Kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì

QA và QC – Đảm bảo chất lượng và Kiểm soát chất lượng, là xác định và kiểm soát chất lượng của sản phẩm sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, mỗi công việc có nhiều khía cạnh khác nhau, bài viết này sẽ đi vào chi tiết.

QA [Quality Assurance] – Đảm bảo chất lượng, là bất kỳ quá trình có hệ thống nào nhằm xác định xem một sản phẩm hay dịch vụ có đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng không.

Đảm bảo chất lượng thiết lập và duy trì các yêu cầu đặt ra giúp tiêu chuẩn hóa cả quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáng tin cậy.

QC [Quality Control] – Kiểm soát chất lượng, là nhánh con của QA, và là quá trình tìm cách đảm bảo rằng chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ được duy trì và cải thiện.

Kiểm soát chất lượng tạo ra các biện pháp an toàn được thực hiện để đảm bảo các sản phẩm bị thiếu hụt hoặc hư hỏng không đến tay khách hàng.

Bản chất của cả 2 hệ thống QA và QC là nâng cao lòng tin của khách hàng và uy tín của công ty. Đồng thời, nó cũng là vũ khí lợi hại để các doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ của mình.

Có một số tiêu chuẩn để đánh giá trong hệ thống QA và QC bao gồm: 5S, kanban, kaizen, zero defects và six sigma.

QA và QC là gì?

Nhiệm vụ chủ yếu của đảm bảo và kiểm soát chất lượng là gì?

Hiện nay, khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn trong việc phân biệt 2 công việc QA và QC. Về bản chất, mục đích của 2 công việc này gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ của mỗi công việc thì lại có phần khác nhau.

Nhiệm vụ chủ yếu của QA và QC bao gồm:

QA – Đảm bảo chất lượng:

  • Đưa ra quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể đối với từng dự án.
  • Đặt ra các tiêu chuẩn để hướng dẫn quá trình phát triển sản phẩm đi đúng hướng theo hệ thống QA.
  • Kiểm soát các bộ phận tiến hành sản xuất để đảm bảo sản phẩm đúng với tiêu chuẩn ban đầu.
  • Điều chỉnh quy trình sao cho phù hợp để tối ưu cho quá trình phát triển sản phẩm.

QC – Kiểm soát chất lượng:

  • Phòng QC làm việc theo quy trình mà phòng QA đưa ra cho quá trình phát triển sản phẩm.
  • Phân tích và kiểm soát liên tục quá trình phát triển sản phẩm.
  • Lên kế hoạch thử nghiệm sản phẩm [manual test hoặc automated test].
  • Phòng QC báo cáo các kết quả thử nghiệm cho phòng QA. Điều này để đảm bảo sản phẩm đã hoàn thiện trước khi giao cho khách hàng.

Có thể nói công việc của một QA bao hàm cả công việc của một QC.

Kỹ năng cần thiết của QA và QC là gì?

Một số kỹ năng cần thiết của một QA:

  • Khả năng lập kế hoạch, tư duy logic và có hệ thống.
  • Khả năng phân tích số liệu tốt.
  • Có kiến thức tốt về sản phẩm mà doanh nghiệp đang phát triển.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt và khai thác thông tin hiệu quả.
  • Nắm rõ các tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm, thường sẽ lấy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.

Một số kỹ năng cần thiết của một QC:

  • Tương tự QA, QC cũng yêu cầu có đầy đủ kiến thức về sản phẩm mà doanh nghiệp đang phát triển.
  • Kỹ năng kiểm soát tốt từng công đoạn trong quá trình sản xuất để phát hiện các thành phần lỗi.
  • Kỹ năng báo cáo, tư duy logic và giỏi giao tiếp.
  • Tương tự QA, QC cũng sẽ phải nắm rõ các tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đạt 100% chất lượng đến khách.
    QA và QC là gì? Một số lĩnh vực ứng dụng hệ thống QA và QC.

Trên đây là một số thông tin cung cấp những khái niệm cơ bản về QA và QC – Đảm bảo chất lượng và Kiểm soát chất lượng. Và chúng tôi là DIGMAN, với hy vọng mang đến những kiến thức hữu ích đến với độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay sự góp ý nào, bạn đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ cho chúng tôi để bài viết thêm hoàn hảo hơn.

Trong thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thì việc tìm kiếm các phương pháp để giảm chi phí và loại bỏ lãng phí trong sản xuất là điều tất yếu, bắt buộc, nó ảnh hưởng đến sự sống còn của tổ chức. ngoài ra, chi phí kinh doanh ngày càng tăng, trong đó dóng góp của chi phí nhân công, chi phí vật liệu- giá theo đã tăng gần gấp đôi kề từ thời điểm này năm trước. Do đó, nhu cầu cấp bách là sản xuất sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, cũng như phát hiện ra càng sớm càng tốt những sản phẩm không phù hợp. Đồng thời, chúng ta phải có hành động phản ứng kịp thời để giảm thiểu tối đa hậu quả của vấn đề.

