Inox 201 và 304 là gì

Mỗi khi nhắc đến chất liệu làm đồ gia dụng, chúng ta thường nghĩ đến inox hay còn gọi là thép không gỉ – một loại chất liệu sáng như bạc và xài cực kì bền bỉ, thường được sử dụng làm xoong, nồi, đũa, muỗng ăn,… nhờ tính chất chống bị ăn mòn tuyệt vời của nó. Trên thị trường hiện nay, có 2 loại inox thông dụng nhất và thường được sử dụng rộng rãi trong ngành luyện kim và chế tạo đồ gia dụng đó là inox 201 và 304. Vậy 2 loại thép inox này khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng bài viết dưới đây của thu mua phế liệu Hòa Bình tìm hiểu nhé!

  • Giới thiệu tổng quát về 2 loại inox thông dụng nhất hiện nay
    • Inox 304 là gì?
    • Inox 201 là gì?
  • Ưu và nhược điểm của inox 201 và inox 304
    • Độ bền và khả năng gia công
    • Khả năng chống ăn mòn
    • Giá cả
  • Sự khác nhau giữa inox 201 và inox 304 là gì?
  • 5 phương pháp phân biệt inox 201 và 304

Giới thiệu tổng quát về 2 loại inox thông dụng nhất hiện nay

Inox 201 và 304 là gì
Giới thiệu tổng quát về inox

Inox 304 là gì?

Inox 304 là loại inox phổ biến rất được ưa chuộng hiện nay bởi nó chứa tới 50% lượng thép không gỉ và được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực. Nhờ chất liệu bền đẹp mà inox 304 thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như nồi, chảo, chén, đũa, thìa hay các vật dụng trang trí làm bằng inox.

Vì là một trong những loại Inox tốt nhất hiện nay nên Inox 304 có giá cả cao hơn hẳn các loại Inox bình thường. Trong thành phần hóa học của Inox 304, hàm lượng Niken tương đối cao và chiếm khoảng 8%. 

Tuy nhiên, dù trong tình hình giá của Niken đang càng ngày càng leo thang kéo theo sự tăng giá của inox 304 và những dòng sản phẩm Inox có chứa hàm lượng Niken thấp trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn cho những bà nội trợ do có giá thành thấp hơn. Tiêu biểu nhất phải kể đến Inox 201. Nhưng Inox 304 vẫn được rất nhiều khách hàng tin dùng, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống và thực phẩm. 

Inox 201 là gì?

Inox 201 là loại thép không gỉ được chế tạo ra nhằm mục đích tiết kiệm Niken trong quá trình sản xuất bằng cách thay thế thành phần hóa học tạo nên nó bởi mangan và nitơ. 

Inox 201 khi được xử lý nhiệt thì không thể tăng độ cứng nhưng lại có thể gia công nguội để tăng độ bền. 

Bên cạnh đó, giống như những loại inox khác, inox 201 có khả năng chống ăn mòn, không bị gỉ và có định hình tốt. 

Inox 201 được coi là loại Inox bán chạy nhất hiện nay với lượng bán ra ước tính cao hơn số lượng người mua và tiêu thụ inox 304. Inox 201 bắt đầu được chú ý tới và được các nhà sản xuất lên kế hoạch chế tạo khi giá của Niken bắt đầu tăng giá một cách chóng mặt. 

Inox 201 có giả cả rẻ hơn và ổn định hơn bằng việc thay thế Niken bằng Mangan và Nitơ. Nhờ đó mà giá Inox 201 được giảm tới mức thấp nhất. Vì vậy mà ở nhiều nơi, khách hàng có xu hướng thay thế Inox 304 bằng loại Inox 201. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: “Nhiệt độ nóng chảy của inox là bao nhiêu?”

Ưu và nhược điểm của inox 201 và inox 304

Inox 201 và 304 là gì
Ưu và nhược điểm của inox 201 và inox 304

Để đánh giá ưu và nhược điểm của inox 201 và 304, chúng ta sẽ dựa theo những đặc điểm sau:

Độ bền và khả năng gia công

Thành phần hóa học của inox 304 là 8.1% Niken và 1% Mangan, inox 201 là 4,5% Niken và 7,1% Mangan. Chình vì phần trăm thành phần của Niken và Mangan có trong thành phần hóa học của 2 loại inox khác nhau nên khối lượng riêng của mỗi loại inox sẽ khác nhau. Cụ thể, inox 304 có khối lượng riêng cao hơn inox 201, tuy nhiên về độ cứng thì ngược lại.

Inox 304 có độ bền cao hơn inox 201 là 10% và chúng đều có khả năng giãn dài giúp quá trình gia công, uốn, tạo hình và dát mỏng trở nên vô cùng là đơn giản. Nếu xét về độ dễ dát mỏng thì inox 304 có độ nhỉnh hơn một chút nên khi gia công sẽ tiết kiệm được năng lượng hơn.

Khả năng chống ăn mòn

Inox 304 có hàm lượng Crom cao hơn inox 201 là 2% nên khả năng chống ăn mòn của inox 304 đương nhiên cũng sẽ cao hơn. Hơn nữa, thành phần Lưu Huỳnh trong inox 304 cao hơn nên khả năng chống rỗ bề mặt của nó cũng tốt hơn so với inox 201.

Inox 201 và 304 là gì
Khả năng chống ăn mòn

Giá cả

Inox 201 được làm từ nguyên liệu thô nhiều hơn khi mà Niken được thay thế bằng Mangan, chính vì thế nên về giá cả thì không còn gì để bàn cãi khi Inox 201 có giá thành rẻ hơn Inox 304 khá nhiều. Vì thế mà Inox 201 ngày càng chiếm được nhiều thị trường hơn. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: “Inox 304 có hút nam châm không chi tiết nhất?”

