớn đất đai có độ phì từ trung bình đến thấp do quá trình  canh tác và sử dụng đất những năm qua chưa hợp lý. Đất có độ dốc chủ yếu từ 3 –  150, tầng dầy đất đồi là 50 – 100 cm rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn. Đây cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc.
Ngoài ra, vùng trung du còn có trên 200 ha đất ruộng trũng [tập trung chủ yếu ở Sơn Lôi và một phần ở Quất Lưu, Tam Hợp, Bá Hiến] cũng có thể cải tạo để nuôi trồng thủy sản.
Địa hình đồng bằng: có khoảng 2.990,8 ha, chiếm 20,14% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất đai có nguồn gốc phù sa màu mỡ, phì nhiêu phân bố chủ yếu tại thị trấn Thanh Lãng và ba xã Tân Phong, Đạo Đức, Phú Xuân. Đây là vùng địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho thâm canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm; tuy nhiên, hiện nay vẫn còn gần 900 ha [chiếm 32,4% diện tích cây hàng năm của vùng]  thường bị úng trong mùa mưa, chỉ cấy được một vụ lúa chiêm; nếu được đầu tư đúng hướng, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.
c. Khí hậu:
Bình Xuyên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do địa hình phân hóa làm ba miền khá rõ rệt nên khí hậu cũng có sự phân hóa theo địa hình.
Vùng đồng bằng: nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 – 240C, có sự thay đổi  khí hậu giữa các tháng trong năm; tháng nóng nhất, nhiệt độ lên đến 29 – 300C [tháng 7, 8], tháng lạnh nhất chỉ 170C [tháng 1]. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.400 – 1.500 giờ. Lượng mưa trung bình đạt 1.200 – 1.300 mm/năm. Độ ẩm tương đốì khoảng 83%, trong đó tháng có độ ẩm cao nhất là 85% [tháng 2], thấp nhất là 70% [tháng 10].
Vùng miền núi: nằm trong hệ sơn văn Tam Đảo nên mang tính chất của khí hậu miền núi. Nhiệt độ trung bình của khu vực này thấp hơn so với vùng đồng bằng khoảng 3 – 40C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 19 – 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất đạt 23,30C [tháng 8], nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 11,20C [tháng 1], biên độ dao động nhiệt trong năm lớn [12,10C]. Lượng mưa trung bình đạt khoảng 1.700 mm/năm, cao nhất vào tháng 5 [357 mm], thấp nhất vào tháng 10 [dưới 10 mm]. Độ ẩm trung bình năm vào khoảng 88%, cao nhất là trên 90% [tháng 1, 7, 8].
Vùng trung du: khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi.
Trong năm, huyện Bình Xuyên chịu ảnh hưởng khá rõ rệt của hai loại gió mùa là gió mùa đông và gió mùa hè. Gió mùa đông thổi theo hướng đông bắc, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây nên thời tiết lạnh và khô; gió mùa hè thổi từ tháng 4 đến tháng 9, theo hướng đông nam, gây nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên có sự phân hóa khá rõ qua thời gian và  không gian, đặc biệt có sự phân hóa theo độ cao, đã tạo ra nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, thời tiết trong năm diễn biến phức tạp, bão lốc và mưa đá thường xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
    d. Thủy văn: 
Hệ thống thủy văn huyện Bình Xuyên khá đa dạng với lượng nước tương đối điều hòa. Sông Cà Lồ phân chia ranh giới huyện Bình Xuyên với huyện Mê Linh [nay thuộc Hà Nội], cung cấp nước tưới cho hai xã phía nam huyện. Bên cạnh đó còn có một hệ thống sông, suối nhỏ khác như: sông Mắc Áo, sông Cánh, sông Mây, suối Nứa. Không chỉ có sông, suối, Bình Xuyên còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có những đầm nổi tiếng như: đầm Láng [Thanh Lãng], đầm Cả [Hương Canh – Đạo Đức], đầm Nội Phật [Tam Hợp]. Gần đây, ở Bình Xuyên có một số hồ chứa nước được xây  dựng, như hồ Thanh Lanh và Gia Khau có sức chứa hàng triệu mét khối nước, giúp cho các vùng trồng lúa chủ động nước tưới và hạn chế được ngập úng vào mùa mưa lũ; đồng thời phát triển chăn nuôi và chăn thả gia cầm. Hệ thống kênh tưới Liễn Sơn cũng có vai trò đáng kể cho việc tưới tiêu của huyện.

