Kế hoạch đấu giá đất Hà Nội 2022

Chiều 11/1, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông dự và chỉ đạo Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam cho biết, trong năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo UBND thành phố trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030.

Hội đồng thẩm định quy hoạch Thành phố họp thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021- 2030 của 18/18 huyện, thị xã; trình UBND Thành phố phê duyệt được 16/18 huyện, thị xã [2 huyện đang hoàn thiện dự kiến trình phê duyệt trong tháng 1/2022].

Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tham mưu cho UBND thành phố, báo cáo HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết thông qua danh mục công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của 30/30 quận, huyện, thị xã.

Trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ông Lê Thanh Nam cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, trình UBND thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được 255 dự án, diện tích là 370,1ha. Về đấu giá quyền sử dụng đất, năm 2021, đã thực hiện được khoảng 10.880/12.800 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch.

Cùng với đó, thu tiền sử dụng đất đạt 11.055 tỷ đồng/20.700 tỷ đồng, đạt 53,4% theo kế hoạch. Thu tiền thuê đất đạt 7.250 tỷ đồng/5.820 tỷ đồng, đạt 124,5% theo kế hoạch thu được UBND thành phố giao.

Tổng hợp nhu cầu giao đất dịch vụ trên địa bàn Thành phố, tính đến nay đã giao được 40.535 hộ/49.945 hộ đủ điều kiện, đạt 81,16% tương ứng với 399,67ha, còn lại 9.410 hộ [18,84%] tương ứng với 142,762 ha chưa được giao đất dịch vụ.

Đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam cho biết, tổng số thửa đất cần đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư là 1.678.912 thửa đất, kê khai, đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận là 1.672.222 thửa/1.678.912 thửa, đạt 99,6%. Cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở cho 254.389căn/368.337căn [tại 787 dự án], đạt 69,1%. Cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tái định 14.243/15.279 căn, đạt 93,22%.

Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp được 617.964/622.861 giấy chứng nhận, đạt 99,21%. Cấp Giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất đai lần đầu cho các tổ chức được 21.969 thửa đất [trong đó, cấp Giấy chứng nhận được 20.605 thửa; cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai lần đầu được 1.364 thửa]…

Về công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký biến động, giao dịch đảm bảo, đăng ký đất đai,.... tại hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 456.408 hồ sơ [tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt năm 2021 khoảng 470.000 hồ sơ], đã giải quyết 407.169 hồ sơ, đang giải quyết 49.239 hồ sơ, trong đó tiếp nhận tại các Chi nhánh là 329.806 hồ sơ, tiếp nhận tại Văn phòng trung tâm là 126.602 hồ sơ. Tổng thu dịch vụ công khoảng 194 tỷ đồng, tổng thu phí lệ phí khoảng 191,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã triển khai 25 đoàn thanh tra, kiểm tra, trình Chủ tịch UBND thành phố ban hành 16 quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền với tổng số tiền hơn 3,782 tỷ đồng; phối hợp với liên ngành thành phố tiến hành rà soát, thanh tra, hậu kiểm 379 dự án và 26 dự án [phát sinh] chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông biểu dương những kết quả của ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đạt được trong năm 2021. Đồng thời nhấn mạnh, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, ngành cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hồ sơ địa chính tổng thể và cơ sở dữ liệu đất đai, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng đất đai; rà soát, phân loại từng trường hợp, hướng dẫn các quận, huyện giải quyết dứt điểm khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phối hợp với các sở, ngành của thành phố giải quyết dứt điểm các dự án chậm triển khai, đưa đất vào sử dụng hiệu quả; đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường...

Thuộc tính văn bản

Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội
Số hiệu: 85/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Ngày ban hành: 30/03/2021
Áp dụng: Đã biết
Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở
Số công báo: Đang cập nhật
Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Người ký: Nguyễn Trọng Đông
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Nội dung văn bản

Văn bản đã có file download, click vào đây để tải file

Danh mục liên quan

Hiệu lực

Lược đồ

Tải văn bản

Tiếng Việt

Chỉ dẫn thay đổi

Nội dung Chỉ dẫn thay đổi đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Nội dung MIX

Nội dung MIX đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản khác

Ban hành: 07/06/2022

Hiệu lực: Đã biết

Ban hành: 07/06/2022

Hiệu lực: Đã biết

Ban hành: 03/06/2022

Hiệu lực: Đã biết

Ban hành: 01/04/2021

Hiệu lực: Đã biết

Ban hành: 31/03/2021

Hiệu lực: Đã biết

Theo đó, tổng số tiền dự kiến trúng đấu giá hơn 23.673 tỷ đồng; tổng chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn trả gần 4.883 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án quy mô diện tích trên 5.000m2 có 214 dự án với tổng diện tích đất đấu giá 140,43ha; dự án quy mô diện tích dưới 5.000m2 có 232 dự án, tổng diện tích đất đấu giá gần 37ha.

