Kể lại câu chuyện cho em bài học sâu sắc trong cuộc sống

Bạn đang làm bài Kể lại câu chuyện cho em bài học sâu sắc trong cuộc sống, bài viết này là dành cho bạn. Mình sẽ cho bạn một số bài văn mẫu hay nhất, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được gợi ý về câu chuyện cho em bài học sâu sắc trong cuộc sống

Lan là một học sinh trung học cơ sở và bạn ấy rất muốn học tốt. Tuy nhiên, Lan thường xuyên gặp khó khăn trong việc học tập vì bạn ấy không có một kế hoạch học tập cụ thể và không thực hiện đều đặn các bài tập về nhà.
Một ngày, Lan gặp được một người bạn cũ của mình tên là Hoa. Hoa là học sinh giỏi và đã đạt điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường. Khi Lan hỏi Hoa về lý do tại sao Hoa luôn đạt điểm cao trong học tập, Hoa cho Lan biết rằng Hoa luôn có một kế hoạch học tập cụ thể và thực hiện đều đặn các bài tập về nhà.
Sau khi nghe lời khuyên của Hoa, Lan quyết định thay đổi cách học tập của mình. Lan bắt đầu tạo ra một kế hoạch học tập cụ thể và thực hiện đều đặn các bài tập về nhà. Kết quả, sau một thời gian, Lan đã có những kết quả học tập tốt hơn.

Kể lại câu chuyện cho em bài học sâu sắc trong cuộc sống

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.

Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.

Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”. Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và điều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

Bài làm 1

Suốt năm năm nay, người dân ở quanh Trường tiểu học Ya Chim 1 [xã Ya Chim, thị xã Kon Tum] rất cảm động trước tình bạn của hai cậu học sinh. Thấy bạn mình có đôi chân què quặt, cậu bé A Byưh đã tình nguyện cõng bạn đến trường hàng ngày. Dù mưa gió hay mùa khô nắng gắt, người ta vản thấy A Trâm tươi cười trên lưng A Byưh đến trường. Nhà A Byưh nghèo khó, bố mẹ lam lũ rẫy nương, nhà của A Trâm cũng chẳng khá gì hơn. Không một ai bắt A Byưh phải làm thế, nhưng vì thương bạn, cậu bé đã làm điều đó một cách tự nguyện và vui vẻ.

“Em muốn mình là đôi chân của bạn”, A Byưh tâm sự.

“Yàng không phạt người tốt đâu!”.        

     A Byưh và A Trâm ở cùng làng Klâu Ngoh Zố. Vì thế, từ nhỏ hai cậu đã kết thân với nhau. Nhà A Byưh nghèo, anh em lại đông nên cậu bé phải vất vả từ nhỏ. Còn hoàn cảnh A Trâm cũng chẳng khá hơn. Khi vừa sinh ra, chẳng hiểu vì sao đôi chân của em cứ teo tóp rồi không thể đi được, chỉ lết quanh quẩn trong nhà. Thấy con bị tật nguyền, ba của em trốn biệt, chỉ còn lại hai mẹ con trong căn nhà sàn trống trơ. Hằng ngày, sau giờ xua bò lên rẫy, A Byưh lại đến chơi với A Trâm. Trò chơi của nhũng đứa trẻ vùng quê giữa Tây Nguyên bạt ngàn chỉ là mấy cái lá cây vàng rụng, vài cục đất sét lượm được quanh vùng. Vậy mà tình bạn giữa hai đứa cứ ngày càng thắm thiết.

      Đến tuổi đi học, A Byưh vui mừng khi mẹ cho chiếc cặp mới để chuẩn bị đến trường, cậu mang đến nhà A Trâm để hai đứa cùng vui. Nhưng A Trâm không thể nào vui được, cậu lết ra sau căn nhà sàn rồi ngồi bệt giữa đất mà khóc. A Byưh lên tiếng: “Mầy không vui khi tao được đi học hả A Trám? Tại sao mày lại khóc?”. A Trâm sụt sùi trả lời: “Không phải tao không vui vì mầy được đi học, mà tao buồn vì tao không có đôi chân như mày để đi học. Tao buồn lắm A Byưh!”. Thương bạn, A Byưh suy nghĩ nhiều lắm. Rồi bỗng dưng mấy hôm sau A Byưh đến nhà A Trâm với nét mặt hớn hở: “Tao có đôi chân, hai đứa mình dùng chung. Cả hai cùng đi học nhé!”. Nghe bạn nói, cái bụng A Trâm mừng như được quà.