Dân số

Tính đến năm 2016, dân số trung bình của huyện là 116.815 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,12%. Mật độ dân số là 787 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động của huyện khá cao khoảng 79.540 người, chiếm 68,09% dân số toàn huyện; trong đó số có việc làm thường xuyên là 74.749 người; Tỷ lệ lao động được qua đào tạo chiếm 72%.
Lao động nông – lâm nghiệp khoảng 25.265 người; lao động phi nông nghiệp là 54.275 người. Phân bố dân cư không đồng đều tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Hương Canh: 1.410 người/km2; thị trấn Thanh Lãng đứng thứ hai với 1.306 người/km2, xã Phú Xuân có 1.262 người/km2, xã Tam Hợp 1.247 người/km2.
Ở Bình Xuyên có nhiều dân tộc sinh sống, với 6.572 người, gồm dân tộc Sán Dìu [878 người], Nùng, Tày, Dao, Ngái… Cộng đồng dân tộc thiểu số sống chủ yếu tại xã miền núi Trung Mỹ.
Người theo đạo Thiên chúa có khoảng 9.000 người; Trong đó sống nhiều ở xã Bá Hiến, có 3.110 người

LỊCH SỬ

Bình Xuyên ngày nay thuộc vùng đất Mê Linh cổ, là nơi sinh tụ của những bộ lạc hùng mạnh từng góp phần xây dựng Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Đây là một trong những chủ nhân của nền văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng rực rỡ thời kỳ dựng nước.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lần đầu tiên hồi đầu Công nguyên của Hai Bà Trưng, nhân dân Bình Xuyên đã đóng góp công lao to lớn, làm nên thắng lợi mùa xuân năm 40. Hiện nay trong các đền, đình, miếu ở các xã thuộc huyện Bình Xuyên còn thờ các tướng lĩnh thân cận của Hai Bà đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trên mảnh đất này.
Truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bình Xuyên không chỉ được biểu hiện trên những trang sử oai hùng chống xâm lăng, mà còn thể hiện trong các cuộc đấu tranh chống cường quyền áp bức của bọn quan tham phong kiến.
Năm 1741 cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương [Quận Hẻo] lãnh đạo đã bùng lên trên đất Yên Lạc, Bình Xuyên, lôi kéo hàng vạn người tham gia. Căn cứ chính của nghĩa quân Quận Hẻo được xây dựng ở núi Độc Tôn [thuộc dãy Tam Đảo], tích chứa quân lương ở núi Ngọc Bội [nay còn di tích ở xã Trung Mỹ]. Từ căn cứ ở chân núi Tam Đảo nghĩa quân tỏa ra hoạt động khắp các vùng Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, làm cho quan quân triều đình Lê – Trịnh nhiều phen khốn đốn. Sau 10 năm chiến đấu chống lại triều đình phong kiến mục nát, năm 1751, vì mất cảnh giác Nguyễn Danh Phương và các bộ tướng của ông lần lượt bị bắt, bị giết.
Khi Pháp xâm lược nước ta, dưới ngọn cờ Cần Vương, nhiều sĩ phu yêu nước trong vùng đã nổi dậy chống Pháp. Ngay từ đầu nhân dân nhiều xã ở Bình Xuyên đã theo lời kêu gọi của các sĩ phu, tham gia các đội nghĩa binh của Lê Bột, của Nguyễn Hữu Tân [Lãnh Áo], đặc biệt có hàng trăm nghĩa binh đã cùng thủ lĩnh Bùi Sâm [Lãnh Sâm] chiến đấu nhiều năm ở vùng núi Tam Đảo khiến cho giặc Pháp vô cùng hoảng sợ. Trong giai đoạn này, Nhân dân huyện Bình Xuyên đã tích cực tham gia các phong trào: Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập, Quỹ vệ quốc đoàn, Mùa đông binh sĩ do Mặt trận Việt Minh phát động, nhằm ủng hộ Chính phủ và Nam Bộ kháng chiến.
Từ năm 1933, các chi bộ địa phương của huyện Bình Xuyên lần lượt ra đời, tạo động lực lớn cho phong trào cách mạng tại đây phát triển mạnh mẽ. Ngày 24 – 8 – 1945, Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Bình Xuyên được thành lập do  ông Nguyễn Văn Thao làm Chủ tịch. Cũng trong ngày này, huyện Bình Xuyên đã giành được chính quyền.
Đến tháng 9 – 1946, Huyện ủy lâm thời huyện Bình Xuyên được thành lập, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong phong trào Cách mạng của huyện.
Đi đôi với truyền thống đấu tranh, giữ nước đánh giặc ngoại xâm, vùng đất Bình Xuyên có một truyền thống văn hóa lâu đời tại nơi đây còn ghi dấu phát triển của nền văn minh gốm đất nung nổi tiếng và đã có thời kỳ quy tụ những nhà Nho tiêu biểu của đất nước góp phần tạo nên vóc dáng văn hóa “kẻ sĩ Bắc Hà”.
Nhìn tổng thể, Bình Xuyên là một trong những trung tăm văn hóa thời kỳ từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ X. Các di chỉ khảo cổ ngày nay khai quật được cho thấy, ở ngay kề cận phía Tây Bắc huyện Bình Xuyên có di chỉ văn hóa Đồng Đậu [xã Minh Tân, Yên Lạc], đánh dấu bước phát triển từ giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới sang thời kỳ đồ đồng. Di chỉ gò Nhành thôn Nội Phật xã Tam Hợp [Bình Xuyên] thuộc văn hóa Phùng Nguyên là một minh chứng cho thấy, từ rất sớm nơi đây đã là một tụ điểm dân cư thuộc thời kỳ nhà nước của các vua Hùng. Những người Việt cổ trên vùng đất Bình Xuyên đã góp phần xây dựng nền văn hóa Văn Lang trong bình minh lịch sử. Đặc biệt với những hiện vật phong phú về gốm của các di chỉ khảo cổ phát hiện được [như hàng trăm lò gốm ở Thanh Lãng], có thể khẳng định Bình Xuyên là một trung tâm sản xuất đồ gốm không men [đất nung và sành] lớn nhất đất nước trong thời gian rất dài.