Nhiều tổ chức có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề, rồi họ cải tiến và đạt được rất nhiều thành quả. Tuy nhiên càng nhiều cải tiến, càng nhiều giải quyết vấn đề. Thì cũng sinh ra một số lượng lớn các hành động phải tiến hành, các hành động này đều cho ra các kết quả tốt. Tuy nhiên duy trì các hành động này trong một thời gian dài rất khó khăn và mệt mõi. Đặc biệt ở các tổ chức còn dựa vào kinh nghiệm nhân viên là chính. Do đó khi có sự thay đổi về nhân sự, nhân viên nghỉ việc thì các hành động này cũng rơi vào quên lãng. Và vấn đề họ gặp trước đó đã lũ lượt kéo nhau trở lại. Doanh nghiệp rơi vào một vòng luẩn quẩn. Dành cả tuổi thanh xuân để đi giải quyết vấn đề vì nó cứ lặp đi lặp lại.

Trong bối cảnh đó, Control Plan- kế hoạch kiểm soát, là một công cụ giải quyết khá tốt những vấn đề được mô tả phía trên. Nó giúp tổ chức giám sát được quá trình và duy trì được các hành động khắc phục và cải tiến trong quá trình sản xuất. Control Plan được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, đặc biệt là ngành thiết bị ô tô, nó là một trong các yêu cầu trong PPAP dành cho những nhà cung cấp linh kiện cho nghành này.

Control Plan hay kế hoạch kiểm soát là một tài liệu trong đó mô tả các hành động nhằm đảm bảo quá trình đạt được đầu ra như dự kiến. Các hành động này thường là: Giám sát thông số của quá trình, đo lường sản phẩm, kiểm tra sản phẩm… tại mỗi công đoạn. Nói một cách ngắn gọn, Control plan là một tài liệu được hoạch định từ trước, nó cung cấp đầy đủ thông tin và các yêu cầu cho việc kiểm soát quá trình, sản phẩm. Từ đó có cơ sở để phát hiện ra những điểm không phù hợp trong quá trình, và đưa ra những kế hoạch phản ứng nhanh khi phát hiện những điểm không phù hợp. Do đó Control Plan giúp cho công ty duy trì được các hành động kiểm soát chất lượng ngay cả khi có sự thay đổi về nhân sự trong tổ chức. Control plan là một tài liệu mở, có nghĩa là nó phải được cập nhật định kì.

Tại sao cần phải có control plan?

Control plan giúp cho giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn các lãng phí trong quá trình. Control plan giúp nhân dạng những nguồn dao động trong quá trình, từ đó thiết lập các cơ chế kiểm soát để giám sát chúng. Control plan tập trung vào những đặc tính sản phẩm quan trọng nhất đối với khách hàng và doanh nghiệp, từ đó có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đảm bảo các yêu cầu luôn được thực thi, nói cách khác, sản phẩm tạo ra với chất lượng cao nhất và chi phí thấp nhất. Từ đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, cải thiện. Thu về lợi nhuận cao hơn.

Phát triển một kế hoạch kiểm soát[ control plan] như thế nào?

Control plan phải được tạo bởi một nhóm đa chức năng, gồm đại diện từ nhiều phòng ban. Nó không đơn thuần là một biểu mẫu, rồi chúng ta tụ tập để điền cho xong. Nó thực sự là một kế hoạch kiểm soát, một cách ứng dụng tư duy dựa trên rủi ro. Và mục đích cuối cùng là quá trình tạo ra kết quả như dự kiến. nhóm đa chức năng nên tham khảo những tài liệu sau đây để tiến hành kế hoạch kiểm soát, đặc biệt quan trọng là FMEA:

  • Sơ đồ quá trình[Process Flow Diagram]
  • Design Failure Mode and Effects Analysis [DFMEA]
  • Process Failure Mode and Effects Analysis [PFMEA]
  • Danh sách các đặc tính đặt biệt[Special Characteristics Matrix]
  • Kinh nghiệm từ các sản phẩm tương tự
  • Xem xét thiết kế[ design review]
  • Tri thức của tổ chức về quá trình
  • Các vấn đề liên quan đến việc bảo hành, đổi trả trước đây.

Các đầu vào được liệt kê phía trên thay đổi liên tục, do đó Control Plan cũng nên được cập nhật định kì.

Có bao nhiêu loại control plan

Mục đích của control plan là kiểm soát một cách hợp lý, do đó nó phải dựa theo chu trình phát triển sản phẩm mới. Và cơ bản có 3 loại như sau:

Chủ Đề