Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?

Huyết áp được hiểu là áp lực máu cần thiết tác động lên thành mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Ở người bình thường thì chỉ số huyết áp ban ngày cao hơn so với ban đêm, huyết áp sẽ hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1 - 3 giờ sáng sau khi ngủ dậy. Đồng thời cao nhất từ 8 - 10 giờ sáng. 

Huyết áp có thể tăng lên do vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh. Ngược lại khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn thì chỉ số này sẽ được giảm xuống. Đặc biệt khi cơ thể bị lạnh đột ngột sẽ gây co mạch hoặc dùng một số thuốc co bóp tim, ăn mặn cũng là nguy cơ gây tăng huyết áp. Tại môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, dùng thuốc giãn mạch,...cùng khiến tăng nguy cơ hạ huyết áp.

Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Trên thực tế thì huyết áp cao và thấp đều gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh do đó chúng ta cần nắm rõ các chỉ số huyết áp của mình để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. 

  • Chỉ số huyết áp người bình thường: huyết áp được cho là bình thường nếu chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp tối đa nếu rơi vào chỉ số lớn hơn 140mmHg ở tâm thu và lớn hơn 90 mmHg ở tâm trương.
  • Huyết áp tối thiểu khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và giảm 25mmHg so với mức thông thường.

Để kết luận một người có bị tăng huyết áp hay không thì ta cần căn cứ vào chỉ số huyết áp trong nhiều ngày. Lưu ý rằng chỉ số huyết áp tăng nhanh khi cơ thể vận động quá sức, tinh thần căng thẳng và có thể dễ bị hạ xuống khi người bệnh mất sức, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi,...

Huyết áp cao và huyết áp thấp có nguy hiểm thế nào?

Không ai có thể phủ nhận được mức độ nguy hiểm của bệnh lý tăng hoặc giảm huyết áp. Theo đó những biến chứng mà căn bệnh này để lại cho con người có thể nguy hiểm đến mức nào?

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?

Sự nguy hiểm của huyết áp cao

Huyết áp cao là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp và gia tăng theo độ tuổi đồng thời là nguyên nhân gây nên liệt nửa người, hôn mê và tăng nguy cơ tử vong. Đặc biệt đây còn là nhân tố hàng đầu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim hay suy thận mãn.  Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này bao gồm:

  • Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp, suy thận cấp,...
  • Rối loạn tiền đình, suy tim, tim to, suy thận mạn, đau cách hồi...

Sự nguy hiểm của huyết áp thấp

Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nghẽn cơ tim do đó nhiều người bệnh sẽ chủ quan. Tuy nhiên bạn không biết rằng huyết áp thấp cũng gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm không kém.

Khi mắc căn bệnh này, hệ thống thần kinh của người bệnh sẽ không thể tự điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan như tim, não, thận. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể mắc các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, suy thận, đau thắt ngực,...

Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc gây sốc. Khi mắc huyết áp thấp trong thời gian dài thì các cơ quan trong cơ thể người bệnh như thận, gan, phổi, tim,...sẽ suy yếu nhanh chóng.

Cách kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?


Những cách hiệu quả giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp trong cơ thể mà bạn nên chú ý như sau:

  • Kiểm soát tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đồng thời bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi, kali và nhiều vitamin tổng hợp khác,...
  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp của bản thân và các thành viên trong gia đình bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Có thể nói việc theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên của cơ thể giúp chúng ta ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm một cách hiệu quả. Mong rằng qua nội dung bài viết trên, bạn đã hiểu rõ chỉ số huyết áp tối đa là gì, tối thiểu là gì đồng thời nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm thường gặp của các chỉ số này.

Có lẽ bạn cũng không lạ lẫm gì với cụm từ huyết áp cao, bởi lẽ tình trạng huyết áp cao là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Huyết áp bình thường là bao nhiêu?  Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé !

☛ Xem trước: Bệnh cao huyết áp

Mục lục

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Trước khi tìm hiểu huyết áp bao nhiêu là cao, bạn cần nắm được chỉ số huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể và là một trong những chỉ số sinh tốn. Huyết áp được tạo ra do dữ co bóp của tim và sức cản động mạch.