Một số điều chỉnh về hành chính diễn ra ở huyện Bình Xuyên

Từ thời Trần, vùng đất Bình Xuyên đã được lưu danh sử sách. Cánh đồng  Bình Lệ Nguyên [vùng Hương Canh – Đạo Đức ngày nay] từng nổi tiếng với trận quyết chiến do Vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy chặn đánh quân Nguyên – Mông năm 1285. Tên Bình Nguyên có thể bắt nguồn từ đó và tồn tại cho đến thời thuộc Minh [thế kỷ XV].
Vào thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức [1470 – 1497], tên huyện Bình Tuyền xuất hiện. Điều này đã được ghi lại trong sách Đại Nam nhất thống chí: “Xưa  là huyện Bình Nguyên, đời Lê Hồng Đức đổi làm Bình Tuyền”. Trong gần 400 năm, từ thời Hậu Lê, qua nhà Mạc, Lê Trung hưng đến đầu thời Nguyễn, đất Bình Xuyên ngày nay thuộc địa phận hai huyện: Bình Tuyền và Yên Lãng. Năm 1831, Vua Minh Mạng ban một đạo dụ thành lập phân phủ Vĩnh Tường. Có thể vào thời kỳ này, một phần đât của huyện Yên Lãng được tách khỏi phân phủ Vĩnh Tường và nhập vào huyện Bình Tuyền. Mười năm sau, đạo dụ năm Thiệu Trị thứ 2 [1841], đổi tên Bình Tuyền thành Bình Xuyên và đưa vào phạm vi tỉnh Thái Nguyên.
Đến thời Pháp thuộc, ngày 6 – 1 – 1890, Toàn quyền Đông Dương ban bố’  Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên được tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, đưa về tỉnh Vĩnh Yên. Xã Hương Canh, huyện Bình Xuyên được chọn làm tỉnh lỵ. Ngày 16 – 4 – 1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định giải thể tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên trực thuộc tỉnh Sơn Tây, do một viên đại úy người Pháp thay mặt Công sứ Sơn Tây cai quản. Ngày 29 – 12 – 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tái lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Bình Xuyên lại trực thuộc tỉnh Vĩnh Yên.
Từ khi tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập rồi sáp nhập với Phú Thọ, huyện Bình Xuyên ít có sự thay đổi. Một số điều chỉnh về hành chính diễn ra ở cấp huyện.
– Lần thứ nhất: theo Quyết định số 178/QĐ ngày 15 – 7 – 1977 của Chính phủ, huyện Bình Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng và thị trấn Phúc Yên thành huyện Mê Linh.
– Lần thứ hai: thi hành Nghị quyết của kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VI và Thông báo 13/TBTU ngày 14 – 12 – 1978 của Trung ương, huyện Bình Xuyên tách khỏi huyện Mê Linh để hợp nhât với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo.
– Lần thứ ba: ngày 1 – 1 – 1997, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Đến ngày 1 – 9 – 1998, theo Nghị định số’ 36/1998/ NĐ-CP của Chính phủ, huyện Tam Đảo được chia tách trở lại thành hai huyện cũ là Bình Xuyên và Tam Dương.
– Lần thứ tư: ngày 18 – 8 – 1999, theo Nghị định số 72 của Chính phủ, hai  thôn Vị Thanh và Vị Trù của xã Quất Lưu tách ra, thành lập xã Thanh Trù và được chuyển vào địa phận thị xã Vĩnh Yên. Ngày 10 – 6 – 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định công nhận huyện Bình Xuyên gồm 14 xã, thị trấn với tổng số 170 thôn [tổ dân phố].
– Lần thứ năm: ngày 1 – 1 – 2004, xã Minh Quang tách ra khỏi huyện Bình Xuyên, nhập vào huyện Tam Đảo mới.
Hiện nay, Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính [với 151thôn và tổ dân phố], gồm 3 thị trấn là Gia Khánh, Hương Canh, Thanh Lãng và 10 xã: Trung Mỹ, Thiện Kế, Bá Hiến, Hương Sơn, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Tân Phong, Đạo Đức, Phú Xuân.