Đáng chú ý, huyện Đông Anh 78 dự án, Phú Xuyên 66 dự án, Ba Vì 28 dự án, Gia Lâm 45 dự án, Mê Linh 25 dự án, Ứng Hòa 19 dự án, Thường Tín 20 dự án, Chương Mỹ 19 dự án, Quốc Oai 12 dự án...

Hà Nội dự kiến thu gần 24.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021. [Ảnh minh họa]

Cũng theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2023, diện tích đất đấu giá trên địa bàn TP Hà Nội dự kiến là gần 1.085ha, thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất đạt hơn 104.000 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, năm 2022 sẽ có 507 dự án với tổng diện tích đất hơn 422ha sẽ được đưa ra đấu giá, tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến hơn 38.123 tỷ đồng [gồm 296 dự án quy mô diện tích trên 5.000m2 và 211 dự án quy mô diện tích dưới 5.000m2].

Năm 2023, tổng số dự án dự kiến đấu giá 531 dự án với tổng diện tích đất đấu giá gần 486ha [gồm 371 dự án quy mô trên 5.000m2, 160 dự án diện tích dưới 5.000m2]; dự kiến số tiền trúng giá hơn 42.206 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, việc đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2021 và các năm tiếp theo là nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở của người dân và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nhà ở của Nhân dân.

Đặc biệt, tiếp tục tăng nguồn thu cho ngân sách các cấp, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thành ủy, HĐND và UBND TP.

Mặt khác, việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đất đấu giá cũng góp phần hoàn chỉnh các khu đô thị mới, các khu đất ở tại khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại để thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Do vậy, UBND TP Hà Nội yêu cầu phải tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả việc đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, hoàn trả đúng, đủ, kịp thời vốn đã ứng để thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, quản lý việc đầu tư, xây dựng của người trúng đấu giá.

Căn cứ kế hoạch được giao, UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật [nếu có] các dự án, đảm bảo điều kiện sớm đưa ra đấu giá; tập trung hoàn thành các thủ tục để tổ chức đấu giá các khu đất đủ điều kiện đấu giá.

Mặt khác, tiếp tục rà soát quỹ đất phù hợp quy hoạch để tổ chức đấu giá; khẩn trương xử lý các tồn tại về đất đai theo đúng quy định của pháp luật nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách, đồng thời tăng cường quản lý đất đai.

Đối với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất có diện tích, quy mô lớn, UBND các quận, huyện, thị xã có thể đấu giá từng phần khi chưa hoàn thành toàn bộ giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án xem xét phương án đấu giá từng phần và quay vòng vốn thực hiện các hạng mục còn lại của dự án nhưng phải lập quy hoạch xây dựng chi tiết cho toàn bộ khu đất đấu giá, bảo đảm kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho tổng thể khu vực trước khi phân đoạn tổ chức đấu giá.

Cùng với đó, TP yêu cầu thực hiện đơn giản hóa và rút gọn các thủ tục về chuẩn bị đầu tư dự án, thẩm định và phê duyệt đầu tư dự án về giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, phê duyệt giá khởi điểm theo quy định của pháp luật và UBND TP.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND TP về việc đề xuất đề xuất vị trí đất; đề xuất chủ trương đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự án đấu giá quyền sử dụng đất; tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, không đấu giá thành công, hoặc đấu giá chậm dẫn đến để đất hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư, chậm hoàn trả vốn đầu tư đã ứng trước để thực hiện dự án.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, tổ chức được giao thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; hàng quý, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo TP.

Cùng với đó, UBND TP cũng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện với tinh thần cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, kịp thời đề xuất TP xem xét, chỉ đạo các nội dung vượt thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt giá khởi điểm tạo thuận lợi cho các đơn vị tổ chức đấu giá.

Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội căn cứ danh mục và nhu cầu ứng vốn thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 và giai đoạn 2022 - 2023 được UBND TP phê duyệt, kiểm tra, rà soát, xây dựng kế hoạch ứng vốn cho các dự án, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ để UBND TP  phê duyệt.

Mặt khác, chủ động, phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý khi ứng vốn tại quỹ, chỉ được phép ứng vốn khi các quận, huyện, thị xã có cam kết về nguồn vốn và thời gian hoàn trả; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND TP về việc đề xuất kế hoạch ứng vốn, thực hiện giải ngân và thu hồi đủ vốn ứng để bảo toàn vốn quỹ; kịp thời báo cáo đề xuất UBND TP chỉ đạo dừng việc ứng vốn cho các dự án tại các khu vực mà khả năng đấu giá kém nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro trong việc ứng vốn cho các dự án.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2020, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như dịch bệnh Covid-19, quy định về thủ tục hoàn thiện hồ sơ dự án đấu giá còn phức tạp và kéo dài, việc bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng khu đất đấu giá còn khó khăn, việc khảo sát chọn lựa địa điểm đấu giá chưa phù hợp với nhu cầu của người dân... nên kết quả đấu giá của Hà Nội không đạt kế hoạch đề ra, chỉ đạt khoảng 52% kế hoạch năm với tổng diện tích đất đấu giá gần 72ha, thu khoảng 12.000 tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề