Huyện Thanh Thủy có bao nhiêu xã?

Huyện sẽ tiến hành sắp xếp, sáp nhập 6 xã [đây là các xã có tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều chưa đạt 50% so với quy định] và sau sắp xếp, giảm 4 xã, chỉ còn 11 đơn vị hành chính cấp xã.

HĐND huyện Thanh Thủy họp phiên bất thường thông qua Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã.

Xác định việc thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của địa phương trong giai đoạn hiện nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Thủy đang nỗ lực để hoàn thành Đề án đúng tiến độ.

Cụ thể sẽ sáp nhập 3 xã Trung Thịnh, Đồng Luận và Trung Nghĩa thành 1 đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Đồng Trung có tổng diện tích trên 16 km2, dân số gần 11 nghìn người, trụ sở mới đặt tại xã Đồng Luận hiện nay. Sáp nhập 3 xã Tu Vũ, Yến Mao, Phượng Mao thành 1 đơn vị hành chính mới lấy tên gọi là xã Tu Vũ có tổng diện tích trên 25 km2, dân số gần 10 nghìn người, trụ sở đặt tại xã Yến Mao ngày nay.

Trước đó, huyện Thanh Thủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và giúp cán bộ, đảng viên cùng nhân dân hiểu rõ về ích lợi, hiệu quả của việc sáp nhập. Đến nay, HĐND cấp xã, huyện cũng đã thông qua được đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, dự kiến đơn vị hành chính mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020.

Nói về công tác cán bộ sau khi sáp nhập các xã, ông Nguyễn Minh Tường - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, sáp nhập địa giới hành chính cấp xã huyện Thanh Thủy khẳng định đến nay, huyện đã tập trung rà soát kĩ lưỡng đội ngũ hiện có, chuẩn bị phương án để bố trí, sắp xếp cán bộ, đảm bảo lựa chọn được những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực công tác trên cơ sở các tiêu chí rất cụ thể, công khai, minh bạch để đảm đương nhiệm vụ tại đơn vị hành chính mới; thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, nhất là cán bộ dôi dư.

Mục đích là làm sao để bộ máy chính quyền các xã mới được thành lập nhanh chóng đi vào ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề tốt nhất cho việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết Huyện Thanh Thủy sáp nhập hàng loạt xã tại chuyên mục Xã hội của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

Thanh Thủy không có đường sắt, Quốc lộ đi qua nhưng có hệ thông đường giao thông liên tỉnh, huyện, xã rất thuận lợi với tổng chiều dài trên 650 km. Ngoài tuyến Tỉnh lộ 316 [Trung Hà - Bến Ngọc], Tỉnh lộ 317 [Trung Hà - Hòa Bình]; đường liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn - Tam Nông, trên địa bàn huyện còn có hàng chục con đường liên xã, liên thôn như Tu Vũ - Yên Lãng [Thanh Sơn], Đồng Trung - Hoàng Xá- Thắng Sơn [Thanh Sơn], Trung Nghĩa - Cầu Mè [Thanh Sơn], Sơn Thủy - Cự Đồng [Thanh Sơn], Thạch Đồng - Đào Xá - Xuân Lộc - Thượng Nông [Tam Nông], Đào Xá - Dị Nậu [Tam Nông], thị trấn Thanh Thủy - Bảo Yên... Những con đường này là huyết mạch giao thông trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện rất thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh- quốc phòng.

Về tài nguyên, khoáng sản: Thanh Thủy là vùng đất dốc, nguồn tài nguyên khoáng sản khá như: Than bùn, than nâu ở Tu Vũ, Đồng Trung; mỏ sắt ở Đào Xá; Caolin, penspat ở Tân Phương, thị trấn Thanh Thủy, Sơn Thủy, Hoàng Xá; nước khoáng nóng ở thị trấn Thanh Thủy... Qua khảo sát, nghiên cứu của các nhà khoa học đã đánh giá khu nước khoáng nóng Thanh Thủy là một trong 7 mỏ nước khoáng có chứa hàm lượng nguyên tố vi lượng cao và có khả năng chữa một số bệnh. Các yếu tố này là tiền đề để huyện phát triển.

* Tiềm năng phát triển:

Về di tích lịch sử văn hóa: Thanh Thủy có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời xen lẫn các truyền thuyết của dân tộc thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa còn lại đến ngày nay. Trong đó nổi bật là các di tích Đền Lăng Sương ở Đồng Trung [di tích cấp Quốc gia], Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, đình Đào Xá và đền Tam Công ở Đào Xá... gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.

Về phát triển một số ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ: Như chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.

Về đặc điểm về địa hình và giao thông, huyện đã có định hướng và quy hoạch các khu công nghiệp vùng thượng và hạ huyện đó là cụm công nghiệp thị trấn Thanh Thủy - Hoàng Xá - Đồng Trung, Tu Vũ và tham gia trực tiếp vào khu công nghiệp Trung Hà.

Xã Thanh Thủy có bao nhiêu thôn?

Xã Thanh Thủy được chia thành 8 thôn: Bến, Đình Hậu, Đò, Đồng Ao, Lường Phượng, Ô Cách, Trung Thành, Trung Thứ.

Phú Thọ có những xã gì?

Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm: – Huyện Tân Sơn với 17 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Tân Phú và 16 xã: Lai Đồng, Tam Thanh, Kim Thượng, Xuân Đài, Minh Đài, Mỹ Thuận, Vinh Tiền, Văn Luông, Tân Sơn, Xuân Sơn, Thu Cúc, Thạch Kiệt, Long Cốc, Kiệt Sơn, Thu Ngạc, Đồng Sơn.

Phú Thọ có bao nhiêu xã?

- 11 huyện [gồm các huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn]. Số đơn vị hành chính cấp xã là 290 [trong đó gồm: 233 xã, 39 phường, 18 thị trấn].

Huyện Lâm Thao có bao nhiêu xã thị trấn?

- Huyện Lâm Thao có 9.754,59 ha diện tích tự nhiên và 101.422 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá và các thị trấn: Lâm Thao, Hùng Sơn.

Chủ Đề