Văn hóa – Xã hội

1. Văn hóa
Bình Xuyên là khu vực tập trung dân cư lâu đời của cộng đồng người Việt cổ. Nhiều tài liệu khảo cổ công bố gần đây cho biết, từ thời văn hóa Phùng Nguyên, cư dân Việt đã có mặt trên đất này, khai phá đất đai, canh tác lúa nước, đánh cá, làm  gốm. Lịch sử quần cư đã góp phần hình thành ở đây một nền văn hóa đa dạng.
Bình Xuyên có nhiều lễ hội truyền thống. Một số lễ hội vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như: hội kéo co làng Hương Canh [ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng]; hội vật thờ, cờ người làng Láng [Thanh Lãng, ngày 12 tháng Giêng], tục lệ trai gái người Sán Dìu đi đến chợ phiên [chợ Cánh], chợ tỉnh [chợ Vĩnh Yên] hát tỏ tình… Qua các thời kỳ, văn hóa Bình Xuyên có nhiều thay đổi nhưng cơ bản vẫn bảo lưu được các giá trị truyền thống.
Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, tình hình văn hóa của Bình Xuyên nói riêng và toàn tỉnh nói chung có nhiều biến động. Nhân dân chìm đắm trong các hủ tục lạc hậu, hoạt động mê tín dị đoan. Chính sách “ngu dân” của chính quyền đô hộ khiến việc nhận thức các giá trị văn hóa trong nhân dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, gây kỳ thị dân tộc giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số, giữa Công giáo và Phật giáo, giữa các dòng họ với nhau, làm mất đoàn kết dân tộc.
Cùng thời gian này, chi bộ đồn điền Tam Lộng ra đời đã có nhiều hoạt động tích cực để cải thiện đời sống văn hóa cho nhân dân Bình Xuyên: tuyên truyền tài liệu cách mạng [báo Tia sáng] và các bài vè, bài ca cách mạng. Mặc dù phạm vi còn nhỏ nhưng những hoạt động này có ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao trình độ văn hóa và nhận thức của nhân dân.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, bên cạnh nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc dốt, việc xây dựng đời sống văn hóa mới được triển khai trên toàn huyện. Ban Vận động xây dựng đời sống mới được thành lập ở hầu khắp các xã, đã vận động  nhân dân xây dựng và thực hiện nếp sống mới, bài trừ hủ tục và các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, thách cưới. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cho đông đảo nhân dân, hướng dẫn nhân dân tham gia công tác cách mạng và thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đất nước. được tiến hành rộng rãi, góp phần ổn định đời sống, chính trị, xã hội toàn huyện.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, công tác nâng cao và phát triển văn hóa được huyện hết sức chú trọng. Việc tuyên truyền, giác ngộ niềm tin, lý tưởng cách mạng cho nhân dân được đẩy mạnh. Phong trào ca múa tập thể phát triển. Hầu hết các xã đều có đội văn nghệ, thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia. Ngay trong những năm tháng bị địch đánh phá ác liệt, phong trào văn nghệ quần chúng vẫn rất sôi nổi. Từ một điển hình văn hóa ở thôn Bá Cầu [Sơn Lôi] đã nhân rộng ra nhiều nơi trong huyện: Thanh Lãng, Đạo Đức, Hương Sơn, Trung Mỹ, Bá Hiến.
Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền cho các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại; Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được quan  tâm, chú ý phát triển với nhiều mô hình mới. Hiện nay huyện đã xây dựng được 147 nhà văn hóa thôn, làng. 100% số thôn trong huyện đã thực hiện quy ước – hương ước văn hóa, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh. Năm 2016: Gia đình văn hoá đạt 84%, Làng văn hoá 91%, Đơn vị văn hoá 73%. Hoạt động văn nghệ diễn ra sôi nổi, trên địa bàn hiện có 42 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ.
Hoạt động phát thanh đã bám sát chương trình, nhiệm vụ chính trị của địa phương, từng bước đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin đến nhân dân. Đến nay 13/13 xã thị trấn có đài truyền thanh quy mô toàn xã hoạt động ổn định, đảm bảo 98% số buổi phát sóng đạt chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
    2. Giáo dục
Bình Xuyên nổi tiếng là vùng đất hiếu học. Làng Lý Hải, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên ngày nay là quê hương của tám vị Tiến sĩ nổi danh thời phong kiến. Gia đình của Hoàng giáp Tham chính Nguyễn Duy Tường có ba đời đều đỗ Đại khoa.
Dưới thời Pháp thuộc, nền giáo dục Bình Xuyên bị kìm hãm, không phát triển. Những trí thức Nho học trước đây cũng bị vùi dập, nhân dân hầu như không biết chữ, ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào diệt giặc dốt phát triển rầm rộ trong toàn huyện. Các lớp bình dân học vụ được mở ở từng thôn xóm với phương châm người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người biết nhiều chữ dạy người biết ít chữ. Ngay trong những ngày đầu, huyện đã mở được 52 lớp học diệt giặc dốt. Nhân dân còn có những hình thức động viên nhau học chữ rất phong phú và sinh động như đố chữ, đặt ca dao hò vè. Huyện ủy đưa ra mục tiêu: “… những trung đội du kích thoát ly đều phải biết chữ. Tổ chức Hội Khuyến học gồm các thân hào, thân sĩ đỡ đầu cho phong trào bình dân học vụ, tiến tới toàn huyện phải có một xã thoát nạn mù chữ hoàn toàn”. Phát huy tinh thần đó, huyện đã mở được 43 lớp dự bị bình dân học vụ và 6 thư viện bình dân, phát triển tiểu học vụ và trung học vụ. Kết quả, đến tháng 10 – 1949, Bình Xuyên đã bước đầu thanh toán được nạn mù chữ. Đây là thắng lợi quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện trong những ngày đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Vật thờ, gieo bòng trong lễ hội làng Xuân Lãng, thị trấn Thanh Lãng

