Iso là gì máy ảnh

[Học chụp ảnh] Độ nhạy sáng ISO là gì? Ảnh hưởng thế nào đến bức ảnh bạn chụp?

Iso là gì máy ảnh

Một trong ba yếu tố cấu thành bức ảnh được chụp chính là độ nhạy sáng của cảm biến hoặc phim bên trong máy ảnh. Chúng ta biết hình ảnh được ghi lại trên bề mặt phim, cần có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển hóa tất cả thành các giá trị nhất định (về hóa học) để khi đem tráng phim và rửa ảnh sẽ tạo ra độ sáng tối (đen/trắng) và màu sắc (phim màu) của hình ảnh. Tương tự như vậy, cảm biến ảnh của máy ảnh số có khả năng ghi nhận ánh sáng và màu sắc, chỉ khác là sẽ chuyển thành các giá trị số hóa để ghi lại hình ảnh. Đơn vị đo lường độ nhạy sáng đó được gọi là độ nhạy sáng ISO.

1 - Độ nhạy sáng ISO là gì?

Độ nhạy sáng ISO của phim hay của cảm biến ảnh trong các máy ảnh kỹ thuật số phát xuất từ những tiêu chuẩn được thông qua do Cơ Quan Tiêu Chuẩn Hoá Quốc Tế (viết tắt là ISO từ tiếng Anh International Organization for Standardization), hình thành bởi đại diện các tổ chức tiêu chuẩn hoá của một số quốc gia. Mục tiêu của những người này là nhằm tạo ra một phương pháp tiêu chuẩn hoá phổ thông dành cho một số sản phẩm và công nghiệp. Độ nhạy của phim hoặc của cảm biến kỹ thuật số là một trong số những tiêu chuẩn đã được Cơ Quan này phát triển. Để cho một nhà máy sản xuất tính toán chuẩn xác các thiết đặt của máy ảnh đúng với từng chỉ số ISO, thì phải đáp ứng được với các tiêu chuẩn ISO tương đương tín hiệu gây nhiễu và các đo lường về độ sáng. Theo lý thuyết, chỉ số ISO 100 trên một máy ảnh kỹ thuật số phải là cùng độ nhạy ISO 100 như bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào khác (về mặt lý thuyết).

Iso là gì máy ảnh

Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO (trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN). ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao. Các trị số ISO truyền thống là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400... 102.400 cho đến rất cao (hơn 1 triệu trên máy Nikon D5). Mức ISO 100 là mức nhạy sáng gần như thấp nhất mà đa số các máy ảnh kỹ thuật số đều có thể được cài đặt, mặc dầu vẫn có những máy ảnh có thể cài đặt thấp xuống đến mức ISO 80, ISO 64, ISO 50 ở chế độ mở rộng.

2 - ISO ảnh hưởng gì trên bức ảnh?

Khi nói đến ISO, là chúng ta đang nói đến độ nhạy cảm ánh sáng của tấm phim trong máy ảnh dùng phim hoặc cảm biến ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số. Với một độ nhạy ISO nào đó, chúng ta tính toán tiếp theo là cần một lượng sáng nào và trong thời lượng bao lâu để có một bức ảnh thích hợp bằng cách chọn chỉ số khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Như vậy, ISO được thay đổi tăng giảm linh hoạt cho việc chụp một bức ảnh trong điều kiện ánh sáng khác nhau rất dễ dàng. Khi ánh sáng yếu, tăng ISO là lựa chọn thích hợp, nhưng ISO càng cao đi kèm nguy cơ nhiễu hạt càng cao. Do vậy, tăng ISO thì dễ, nhưng ở mức nào để giữ cho ảnh chi tiết mượt mịn thì cần phải tính toán. Kinh nghiệm là cứ cố gắng thấp nhất có thể. Để hiểu rõ hơn:

* Ánh sáng


  • Ánh sáng chính là mối quan tâm hàng đầu trong việc chụp ảnh. Chúng ta bị ràng buộc với ánh sáng mà mình có được (tự nhiên hoặc nhân tạo). Có thể kết hợp ba thông số khẩu độ, tốc độ và độ nhạy ISO theo nhiều cách khác nhau để cho ra một thời chụp đúng. Ví dụ: Ta mở khẩu độ một nấc nhưng tăng tốc độ hay giảm độ nhạy ISO một nấc để bù trừ. Nếu chọn một tốc độ màn trập chậm, ánh sáng sẽ “chạm đến cảm biến” lâu hơn. Hoặc chọn một khẩu độ ống kính lớn hơn, ánh sáng sẽ tràn vào ống kính để đến với cảm biến “nhiều hơn”.
  • Khi thay đổi ISO, trong một bối cảnh ánh sáng, việc thay đổi ISO đó sẽ tác động đến khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Tuỳ theo nguồn sáng bên ngoài mà người ta cân nhắc chọn mức ISO phù hợp. Chẳng hạn ban ngày ngoài trời thì dùng ISO thấp, trong nhà thiếu sáng hay ban đêm thì dùng ISO cao. Khi đó chỉ còn xác định khẩu độ và tốc độ mà thôi, hai thông số này phụ thuộc lẫn nhau. Xem hình dưới:
Iso là gì máy ảnh
  • Nếu dùng một chỉ số ISO thấp, thì phim hoặc cảm biến ít nhạy sáng hơn và người chụp cần phải vận dụng khẩu độ ống kính để lấy thêm ánh sáng cho cảm biến, hoặc điều chỉnh tốc độ chụp để cung cấp thêm ánh sáng trong một khoảng thời gian dài hơn.
Iso là gì máy ảnh

  • Nếu dùng một chỉ số ISO cao, người ta có thể chụp ảnh với ít ánh sáng hơn trong một thời gian ngắn hơn. Khi nâng ISO lên quá cao, ảnh xuất hiện hạt nhiễu (noise), ISO càng cao, khả năng hạt nhiễu càng nhiều.
Iso là gì máy ảnh

Tóm lại cần nhớ:


  • ISO càng cao, độ nhạy sáng càng cao, độ nhiễu hạt càng nhiều.
  • ISO càng thấp, độ nhạy sáng càng thấp, ảnh càng mịn.