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?
Bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo WHO

 

Chỉ số huyết áp cao ở người lớn

Theo Bộ Y tế Việt Nam,huyết áp của một người lớn được coi là bình thường nếu có chỉ số kết quả đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg khi đó máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình. Các chỉ số về huyết áp của người lớn cụ thể như sau:

  • Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên
  • Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg)
  • Huyết áp thấp: (Hạ huyết áp) huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Vì vậy cho đến nay, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hội tăng huyết áp quốc tế (ISH) đã thống nhất gọi huyết áp cao khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

Huyết áp cao không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn có thể xảy ra trên trẻ em, thậm chí nguy hiểm khi xảy ra trên thai phụ, gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai cũng như bào thai trong bụng mẹ.

Chỉ số huyết áp cao ở trẻ em

Huyết áp cao ở trẻ em: được định nghĩa tăng huyết áp ở trẻ em mang tính thống kê nhiều hơn.

Chỉ số huyết áp của trẻ em được thay đổi theo độ tuổi, giới tính, hoạt động… Trẻ trong độ tuổi từ:

  • 1 – 12 tháng tuổi: Huyết áp được xem là bình thường khi có chỉ số từ 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg.
  • 1 – 4 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
  • 3 – 5 tuổi: Huyết áp bình thường khi chỉ số từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
  • 6 – 13 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg.
  • 13 – 18 tuổi: Huyết áp bình thường khi có chỉ số từ 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Khi chỉ số huyết cao hơn mức trung bình thì được xem là huyết áp cao.

Chỉ số huyết áp cao ở mẹ bầu

Phụ nữ đang mang thai được các bác sĩ chẩn đoán là tăng huyết áp thai kì khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, đồng thời xuất hiện sau 20 tuần thai và trở về bình thường trong 42 ngày hậu sản.

Chỉ số huyết áp lý tưởng của mẹ bầu là dưới 140/90 mmHg.  Thông số cụ thể huyết áp như sau:

  • Huyết áp từ 140/90 đến 149/99: huyết áp tăng nhẹ
  • Huyết áp từ 150/100 đến 159/109: huyết áp tăng trung bình
  • Huyết áp từ 160/110 hoặc cao hơn: huyết áp cao

Tuy nhiên để có chỉ số huyết áp chính xác nhất lại phụ thuộc vào cách đo huyết áp. Hãy đọc bài “Đo huyết áp đúng cách” để biết nhé!

Huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?
Huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

Như đã trình bày ở trên, có hai chỉ số huyết áp cần lưu ý là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó, huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa còn huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu. Do đó, với câu hỏi “huyết áp cao nhất là bao nhiêu?” chính là hỏi về chỉ số huyết áp tâm thu.

Chỉ số huyết áp tâm thu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn đang mắc là ở mức độ nào. Cụ thể, cao huyết áp được phân thành 3 mức độ, bao gồm:

  • Cao huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Thực tế, bạn sẽ không thể xác định được chỉ số huyết áp cao nhất là bao nhiêu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi huyết áp tăng trên 180 mmHg – đây được xem là chỉ số huyết áp ác tính.

Một cơn cao huyết áp ác tính sẽ tổn thương trầm trọng đến các cơ quan nội tạng như não, tim mạch, thận, mắt. Nếu không được điều trị, cấp cứu kịp thời, người bệnh có khả năng phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mù lòa, suy thận, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp tăng cao?

Tình trạng huyết áp cao dễ chẩn đoán nhưng việc tìm ra nguyên nhân không hề dễ dàng.

Hầu hết các trường hợp huyết áp cao không rõ nguyên nhân, và được gọi là Cao huyết áp vô căn (hay cao huyết áp nguyên phát), chiếm gần 90% trường hợp bị cao huyết áp. Đối tượng là thường là người lớn tuổi, nam giới.