Ngành Giáo dục – Đào tạo của huyện tiếp tục phát triển trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Số trường, lớp và học sinh thời kỳ này liên tục tăng. Năm học 1966 – 1967, toàn huyện có 155 lớp cấp I và 39 lớp cấp II. Năm học 1970 – 1971, huyện có thêm 1 trường cấp III với 7 lớp học. Đến năm học 1973 – 1974, tăng lên 200 lớp cấp I, 90 lớp cấp II và 15 lớp cấp III. Tổng số học sinh cả 3 cấp là 16.400 em. Các lớp mẫu giáo và vỡ lòng cũng tăng, đến năm học 1973 – 1974, toàn huyện có 67 lớp mẫu giáo và 78 lớp vỡ lòng.
Mặc dù trường lớp phải sơ tán, điều kiện giảng dạy và học tập khó khăn hơn, nhưng các nhà trường vẫn duy trì phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Huyện Bình Xuyên luôn đứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba tỉnh Vĩnh Phúc về chất lượng giáo dục.
Đất nước ổn đinh, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục – đào tạo Bình Xuyên phát triển toàn diện theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa: số’ trường, lớp đều tăng, chất lượng dạy và học đang ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, học sinh khá giỏi năm sau đều cao hơn năm trước.
Đến nay toàn huyện có 55 trường với 861 lớp, tổng số 27.289 học sinh. Năm học 2015-2016, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được duy trì ổn định.
Chất lượng giáo viên các bậc học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn chiếm 81,4% [tăng 0,5% so với cùng kỳ], đạt chuẩn 18,27%, dưới chuẩn 0,3%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Năm học 2015-2016, đầu tư trang thiết bị dạy học cho các nhà trường với tổng kinh phí 5,48 tỷ đồng. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia có nhiều cố gắng và đạt kết quả quan trọng. Năm 2016, toàn huyện có thêm 03 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 51/55 trường, đạt 92,7%.
    3. Y tế
Dưới thời thuộc Pháp, trên địa bàn huyện Bình Xuyên không có một cơ sở y tế’nào. Tình trạng mất vệ sinh, thiên tai lụt lội và nghèo đói làm cho bệnh dịch thường xuyên xảy ra; các bệnh đậu mùa, tả, lỵ. xuất hiện ở hầu hết các xã trong huyện, khiến cho nhiều người chết.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc thực hiện vệ sinh phòng trừ dịch bệnh trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến. Ban Vận động đời sống mới thành lập ở các xã có vai trò quan trọng trong việc giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân. Phong trào thực hiện nếp sống mới, ăn ở vệ sinh, xóa bỏ các hủ tục chữa bệnh trong nhân dân được thực thi, đem lại nhiều kết quả. Mạng lưới tuyên truyền viên hướng dẫn vệ sinh hình thành ở các xã. Mặc dù còn nhiều khó khăn, huyện cũng lập được một phòng phát thuốc và chủng đậu cho nhân dân toàn huyện.
Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo  ngành y tế chuyển hướng hoạt động phù hợp với thời chiến, do vậy, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn luôn được đảm bảo. Cuối thời kỳ này, huyện có 1 bệnh viện, 14 trạm xá, 145 tổ y tế cơ quan và hợp tác xã. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường; toàn huyện có gần 100 bác sĩ, y sĩ, y tá. Công tác chăm sóc  sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ngày càng được chú ý.
Huyện đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Năm 2016 thực hiện khám chữa bệnh cho 109.384 lượt người, trong đó số bệnh nhân nội trú là 10.602 lượt người. Trong năm không xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 8,5% [giảm 1,28% so với cùng kỳ].
Công tác quản lý Nhà nước về y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục được tăng cường.
Huyện tiếp tục thực hiện bộ tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, năm 2016 có thêm 03 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế gồm: Quất Lưu, Hương Canh, Gia Khánh; nâng tổng số 12/13 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã.