3 - Sử dụng ISO trên máy ảnh như thế nào ?
Khi sở hữu một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, người ta gần như có thể thay đổi chỉ số ISO chủ động vào bất cứ lúc nào trước khi chụp. Một số máy ảnh du lịch tự động hoặc điện thoại thì lại hoàn toàn tự động và không cho phép thay đổi chỉ số ISO. Chủ động chọn ISO là vì người ta muốn sử dụng chính cảm hứng sáng tạo của mình để cho ra một bức ảnh vừa ý bằng cách chọn một sự kết hợp thích đáng giữa ISO, tốc độ và khẩu độ. Nhiều hoàn cảnh ánh sáng, không thể hạ thấp ISO, phải chấp nhận mức ISO cao để đủ sáng, phối hợp với tốc độ trập và khẩu độ theo hoàn cảnh, và có khi chấp nhận ISO cao và hạt nhiễu xuất hiện trên ảnh.

Iso là gì máy ảnh

Hiện tượng nhiễu hạt thường trông giống như có các hạt nhỏ xuất hiện ngay trên bức ảnh, nhưng cũng còn có thể được nhìn thấy như những mảng màu không đều.

  • Nó có thể khá rõ nét, thường là do “nhiễu đơn sắc” (luminance noise). Hình thức nhiễu này có vẻ như đưa thêm bố cục vào hình ảnh, có khi dùng được có khi phải vất tấm ảnh.
  • Nhiễu hạt cũng có thể là một “nhiễu màu” (chroma noise) khó chịu, trông như màu sắc vấy bẩn lên toàn bức ảnh. Đây là một dạng nhiễu hết sức khó ưa và rất dễ nhận thấy khi xuất hiện trên ảnh.
Iso là gì máy ảnh

4 - Vài lưu ý :

  • Cố gắng nếu có thể giữ ISO 100 - 400 là mức tốt nhất. Tăng ISO khi muốn chụp tốc độ màn trập rất cao như 1/1600s, 1/3200s hay 1/4000s chẳng hạn để bắt dính một chuyển động nhanh, hoặc muốn ảnh nhiễu hạt theo ý thích.
  • Máy cầm tay chụp trong điều kiện ánh sáng không đủ, khi đã mở hết khẩu độ ống kính, chụp tốc độ màn trập thấp ở mức cầm máy không bị rung (với mình là 1/30s, có khi thấp hơn nhưng không an toàn), thì việc bắt buộc nâng ISO lên từ từ. Từ ISO100 lên 400, hay 800, 1600... sao cho ảnh có lượng sáng đủ như ý muốn. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào máy ảnh, có nhiều máy ảnh có khả năng khử nhiễu ở mức ISO rất cao, có thể lên đến 6400 hay 102.400. Tuy nhiên, ảnh được khử nhiễu để có độ mịn thì giá phải trả là chi tiết ảnh suy giảm. Nên, việc nâng ISO lên từ từ luôn được ưu tiên.
  • Nếu máy ảnh có gắn chân máy, có thể giảm ISO thấp kết hợp với tốc độ màn trập chậm hơn mức an toàn khi cầm tay chụp. Chẳng hạn cá nhân mình cầm tay ở mức 1/30s là an toàn ít rung lắc với ISO3200, nếu có chân máy thì có thể giảm tốc độ trập thấp hơn con số đó, để có thể ISO thấp hơn giảm thiểu sự nhiễu hạt. Ví dụ 1/15s và ISO sẽ là 1600.
  • Nếu máy ảnh có gắn chân máy, chụp ban đêm, cảnh tĩnh thì nên chụp tốc độ màn trập chậm (1s - 30s tuỳ tình huống), hoặc có đối tượng di chuyển và muốn mờ nhoè tạo vệt cũng vậy. Khi đó giảm ISO mức thấp nhất, thương là 100, chọn tốc độ trập 1,2,4 giây - 30 giây hoặc lâu hơn tuỳ, khẩu độ khép nhỏ f/8 - f/16 hoặc nhỏ hơn tuỳ.
  • Trong điều kiện đủ sáng, ban ngày, ngoài trời, chụp sự kiện: Có thể chọn chụp với chế độ ưu tiên khẩu độ (A/Av) hoặc chế độ ưu tiên tốc độ (S/Tv), bạn cũng có thể chọn ISO Auto. Khi đó bạn chỉ điều chỉnh thông số ưu tiên, máy sẽ tự tính toán chọn ISO thấp nhất có thể để đủ lượng sáng cho ảnh. Bạn có thể kết hợp với việc gia giảm bù trừ sáng +/-EV để có ánh sáng vừa ý muốn. Đây là cách hiệu quả khi chụp sự kiện, vì ánh sáng lộn xộn, đa dạng, dễ quên điều chỉnh ISO, cứ để Auto và tập trung ghi khoảnh khắc.
Iso là gì máy ảnh

Iso là gì máy ảnh

Iso là gì máy ảnh