Chỉ số huyết áp tăng cao còn phụ thuộc vào những yếu tố như sau:

  • Do thừa cân – béo phì: Thừa cân – béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh huyết áp cao. Theo đó, những người có sự tích tụ mỡ quanh bụng, hông lớn hơn 90cm ở nam giới và lớn hơn 80cm ở nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, dái tháo đường nhiều hơn những người có vòng bụng nhỏ.
  • Do thói quen ăn nhiều muối, ăn mặn.
  • Do ăn nhiều đồ ăn giàu chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến huyết áp tăng cao, rối loạn mỡ máu, mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, thận…
  • Do sử dụng thuốc lá, rượu bia: người tăng huyết áp mà hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ có nguy cơ bị các bệnh tim mạch khác cao gấp nhiều lần.
  • Do lười vận động: Lối sống lười vận động, ăn uống, sinh hoạt không điều độ khiến chúng ta có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp cao hơn.
  • Do căng thẳng – stress: Căng thẳng kích thích các phản ứng của cơ thể tiết ra một số chất, trong đó có chất adrenalin làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp và làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp.

Trường hợp thứ hai là cao huyết áp thứ phát sau một số bệnh:

  • Tại thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải, thận đa nang, ứ nước bể thận, u thận làm tiết renin, hẹp động mạch thận…
  • Do bệnh nội tiết: Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng Conn, Cường giáp, Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận…
  • Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng cho xuất phát động mạch thận, hở van động mạch chủ…
  • Hay sử dụng thuốc như thuốc ngừa thai, cam thảo, Corticoid, thuốc chống trầm cảm…

☛ Chi tiết trong bài viết: Nguyên nhân cao huyết áp là gì?

Huyết áp tăng cao có biểu hiện gì?

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?
Bởi vì căn bệnh cao huyết áp diễn tiến rất thầm lặng, nên đôi khi triệu chứng của nó khó được phát hiện sớm.

Cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, ban đầu với những triệu chứng không rõ rệt, dễ lu mờ, làm cho người bệnh chủ quan, không để ý đến, cho đến khi các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn thì bệnh đã có sự tiến triển, các triệu chứng khác có thể gặp là:

  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Hoa mắt, mờ mắt
  • Ù tai
  • Hồi hộp
  • Khó thở
  • Nặng ngực, đau ngực, đánh trống ngực
  • Nóng phừng mặt, đỏ mặt

Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp còn tùy vào nguyên nhân tăng huyết áp hoặc biến chứng tăng huyết áp.

Chỉ số huyết áp tăng cao có nguy hiểm không?

Khi huyết áp tăng cao sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm khác như:

  • Ảnh hưởng trên não làm xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não, gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, bất tỉnh, liệt nửa người, liệt hoàn toàn, hoặc thậm chí tử vong.
  • Ảnh hưởng tim: huyết áp tăng cao cũng như sức co bóp tống máu đi mạnh làm thành tim càng ngày càng dày, lâu ngày tim không còn khả năng co bóp nữa. Thành động mạch chủ bị phình dễ gây bóc tách, các mạch máu khác bị tổn thương gây ra mảng  xơ vữa,… diễn tiến lâu ngày dẫn đến các biến chứng biến chứng suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, gây đột tử nguy hiểm tính mạng.
  • Ảnh hưởng dến các mạch máu trên thận gây suy thận.
  • Ảnh dưởng đến các mạch máu trên mắt, làm chảy máu, gây mờ mắt thậm chí dẫn đến mù vĩnh viễn.

Vì vậy, khi có biểu hiện của cao huyết áp, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đo huyết áp để xem chỉ số huyết áp của bạn là bao nhiêu. Áp dụng phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?
Tăng huyết áp có thể gây nên bệnh lý mạch vành với biểu hiện và cơn đau thắt ngực

Kết hợp các triệu chứng trên với việc đo huyết áp thường xuyên bạn sẽ sớm nhận diện được căn bệnh này

Bạn nên làm gì khi có chỉ số huyết áp cao?

Khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp cao hơn bình thường bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi được chẩn đoán kĩ càng về tình trạng bệnh cao huyết áp của bạn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chiến lược điều trị theo phác đồ của Bộ y tế.

Mục tiêu điều trị sẽ làm duy trì huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg, hay thậm chí dưới 130/80 mmHg đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn.

Bên cạnh việc dùng thuốc để cải thiện chỉ số huyết áp cao thì thay đổi lối sống cũng là một phương pháp điều trị được khuyến cáo mà bản thân mỗi người có thể tự điều chỉnh nhằm cải thiện chỉ số huyết áp cao của mình.