Vật chồng tang giếng” trong lễ hội làng Xuân Lãng, thị trấn Thanh Lãng

Kinh tế huyện Bình Xuyên

1. Tình hình kinh tế:
Dưới thời thuộc Pháp, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay bọn địa chủ, cường hào và người Pháp. Phần lớn nông dân phải đi làm thuê, cấy rẽ hoặc phải tha phương cầu thực.
Chính sách thuế khóa nặng nề, những hủ tục ma chay, cưới xin khiến đời sống người nông dân càng trở nên kiệt quệ.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, toàn huyện dấy lên phong trào khai hoang, phục hóa, tận dụng tối đa diện tích để trồng trọt khắc phục nạn đói. Chỉ vài tháng, khắp nơi trong huyện đã phủ màu xanh của hoa màu. Hàng trăm mẫu đất hoang được tận dụng để sản xuất.
Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích, phục hồi cơ sở ở vùng địch hậu, chống lại âm mưu bình định của địch, việc chăm lo sản xuất luôn được chú trọng. Tại vùng tự do, huyện thành lập Ban Vận động sản xuất của các xã, vận động nhân dân khai hoang phục hóa. Gần đến ngày thu hoạch, bộ đội, du kích ngày đêm canh gác, bảo vệ lúa, chống các cuộc càn quét của địch. Vụ mùa năm 1951, Bình Xuyên thu hoạch thắng lợi, cải thiện một phần đời sống nhân dân, hoàn thành vượt mức thuế nông nghiệp. Công tác sửa chữa mương máng, cầu cống cũng được chú ý, đảm bảo tưới tiêu nước cho hơn 2.000 mẫu ruộng.
Trong thời gian chống Mỹ, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu của kinh tế Bình Xuyên. Những hợp tác xã ra đời trong thời kỳ khôi phục kinh tế tiếp tục phát triển, đồng thời huyện đã vận động, đưa những hộ làm ăn riêng lẻ vào hợp tác xã. Đến năm 1967, toàn huyện có 44 hợp tác xã bậc cao, với 9.063 hộ, chiếm 99,54% hộ xã viên toàn huyện. Trong các hợp tác xã, phương hướng sản xuất được xác đinh  đúng đắn hơn, trồng trọt bắt đầu đi theo hướng thâm canh nhiều loại cây trồng, các ngành nghề đều phát triển: 100% hợp tác xã trồng cây, 90,9% hợp tác xã chăn nuôi  lợn tập thể, 75% hợp tác xã nuôi cá, 81,8% hợp tác xã nuôi gia cầm… Các xã đều có công cụ cải tiến và cán bộ sơ cấp, trung cấp kỹ thuật. Nhờ đó, hoạt động sản xuất  nông nghiệp của huyện có nhiều bước tiến manh mẽ. Năm 1974, diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 33.290 mẫu, sản lượng lương thực quy thóc đạt 23.700 tấn. Năng suất các loại cây trồng cũng tăng lên đáng kể. Toàn huyện có 10 hợp tác xã đạt trên 5 tấn thóc/ha, đặc biệt là hợp tác xã Liên Hiệp [Thanh Lãng] đạt 7 – 10 tấn/ha, được Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc.
Chăn nuôi cũng phát triển, đặc biệt là nuôi cá, lợn. Hai hợp tác xã Liên Hiệp [Thanh Lãng] và Yên Lỗ [Đạo Đức] còn xây dựng bể ươm cá giống tương đối hiện đại.
Thủ công nghiệp với nghề làm gạch, ngói, gốm [vốn là nghề thủ công truyền thống] mang lại nét đặc trưng trong nền kinh tế huyện. Trong những năm cải tạo các thành phần kinh tế, huyện đã tổ chức các hình thức hợp tác để thu hút thợ thủ công vào làm ăn tập thể. Đến năm 1973, huyện mở rộng quy mô của xí nghiệp cơ khí thành xí nghiệp hoàn chỉnh gồm năm ngành: mộc, đúc, rèn, nguội, cơ khí với gần 100 công nhân, trở thành trung tâm đào tạo cán bộ cơ khí cho các hợp tác xã trong huyện. Năm 1974, giá trị sản lượng ngành thủ công nghiệp đạt 2.000.000 đồng, phục vụ 135% tiêu dùng, 100% giao thông, 115% kiến thiết cơ bản và 80% cho ngành nông nghiệp.
Thương nghiệp có nhiều cải tiến trong khâu phân phối, phục vụ sản xuất,  chiến đấu và đời sống nhân dân. Ngoài hệ thống mậu dịch quốc doanh, các hợp tác xã mua bán được kiện toàn và tăng cường hơn về vốn, hàng hóa, địa điểm phục vụ. Tất cả các xã đều có cửa hàng phục vụ nhân dân.