      Chị Y Thanh, mẹ A Trâm, nhớ lại: “Thương con lắm nhưng nó tật nguyền, trường lớp lại xa, mình thì suốt ngày lên rẫy. Nhà chỉ có hai mẹ con, ai đưa nó đến trường! Mình nghĩ cái số nó bị Yàng phạt nên có học cũng chẳng làm được gì. Thôi thì mặc cho Yàng vậy”. Nhưng rồi một hôm thây A Byưh đứng chần chừ trước cửa như muốn nói điều gì đó, chị Y Thanh lên tiếng: “A Byưh, mày có chuyện gì muốn nói à?”. Sau một hồi ngập ngừng, A Byưh lên tiếng: “Dì cho thằng A Trâm đi học với con nhé? Con sẽ cõng nó tới trường!”.

      Tuy ưng cái bụng nhưng chị Y Thanh vẫn lo lắng: “A Byưh à, cái số thằng A Trâm bị Yàng phạt rồi, mày giúp nó không sợ Yàng hả?”. Chẳng một phút đắn đo, A Byưh trả lời: “Không đâu, Yàng không phạt người tốt đâu! Con sẽ cõng A Trâm tới trường”.

       Thấy A Byưh nhất quyết xin cho A Trâm tới trường, cuối cùng chị Y Thanh cũng đồng ý. Ngày khai trường, A Trâm rạng rỡ nụ cười trên lưng A Byưh, chị Y Thanh thấy vui vô cùng! Tuy khuyết tật nhưng A Trâm cũng lớn ngang ngửa với A Byưh. Để đến được trường, nhiều khi đôi bạn nhỏ phải ngồi bệt giữa đường nghỉ lấy hơi.

       Thấy dáng A Byưh cõng bạn đi liêu xiêu trên con đường đất đỏ của làng, ai cũng thầm thán phục và lo lắng cho lòng tốt của A Byưh có ngày bị Yàng phạt. Nhưng A Byưh và A Trâm thì không, hai đứa vẫn cười đùa hồn nhiên trong suốt hành trình năm năm đi tìm con chữ.

       Anh Tuấn, một người sửa xe đạp ở làng và cũng là nhân chứng của đôi bạn này trên con đường đầy bụi đỏ kể: “A Trâm ngày càng lớn nên nhiều lúc A Byưh cõng cũng thấm mệt. Những lúc như vậy A Trâm cởi quần dài, ngồi lết từng đoạn chờ bạn nghỉ mệt.

       Ở quê, trẻ con có được ăn sáng trước khi đến trường đâu, khi tan học cũng đã thấm cơn đói. Vậy mà chưa bao giờ tôi thấy A Byưh bỏ bạn cả, mệt lắm thì nó lấy cái mo cau kéo bạn về. Có những hôm mưa lớn, thấy hai đứa lem luốc bùn đất, thương quá tôi lấy xe chở về. Tôi vẫn thường chỉ vào tụi nó mà dạy con tôi, nhưng nói thật để làm được như A Byưh thì hiếm lắm!”.

       Năm nay, cả A Byưh và A Trâm đã bước vào lớp 6, trường lại xa nhà hơn 6 km. Hôm tôi đến chỉ còn gần một tuần nữa là vào năm học mới, A Trâm nói với giọng buồn buồn: “Trường xa quá, chắc con phải nghỉ học thôi. Đi xa vậy mà bắt bạn cõng thì tội lắm”. Nói rồi cậu bé thút thít khóc. Đúng lúc đó A Byưh từ rẫy chạy về: “A Trâm à, mày có nhà không? Đi chăn bò tao thấy có mấy trái này chín ngon quá, tao mang về cho mày này”. Rồi cả hai cùng chia nhau mớ trái cây trên rừng ăn ngon lành. A Trâm quên cả buồn.

      Sau khi ăn xong trái cây, A Byưh nói với bạn: “Mày đừng buồn nữa A Trâm à, dù trường có xa tao cũng cõng mày đi học, vì mày là bạn tốt của tao mà”. Nói rồi A Byưh lôi chiếc xe đạp hư của chị Y Thanh vứt ở góc nhà ra ngắm nghía. A Byưh nói sẽ xin chị Y Thanh tiền để sửa lại chiếc xe đạp, sẽ tập đi xe đạp cho kịp ngày khai trường.

       Nhìn chiếc xe gỉ sét tôi chợt chạnh lòng. Nhưng khi nhìn thẳng vào đôi mắt đen nhánh và to tròn của A Byưh, tôi biết cậu bé sẽ làm được. Vì cậu đã hứa: mãi là đôi chân của bạn.

Bài làm 2

Tôi và Thành chơi với nhau từ nhỏ. Nhà chúng tôi ở cùng một xóm. Chúng tôi cùng lớn lên ở vùng quê nghèo, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nên dễ đồng cảm với nhau.

Bố Thành mất từ khi Thành còn rất nhỏ. Thương con sớm mồ côi cha nên bác Thoa – mẹ Thành rất chiều cậu. Mỗi bận đi chợ về thế nào bác cũng bớt mấy đồng mua cho cậu cái bánh xèo, cây mía hay những thứ hoa quả mà cậu thích. Dù khó khăn nhưng hễ Thành xin tiền nộp học là mẹ cho liền, không có cũng đi vay cho bằng được. Đáp lại, Thành cùng chăm học và đỡ đần công việc nhà giúp mẹ. Thành không thông minh nhưng cần cù, cẩn thận, nên cuối năm học nào Thành cũng có giấy khen mang về. Bác Thoa mừng lắm. Bà con lối xóm cũng mừng lây. Có người còn bảo:

– Đấy, “con mất cha như nhà mất nóc”, nhưng thằng Thành còn giúp mẹ nó làm được cái nóc vững hơn lúc cha nó còn ấy chứ !

Nghe vậy má Thành đỏ ửng, còn mẹ thì cười rạng rỡ nhưng mắt vẫn ngấn nước.

Thế rồi một lần, Thành và tôi trên đường đi học về, gặp một người bán lô-tô. Bà ta tên thật là gì không rõ, nhưng cả phố gọi là bà Mập. Vì người bà ta to béo, đúng là “mập” thật! Nhưng gọi thế mà bà ta cũng chẳng tự ái.

Bà gọi chúng tôi đến, dỗ ngon dỗ ngọt mua cho bà mấy cái vé số. Tôi can Thành đừng có dính vào đấy. Cậu ta từ lâu vẫn ngấm ngầm chơi đề, giờ nghe bà Mập nói liền tỏ ra say mê lắm:

– Sao? Bác nói nó về hai à? Ôi, tiếc quá!

Tôi can bạn không được, liền nghĩ: từ nay, mình sẽ không chơi với nó nữa!

Thế là chúng tôi xa nhau dần.

Bỗng một ngày kia, khi tôi đi học về, thấy trong nhà Thành rất đông người. Có cả mấy chú công an. Hỏi ra mới biết Thành bị bắt vì tội trộm cắp. Hắn cùng mấy đứa thất học trong phố lừa ăn trộm xe gắn máy, bán đi để lấy tiền chơi đề.

Ôi, khốn nạn! Thật là khốn nạn! Sao Thành lại đến nông nỗi ấy cơ chứ? Tôi xấu hố vì đã từng chơi thân với một đứa như thế!

Nhưng không! Tự nhiên tôi thấy ân hận. Đáng lè tồi không nên xa lánh bạn dễ dàng như thế! Nhưng tôi biết làm thế nào? Tôi sợ chính mình cũng dính vào cái trò chơi đỏ đen, cái mà ngày nào bố mẹ tôi cùng dạy dỗ, răn đe trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Nhưng Thành ạ! Tất cả hãy còn chưa muộn! Tôi vẫn nhớ bạn là một đứa trẻ ngày nào chăm học, chăm làm, “lấy cần cù bù khả năng”, và biết thương yêu mẹ.

Giờ này, chắc mẹ Thành đang đau lòng lắm!

Bài làm 3

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng có những ấn tượng đặc biệt về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong cuộc sống, những sự kiện ấy không chỉ để lại những kỉ niệm khó quên mà nó còn gắn liền với những cảm xúc, tâm trạng. Bởi vậy mà mỗi khi ta nhớ về những sự việc đã xảy ra đó thì chúng ta cũng là một lần ta sống lại trong những kí ức xưa. Sự kiện quan trọng hay đáng nhớ của mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh, ấn tượng cũng như cảm nhận của mỗi cá nhân. Đối với em, những kỉ niệm đáng nhớ không có gì to lớn mà đó chỉ là những mẩu chuyện mà em cảm thấy thú vị đã xảy ra trong cuộc sống của mình.

Sự việc đã xảy ra khiến cho em nhớ mãi, đó chính là lần đầu tiên em có ý thức học bài thực sự, cảm hứng ấy đến vô cùng tự nhiên, và nó cũng mang lại cho em kết quả tốt khiến cho em nhớ mãi không quên. Cảm hứng học của em có lẽ đến khá ngẫu nhiên và bất ngờ, nó xảy ra vào thời điểm mà em cũng không thể lường trước được. Sự bất ngờ trong hoàn cảnh khiến cho em có nguồn cảm hứng thực sự, và khi ta có đam mê, có thể dùng đam mê ấy để tự làm một điều gì đó thì thật tuyệt vời.