Chế độ ăn ngừa cao huyết áp

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?
Một chế độ ăn hợp lý có thể làm giảm huyết áp và kiểm soát cân nặng.

Chế độ ăn hợp lý được tóm tắt như sau:

  • Ăn uống lành mạnh, thực phẩm sạch, giàu trái cây, rau xanh, ít chất béo, ăn cá (nhất là các loại có nhiều omega 3 như cá hồi, cá trích…), ăn thịt ít mỡ, thịt gia cầm không da, thịt nạc, sẽ giúp bạn giảm 8-14mmHg trong chỉ số huyết áp.
  • Ăn nhạt, ít muối: lượng muối nhập dưới 6gr/ ngày. Tương đương với việc bạn chỉ nêm 1 muống cafe muối trong quá trình nấu ăn, ngoài ra bạn không nên ăn kèm nước chấm, không ăn các loại dưa cải muối, hay các thực phẩm có vị mặn khác, các loại thực phẩm làm sẵn, thức ăn nhanh tại các cửa hàng tiện dụng…  Bạn sẽ giảm được 2-8mmHg trong việc tuân thủ chế độ ăn nhạt này.

☛ Chi tiết nhất trong bài: Cao huyết áp nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ tập luyện và giảm cân

Rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân. Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị hằng ngày. Rèn luyện thể dục thể thao tùy theo sức lực và khả năng của bản thân, ví dụ đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần, từ đó theo dõi cân nặng cơ thể.

Thể trạng của bạn được đo theo một chỉ số đó là BMI, cách tính chỉ số BMI rất đơn giản theo công thức :

Cân nặng ( tính theo kg) / chiều cao bình phương ( tính theo mét)

Chỉ số BMI lý tưởng nằm trong khoảng 18.5 – 24.9 kg/m2. Bạn sẽ giảm được  5-20 mmHg cho mỗi 10kg mất đi.

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?

Tránh sử dụng các chất kích thích

Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ của thuốc lá đối với các bệnh tim mạch nói chung hay tăng huyết áp nói riêng, người tăng huyết áp mà hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị các bệnh tim mạch khác cao gấp nhiều lần. Do vậy hãy tập bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút.

Lượng rượu được khuyến cáo tối đa hàng ngày là một đơn vị uống, tương đương 142ml rượu vang đỏ, 341 ml bia, 43ml rượu mạnh. Đây là áp dụng cho người phương Tây, người châu Á có thể lượng thấp hơn. Vì vậy nếu đang uống rượu nhiều hơn mức trên thì bạn nên hạn chế bớt nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng kích thích các phản ứng của cơ thể tiết ra một số chất, trong đó có chất adrenalin làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp và làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp. Bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng hay xúc động quá mạnh bằng việc hãy tham gia tập luyện, thư giãn để tâm tình tốt hơn.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Bên cạnh các loại thuốc tây y mà bác sĩ chuyên khoa kê đơn cho bạn, việc sử dụng thực phẩm giảo cổ lam cũng được chứng minh là có tính hiệu quả, an toàn vượt trội của với người mắc mỡ máu cao, huyết áp cao và tiểu đường.

Trong giảo cổ lam chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Damaran trong nhân sâm, có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Huyết áp cao tối đa bao nhiêu?
Trà Giảo Cổ Lam Tuệ Linh giups ổn định huyết áp

Giảo cổ lam còn chứa Adenosin, một hoạt chất có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, làm giảm rõ rệt các cơn đau tim.

Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng… vì thế sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp cũng như các biến chứng mà huyết áp cao gây ra.

Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: lá trà pha và viên uống thảo dược. Bạn có thể mua được sản phẩm chính hãng ở hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tìm danh sách nhà thuốc gần nhất khi BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY

Lời kết

Tóm lại, huyết áp cao gây nguy hiểm cho người mắc nhưng chúng ta vẫn có cách để hạn chế lại tình trạng này. Hi vọng thông qua bài viết trên bạn có thể biết được chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu cũng như các biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp của mình. Nếu bạn có thắc mắc về sản phẩm giảo cổ lam trong việc hồ trợ điều trị huyết áp cao, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.