Ngành giao thông vận tải cũng được cải thiện nhằm phục vụ tốt hơn công cuộc sản xuất và đời sống. Hàng trăm tuyến đường giao thông huyện, liên xã, liên thôn,  liên xóm được xây dựng. Đến năm 1975, huyện đã xây dựng được mạng lưới giao thông vận tải đủ sức phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp và lưu thông phân phối.
Sau năm 1975, Bình Xuyên cùng nhân dân cả nước hăng hái bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian này, địa giới hành chính Bình Xuyên có một số thay đổi. Tuy nhiên, dù sáp nhập với các huyện khác hay trở thành một huyện riêng biệt, Bình Xuyên vẫn luôn chứng tỏ đây là vùng đất có tiềm lực lớn trong phát triển kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm [giai đoạn 1998 đến 2010], lại là một huyện trọng điểm về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, Bình Xuyên trở thành điểm sáng của nền kinh tế Vĩnh Phúc. Từ lần điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất [2004], kinh tế Bình Xuyên đã phát triển vượt bậc, đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Thực hiện các mục tiêu kinh tế năm 2016: Tổng giá trị sản xuất của huyện:
Tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 31.251,5 tỷ đồng, tăng 13,12% so với cùng kỳ [trong đó: Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 28.433 tỷ đồng, tăng 14,15%; Nông – Lâm nghiệp – Thuỷ sản đạt 1.071,5 tỷ đồng, tăng 0,37%; Dịch vụ đạt 1.747 tỷ đồng, tăng 5,79% so với cùng kỳ].
         Tính theo giá hiện hành ước đạt 35.825,8 tỷ đồng, đạt 94,5% kế hoạch, tăng 12,41% so với cùng kỳ [trong đó: Công nghiệp – Xây dựng đạt 32.045 tỷ đồng, tăng 13,28%; Nông – Lâm nghiệp – Thuỷ sản đạt 1.460,2 tỷ đồng, tăng 2,75%; Dịch vụ đạt 2.320,6 tỷ đồng, tăng 7,38% so với cùng kỳ].
Giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng chiếm 89,45%, Nông – Lâm nghiệp – Thuỷ sản: 4,07%, Dịch vụ: 6,48%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng như: Gạch men, sắt thép, xe máy, nhất là các sản phẩm điện tử, may mặc đầu tư vào khu công nghiệp Bá Thiện 2 đi vào hoạt động cũng góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2016 có thêm 10 doanh nghiệp FDI đăng ký đầu tư kinh doanh vào các khu công nghiệp, tổng số vốn đầu tư 123 triệu USD; lũy kế đến nay có 95 doanh nghiệp với tổng số vốn 1.877 triệu USD. Đồng thời có thêm 04 doanh nghiệp DDI đăng ký kinh doanh với số vốn đầu tư 288,38 tỷ đồng; lũy kế đến nay có 20 doanh nghiệp, tổng nguồn vốn 1.309 tỷ đồng. Số doanh nghiệp dân doanh đăng ký hoạt động cũng tăng khá, trong năm có thêm 74 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 894 doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp mới đầu tư đã đi vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, góp phần tăng giá trị sản xuất của toàn ngành.
Nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Tập đoàn Gạch ốp lát Vĩnh Phúc, Nhà máy Sản xuất ống thép Việt Đức, Công ty Sản xuất phanh NISSIN, Nhà máy PIAGIO, Nhà máy Sản xuất máy tính xách tay COMPAL.
Đến nay, Bình Xuyên đang phát triển và tiếp tục và hoàn thiện các khu công nghiệp: Bình Xuyên, Sơn Lôi, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II, Nam Bình Xuyên; và các cụm công nghiệp: Quang Hà, Hương Canh, Hương Canh 2, Thanh Lãng, Bá Hiến, Đạo Đức.
Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống của Bình Xuyên đã được khôi phục và phát triển như: nghề mộc ở Thanh Lãng, nghề gốm ở Hương Canh. Huyện cũng có nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các nghề này như: đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho người dân, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh… Năm 2016 tiểu thủ công nghiệp: Sản phẩm mộc dân dụng đạt 13.700 m3 gỗ thành phẩm, tăng 15%; sản phẩm gốm Hương Canh đạt 10.260 sản phẩm, tăng 10% so với cùng kỳ.
 