Em còn nhớ rất rõ, đó là vào năm học cấp hai của em, mặc dù rất ghét môn ngữ văn nhưng trên đường đi học, nhìn ngắm cảnh đất trời sau cơn mưa thì bỗng dưng em lại nhớ về những hình ảnh thấp thoáng đâu đó trong bài thơ mình đã từng học, những từ ngữ trong đầu em lúc ấy đã kết hợp lại với nhau nhanh và chính xác đến mức em cũng không thể ngờ được. Bài thơ em mới đọc một lần trên lớp, về nhà không đọc lại và cũng không hề có bất cứ một ấn tượng nào bỗng nhiên được em đọc thuộc lòng, cảm giác của em lúc ấy ngỡ ngàng có, vui sướng hân hoan cũng có, mang lại cho em cảm giác em vừa thực hiện được một cái gì đó lớn lao lắm.

Em rất thích học toán và những môn khoa học tự nhiên, nhưng em lại học kém môn ngữ văn bởi em không tìm được niềm đam mê ở môn học này. Môn ngữ văn trong ấn tượng của em lúc bấy giờ là một môn học nhiều lí thuyết, thiếu tính ứng dụng và không thể thực tế với đời sống như môn học tự nhiên. Do đó em không thích học ngữ văn, những tiết học bài trên lớp em có cảm giác như thời gian bị kéo dài ra gấp đôi, cô giáo dù giảng rất nhiệt tình, hăng say nhưng em vẫn không thể cảm nhận được cái hay của bài.

Việc học tập môn ngữ văn của em trên lớp chỉ mang hình thức đối phó, miễn là qua môn. Trước những bài kiểm tra miệng, em thường học thuộc như một cái máy, đọc xong nhưng không có ấn tượng gì, và dù đọc thuộc lúc kiểm tra nhưng chỉ vài ngày sau những từ ngữ trong câu thơ cũng rơi rụng dần. Những bài thơ mà em thuộc thực sự rất ít ỏi. Nhưng cho đến một ngày, mọi ấn tượng về môn ngữ văn của em đều thay đổi, đó đều là do sự tác động bởi khung cảnh mà em bắt gặp khi đến trường.

Đó là một buổi chiều ngày thứ sáu, sở dĩ em nhớ được ngày bởi hôm ấy có hai tiết văn của cô giáo chủ nhiệm. Em vốn không thích học văn nên buổi hôm nào có tiết văn đều làm cho em chán nản, áp lực. Hơn nữa, buổi trưa hôm ấy trời mưa như trút nước, bầu trời giăng mây đen bao phủ cả bầu trời, những cơn gió rít lên từng hồi làm những hàng cây nghiêng ngả. Em đang thầm vui mừng vì nếu mưa to như vậy thì buổi chiều em có lí do để nghỉ học, và điều quan trọng nhất là em sẽ không phải học hai tiết văn. Tuy nhiên, chỉ tầm một giờ sau thì cơn mưa tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại, em nén nỗi thất vọng trong một tiếng thở dài đầy chán nản.

Trên đường đi học, em lo lắng bởi hôm nay em chưa học bài về nhà, nếu như bị kiểm tra chắc chắn em sẽ bị phê bình. Nhưng quang cảnh sau mưa thật đẹp, trời quang gió hiu hiu thổi, mặt đường có nước mưa rội qua trơn bóng lấp lánh dưới ánh sáng của bầu trờ, dòng nước trên những con rạch thì lặng lẽ chảy, khung cảnh yên bình xung quanh khiến cho em quên đi nỗi lo bài cũ. Trong đầu em lúc ấy chợt hiện lên những câu thơ rời rạc, đất trời, núi rừng, và sau đó em tự nhiên có thể đọc thuộc được một đoạn thơ mà em chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được;

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Kết bài: Kể lại một sự việc xảy ra khiến cho em nhớ mãi

Thật sự là rất ngẫu nhiên và tình cờ, trước khung cảnh tươi đẹp của vạn vật sau mưa đã khiến cho em nhớ lại và đọc thuộc được những câu thơ mà em từng cho rằng chúng rất hóc búa. Và kết quả là buổi kiểm tra hôm ấy em có thể đọc trọn vẹn khổ thơ này, cô giáo đã tuyên dương em trước cả lớp và cho em điểm chín khiến cho em rất vui mừng. Em chợt nhận ra môn văn cũng rất thú vị, không hề nhàm chán như em từng nghĩ.

 

 

Chủ Đề