Sự khác nhau giữa inox 201 và inox 304 là gì?

Inox 201 và 304 là gì
Sự khác nhau giữa inox 201 và 304

Như chúng ta đã biết, thành phần hóa học của 2 loại Inox là inox 201 và inox 304 như sau 

  • Inox 201 có 4.5% Niken và 7.1% Mangan
  • Inox 304 có 8.1% Niken và 1% Mangan

Và trong Inox 201, Mangan được sử dụng như là nguyên tố chính để thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1. Điều này nhằm giúp giảm giá của Inox 201 xuống thấp nhất.

Dựa vào thành phần của hai loại Inox này mà chúng ta có thể thấy inox 201 khác 304 như thế nào thông qua bảng so sánh Inox 201 và 304 được thống kê trong bảng sau.

Thông số kỹ thuật, đặc tính Inox 304 Inox 201
Khối lượng riêng Cao hơn inox 201 Thấp hơn inox 304
Độ dát mỏng Vì có tính dẻo cao nên khả năng dát mỏng của Inox 304 là rất tốt, tiết kiệm được năng lượng, sử dụng trong hầu hết các chi tiết Inox Khó thực hiện hơn Inox 304
Độ cứng Độ cứng thấp hơn Inox 201 nhưng có thể tăng khi nhiệt độ thấp. Hàm lượng Mangan cao làm độ cứng của Inox 201 cao, không tiết kiệm năng lượng.
Độ bền Độ bền cao Độ bền thấp hơn
Khả năng chống ăn mòn Chống ăn mòn rất cao khi tiếp xúc với hóa chất, hay trong các môi trường hóa học. Khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304, ứng dụng trong môi trường kháng vừa và nhẹ.
Từ tính Không hút nam châm Hút nam châm nhẹ

5 phương pháp phân biệt inox 201 và 304

Inox 201 và 304 là gì
Cách phân biệt inox 201 và 304

Có rất nhiều người mua hàng thắc mắc rằng: “cách kiểm tra inox 304 như thế nào?”, “cách nhận biết inox 304 ra sao?”, “cách kiểm tra inox 201 hay 304 là gì?”,… Và dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc 5 phương pháp phân biệt inox 201 và 304

  • Dùng tia lửa mài: kiểm tra bằng cách quan sát tia lửa khi dùng máy cắt nếu inox 304 thì tia lửa sẽ ít hơn so với inox 201
  • Dùng nam châm: như các bạn đã biết nguyên liệu ban đầu của Inox 304 không hút nam châm còn Inox 201 có hút nhẹ do trong thành phần có chứa sắt nhiều hơn. Tuy nhiên, phương pháp thử này không được chính xác hoàn toàn vì sau khi đã hình thành sản phẩm đặc biệt với các sản phẩm có góc cạnh thì không thể nhận biệt được bằng nam châm do từ tính bị phát sinh trong quá trình hình thành.
  • Dùng thuốc thử chuyên dụng: Khi sử dụng thuốc thử Inox 304 có màu xanh còn Inox 201 có màu gạch.
  • Dùng dung dịch Axit: Khi sử dụng dung dịch Axit để thử nên thử ở đầu cây, ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng nhận biết nhanh chóng chính xác, cụ thể sau 5 giây axit tiếp xúc với hai loại Inox thì inox 201 có phản ứng sủi bọt và chuyển thành màu hồng, còn inox 304 hầu như không có phản ứng.
  • Kiểm tra tại trung tâm kiểm nghiệm: Đây là phương pháp chính xác nhất, kiểm tra được từng thành phần hóa học, nhưng thời gian kiểm nghiệm lâu và chi phí tương đối cao.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới loại vật liệu inox nói chung và 2 loại inox 201 và 304 nói riêng cùng với cách kiểm tra và phân biệt 2 loại inox này. Hy vong bài viết đem lại  những thông tin thú vị và cần thiết cho bạn. Để có được thêm các thông tin chi tiết bạn hãy theo dõi thêm các bài viết của phế liệu Hòa Bình – đơn vị chuyên thu mua phế liệu inox, nhôm, sắt, đồng, chì, vải,….giá cao, tận nhà tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc.

Inox 201 có bị gì không?

Inox 201 là loại inox có thành tố Niken thấp, thành tố Mangan và Nitơ cao. Các hợp chất bao gồm: Fe, Cr, Mn, Ni, N, Si, C. Vì Inox 201 có chứa thành phần Niken ít, thành phần Mangan cao hơn nên thường sẽ cứng và dễ bị ăn mòn ở dạng rỗ. Do đó, Inox 201 vẫn sẽ hiện tượng gỉ trong quá trình sử dụng.

Vật liệu SUS 201 là gì?

SUS201 là gì? SUS 201 là loại thép không gỉ được phát triển để tiết kiệm niken bởi chất liệu bổ sung của nó mangan và nitơ. Inox 201 khi được xử lý nhiệt thì không thể tăng độ cứng nhưng lại có thể gia công nguội để tăng độ bền. Bên cạnh đó, inox 201 có khả năng chống ăn mòn, không bị gỉ có định hình tốt.

Inox 201 như thế nào?

Inox 201 có tính bền đặc trưng, khả năng chống ăn mòn cao, mức độ chịu nhiệt tốt. Vật liệu có tính định hình tốt nên thường dễ gia công và được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đồ gia dụng. Nhờ thế mà loại vật liệu này không hề độc và gây hại đến sức khoẻ người dùng.

Inox 201 giá bao nhiêu?

Cây đặc inox 201 Giá inox loại này thường dao động tầm khoảng từ 40.000VNĐ – 55.000VNĐ/kg tuỳ kích thước và nước sản xuất.