2. Thu, chi ngân sách năm 2016:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 997,3 tỷ đồng, đạt 119,5% dự toán giao, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Các khoản thu đều đạt và vượt dự toán, trong đó có những khoản thu đạt cao so với dư toán như: thu thuế thu nhập cá nhân, thu tiền thuê đất, các khoản thu tại xã.Công tác đấu giá QSDĐ đạt khá, trong năm tổ chức 26 cuộc đấu giá, trong đó đấu giá được 169 ô đất với tổng diện tích 17.568,5m2, tổng số tiền thu được là 65.783,8 triệu đồng [tăng 53,9% so với cùng kỳ, đạt 109,6% kế hoạch tỉnh giao].
Tổng chi ngân sách ước thực hiện 598,3 tỷ đồng, đạt 108% dự toán, giảm 15% so với cùng kỳ, trong đó: Chi thường xuyên ước thực hiện 333,8 tỷ đồng, đạt 107% dự toán; chi đầu tư phát triển 243,7 tỷ đồng, đạt 112% dự toán.

Huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc có bao nhiêu xã?

Huyện Bình Xuyên có 21.401 ha diện tích tự nhiên và 115.546 nhân khẩu, gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong, Sơn Lôi, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Sơn, Gia Khánh, Thiện Kế, Minh Quang, Bá Hiến, Trung Mỹ và thị trấn Hương Canh.

Huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc có bao nhiêu thị trấn?

Huyện Vĩnh Tường có 3 thị trấn và 25 xã như hiện nay.

Tỉnh Vĩnh Phúc có tất cả bao nhiêu huyện?

Như vậy tỉnh Vĩnh Yên khi thành lập gồm 1 phủ, 6 huyện.

Huyện Lập Thạch có bao nhiêu xã?

Huyện Lập Thạch hiện có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 2 thị trấn: Lập Thạch [huyện lỵ], Hoa Sơn và 18 xã: Bàn Giản, Đình Chu, Hợp Lý, Liễn Sơn, Quang Sơn, Thái Hòa, Triệu Đề, Văn Quán, Xuân Hòa, Bắc Bình, Đồng Ích, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Sơn Đông, Tiên Lữ, Tử Du, Vân Trục, Xuân Lôi.

Chủ Đề