Huyện lý nhân hà nam có bao nhiêu xã

​Qua trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiền nhân đã trao truyền đã quê hương Lý Nhân một kho tàng di sản văn hóa đó là: đình, chùa, đền, miếu, phủ, từ đường, văn chỉ..vv.. được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Nhiều di tích có quy mô kiến trúc lớn, đồ sộ và độc đáo như: đình Văn Xá - xã Đức Lý; đình Đức Bản Ngoại - xã Nhân Nghĩa; đình Cao Đà - xã Nhân Mỹ; đình Mạc Thượng xã Chính Lý, đình Mạc Hạ xã Công Lý, đền Trần Thương - xã Nhân Đạo..vv. Nằm trong các di tích có giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đó là nhiều cổ vật, cổ thư có giá trị như: câu đối, đại tự, đặc biệt nhất là cuốn sách Đồng thời Vua Lê Thánh Tông [1470] ở xã Bắc Lý.

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, hiện nay Lý Nhân còn gìn giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo như: lễ hội đền Trần Thương xã Trần Hưng Đạo; lễ hội đền Bà Vũ xã chân Lý, lễ hội Thả Diều - xã Hòa Hậu; múa hát Lải Lèn ở thôn Nội Chuối xã Bắc Lý, múa Hèo, múa Song Đăng ở thôn Văn Xá xã Đức Lý và nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, những mỹ tục còn đang được truyền giữ trong nhân dân: Đám Cưới hỏi, đám giỗ, tết đầu năm mừng xuân mới, mừng thọ..vv. Đây là những di sản văn hóa vô cùng có giá trị được bao thế hệ người dân Lý Nhân trân trọng giữ gìn.

Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Đảng ta đã xác định Công tác Bảo tồn-phát huy giá trị các văn hóa dân tộc là một giải pháp chính của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vứng đất nước. Thực hiện chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua huyện Lý Nhân đã xác định một mục tiêu xuyên suốt của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, cùng với đó là quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng NTM. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa chính là làm cho diện mạo nông thôn hiện nay vừa mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn được hồn của làng quê và cũng là nền tảng tinh thần của xã hội hiện đại.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể.

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện có trên 400 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là: đình, chùa, đền, phủ, văn chỉ...vv. Đến nay có tổng số 55 di tích được nhà nước xếp hạng [trong đó có 01 di tích LSVH Quốc gia đặc biệt [đền Trần Thương], 26 di tích LSVH cấp Quốc gia và 28 di tích LSVH cấp tỉnh. Thực hiện Quyết định số 48/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Nam; hướng dẫn của sở Văn hóa; Thể thao & Du lịch. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn ban hành Quyết định thành lập ban Quản lý di tích của xã, thị trấn [đồng chí phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trưởng ban]. Dưới các thôn, tổ dân phố có di tích đều thành lập ban Khánh thiết hoặc ban Bảo vệ di tích. Các Ban quản lý di tích, ban Khánh thiết đều có quy chế hoạt động, báo cáo, phản ánh kịp thời tình hình di tích với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cấp trên. Ban khánh thiết có trách nhiệm: bảo vệ di tích, tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa tại di tích, kêu gọi nguồn kinh phí xã hội hóa, báo cáo đề nghị tu sửa, tôn tạo di tích với chính quyền địa phương [nếu di tích bị xuống cấp]; phân công người trông coi bảo vệ di tích.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 18/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Huyện ủy Lý Nhân đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/HU ngày 02/6/2016 về tăng cường công tác quản lý và phát huy các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2016 về triển khai thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị và quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện. Trong những năm gần đây ở hầu hết các địa phương có di tích đã chủ động kêu gọi nguồn kinh phí xã hội hóa trong nhân dân, các doanh nghiệp để tu bổ tôn tạo di tích bình quân mỗi năm huy động được hàng trục tỷ đồng: Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, cụm di tích Đình-Đền Chanh xã Nhân Mỹ và đặc biệt là năm 2020 riêng di tích đền Xóm Tây xã Chân Lý đã huy động được trên 10 tỷ đồng.

Từ nguồn kinh phí của nhà nước hỗ trợ cùng với nguồn kinh phí xã hội hóa nên các di tích trên địa bàn huyện được trùng tu, tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng theo quy định về thủ tục, thẩm quyền cho phép. Các di tích trước khi triển khai tu bổ, tôn tạo đều được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo yếu tố nguyên gốc của di tích. Vì thế trong những năm qua không có di tích nào tu bổ, tôn tạo trái với quy định của pháp luật.

Để tạo hành lang pháp lý bảo vệ di tích, tránh việc xâm hại đất đai của di tích. Hầu hết các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn đã được sự quan tâm của UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài.

Nhờ làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo di tích nên mọi hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động lễ hội gắn liền với di tích được tổ chức thường xuyên đã đáp ứng được nhu cầu trong nhân dân.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Với đặc điểm, địa hình, địa lý của huyện là vùng đất trũng được bao bọc bởi hai con sông Hồng và sông Châu cho nên từ xa xưa người dân nơi đây chủ yếu là làm nghề trồng lúa nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên từ đó người dân nơi đây đã tin tưởng, trông nhờ vào các đấng thần linh, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được tốt tươi. Từ lẽ đó nên đã xuất hiện nhiều nhân vật thờ qua các thời kỳ lịch sử.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 loại hình tín ngưỡng chính đang được Nhân dân tín thờ: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng; tín ngưỡng thờ Tam phủ -Tứ phủ; tín ngưỡng thờ người có công [nhân thần] thờ Trần Hưng Đạo..vv.

Theo thống kê trên địa bàn huyện có 54 lễ hội truyền thống thường xuyên hoạt động trong đó có 02 lễ hội lớn [lễ hội vùng] là: Lễ hội đền Trần Thương xã Trần Hưng Đạo được tổ chức hàng năm hai lần vào ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần vào giờ Tý ngày 14 tháng giêng; Lễ hội đền Bà Vũ xã Chân Lý được tổ chức hàng năm vào các ngày 18-19-20 tháng 8 âm lịch.

Ngày 23/1/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 217/QĐ- BVHTTDL chứng nhận Lễ hội đền Trần Thương được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trong nhiều năm qua huyện Lý Nhân luôn xác định: Việc trực tiếp tham gia các hoạt động trong lễ hội truyền thống là của Nhân dân do Nhân dân thực hiện, các cấp chính quyền có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật song phải đảm bảo đúng truyền thống văn hóa của dân tộc. Hầu hết các lễ hội trên địa bàn huyện trước khi tổ phải báo cáo chính quyền địa phương về quy mô, thời gian tổ chức, thành lập ban tổ chức, phân công nhiệm vụ các thành viên, các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ..vv. Do vậy mà tất cả các lễ hội diễn ra trên địa bàn huyện được tổ chức một cách an toàn và tiết kiệm. Các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, văn hóa văn nghệ được tổ chức trong lễ hội đảm bảo phù hợp với văn hóa của địa phương; không có tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội để trục lợi.

Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ như: hàng quán, bãi đỗ xe, niêm yết giá vé trông giữ xe, các ấn phẩm văn hóa được niêm yết công khai, không có tình trạng tăng, ép giá giá.

Việc quản lý tiền công đức trong tổ chức hoạt động lễ hội được công khai minh bạch, sử dụng tiền công đức phục vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Do làm tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội nên các lễ hội trên địa bàn huyện đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Thông qua việc tổ chức lễ hội, Ban tổ chức kêu gọi kinh phí xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo các di tích và đây là nguồn kinh phí chủ yếu trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Chủ Đề