Khắc phục những lỗi lặt vặt trong văn bản năm 2024

Chia sẻ về chủ đề này, Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm CareerLink sẽ chỉ ra 7 cách để hạn chế mắc lỗi trong công việc, hãy cùng tham khảo nhé.

Cập nhật thông tin việc làm nhanh nhất tại //www.careerlink.vn/

Tránh làm việc đa nhiệm

Ai cũng muốn trở thành hình mẫu nhân viên toàn năng, tháo vát có thể tham gia nhiều mảng công việc, thế nhưng để hoàn thành tốt đẹp tất cả các nhiệm vụ không phải là một chuyện đơn giản. Khi ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc bạn sẽ rất dễ gặp sai sót trong quản lý và kết quả đáng tiếc có thể là không có bất kì một công việc nào được xử lí đúng như kế hoạch. Vì vậy, thay vào đó bạn cần tập trung làm tốt chuyên môn, lĩnh vực mà bản thân tự tin nhất để hạn chế sai sót, đảm bảo tiến trình công việc chung của tập thể.

Thận trọng với các số liệu

Những con số là yếu tố kế tiếp các bạn cần chú trọng vì nó mang ý nghĩa vô cùng lớn trong mỗi đơn vị tài liệu, kế hoạch. Để tập thói quen xử lí số liệu thông minh, chính xác bạn chỉ nên bắt tay vào làm những việc này trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo. Môi trường xung quanh lành mạnh, yên tĩnh sẽ giúp bạn tập trung cao, hạn chế những nhầm lẫn đáng tiếc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cả một quá trình thu thập, sắp xếp trước đó. Không những vậy, bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa của những bảng tính, tài liệu số mà mình đang chịu trách nhiệm để phục vụ việc bàn giao, nghiệm thu thuận tiện và dễ dàng hơn.

Tạo danh sách các việc cần làm

Checklist hay danh sách những tác vụ cần phải hoàn thành là một trong những “người bạn” đồng hành trong suốt quá trình làm việc của bất kì nhân viên nào. Việc lập kế hoạch, thời gian cụ thể cho từng công việc sẽ giúp bạn có được sự tập trung cần thiết vào những nhiệm vụ cần làm, từ đó sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn tất danh sách đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn tránh trường hợp bỏ quên mất những công việc cần thiết, sự thiếu sót này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cả doanh nghiệp và sự uy tín của bản thân bạn.

Làm rõ những nhiệm vụ mơ hồ

Trong quá trình được giao nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có những lúc bạn gặp những thắc mắc và phân vân không biết nên xử lý công việc này như thế nào cho đúng. Điều bạn cần làm lúc này không phải là ngay lập tức hỏi người đã giao công việc này cho mình mà tự bản thân nên chia nhỏ những thành phần trong vấn đề yêu cầu, đặt ra những câu hỏi cụ thể nhằm làm rõ mục đích cũng như phương hướng giải quyết. Nên tránh thói quen bắt tay vào làm ngay mặc dù chưa hoàn toàn hiểu rõ. Nếu không rèn luyện, nhiều khả năng bạn sẽ còn mắc sai lầm vì đi nhầm hướng do hiểu sai công việc.

Xem xét nhiều lần

Hãy xem xét cẩn thận và nhiều lần các công việc của bạn, chẳng hạn như kiểm tra lại email trước khi gửi hoặc tài liệu quan trọng cần sếp ký duyệt. Đối với các công việc bạn đã mất rất nhiều thời gian để hoàn thành, hãy tự hào về những gì bạn làm được và nghỉ ngơi, sau đó hãy quay lại kiểm tra. “Khoảng lặng” này sẽ giúp tinh thần bạn tỉnh táo và minh mẫn hơn, dễ dàng phát hiện ra các sai lầm trước khi ai khác có thể nhìn thấy.

Nhờ người khác đánh giá

Ngay cả khi bạn đã thực hiện đánh giá cẩn thận, rất có thể vẫn sẽ có những sai lầm. Vì vậy, hãy nhờ một người khác xem qua, đặc biệt là người có nhiều kinh nghiệm. Đôi khi bạn bỏ qua các chi tiết nhỏ vì vội vàng hoặc không tập trung 100% vào nhiệm vụ, thế nên có thêm một “đôi mắt” khác để kiểm tra lỗi hoặc một điểm quan trọng mà bạn đã bỏ qua, luôn hữu ích.

Rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác

Cho dù bạn biết hay nghĩ mình hiểu biết bao nhiêu thì điều quan trọng là vẫn nên học hỏi từ sai lầm của người khác. Những đồng nghiệp đã mắc phải những sai lầm nào gây xôn xao trong văn phòng? Hãy lưu ý về nó và cố gắng không mắc lỗi tương tự. Một số bài học lớn nhất là những bài học chúng ta học được từ những người khác. Vì vậy, hãy chú ý đến những sai lầm trong quá khứ, những gì họ đã làm đúng, những gì họ không đạt được và làm thế nào họ tránh trượt theo “vết xe đổ”.

Là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2019, Phạm Vũ Dũng cho rằng thí sinh dễ mắc sai lầm là lao vào học khi ngày thi đến gần, hoặc không chịu chú ý chăm sóc bản thân.

“Đừng lo rằng mình học không đủ, vì năm nào đề thi cũng sẽ ra những dạng bài mới để phân loại học sinh, vậy nên có học đến nhường nào cũng không đủ được. Thay vì nghĩ và lo lắng như vậy thì hãy tự tin đi thi với tất cả những gì mình có, chỉ cần học chắc phần cơ bản thì bạn đã có 5 điểm rồi. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, trước khi thi, hãy nhẩm bài hát yêu thích, làm như vậy sẽ giúp giải tỏa được phần nào”, Dũng chia sẻ.

Đối với Dũng, cách thức làm bài thi cho từng môn cũng quan trọng. Với môn toán và vật lý, Dũng cho biết những câu đầu là những câu dễ, cố gắng làm những câu này càng nhanh càng tốt nhưng phải chính xác. Các câu sau thì đọc lướt để tìm những câu dễ làm trước. Những câu cuối đề thường rất khó, nên lời khuyên của Dũng là chỉ làm những câu này khi còn dư nhiều thời gian.

Còn môn tiếng Anh thì Dũng cho rằng phải phân tích kỹ từng đáp án, nếu không sẽ chọn sai, nhất là phần phát âm. Đối với phần đọc hiểu, hãy đọc câu hỏi trước rồi tìm trên bài đọc, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn là đọc hết cả bài rồi mới làm.

Nguyễn Thị Khánh Huyền, thủ khoa khối A Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2017, cho biết bí quyết của Huyền là làm câu nào chắc câu đó, dù là câu dễ hay khó, đề phòng trường hợp làm bài thi bị “lố” giờ hoặc vừa đủ giờ và không có thời gian để quay lại kiểm tra.

“Thường thì câu dễ bạn rất chủ quan và làm mà không suy nghĩ nhiều. Nhưng dù câu khó hay câu dễ thì điểm số vẫn như nhau, nên làm câu nào cần chắc câu đó để không phải quay lại dò đáp án”, Huyền chia sẻ.

Thường thì câu dễ bạn rất chủ quan và làm mà không suy nghĩ nhiều. Nhưng dù câu khó hay câu dễ thì điểm số vẫn như nhau, nên làm câu nào cần chắc câu đó để không phải quay lại dò đáp án

Nguyễn Thị Khánh Huyền [thủ khoa khối A Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2017]

Riêng với Huyền thì vì học chắc nên Huyền không bỏ sót câu nào và làm theo thứ tự từ trên xuống dưới, như thế cũng phòng trường hợp để sót câu. Nhưng theo Huyền thì nếu bạn gặp những câu quá khó và giải hoài không ra thì nên đánh dấu lại và chuyển qua làm câu khác để tránh mất thời gian.

Không nên dành thời gian làm 1 câu quá lâu

Nguyễn Ngọc Băng Tâm, thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM năm 2019, cho biết đối với môn toán và môn lý thì trước hết phải cố gắng làm đúng những câu dễ, câu lý thuyết đầu tiên trong đề, dĩ nhiên nếu cố gắng làm nhanh được thì càng tốt, nhưng đừng vì cố làm nhanh mà sai câu dễ thì sẽ rất tiếc. Và cũng không nên dành thời gian làm 1 câu quá lâu, nếu thấy không ổn thì có thể bỏ qua và quay lại sau. Theo Tâm, điều quan trọng nhất là phải làm cẩn thận và đúng từng câu dễ, rồi sau đó mới “tấn công” qua các câu nâng cao.

Đối với môn tiếng Anh, vì không có áp lực thời gian nhiều nên bí quyết làm bài thi duy nhất của Tâm là phải đọc thật kỹ đề bài và tránh những nhầm lẫn không đáng có. “Một bí quyết chung cho các bài thi trắc nghiệm là hãy đánh dấu kết quả vào tờ đề trước, sau đó mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm để tiết kiệm thời gian”, Tâm chia sẻ.

Còn Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2019, cho biết môn toán đòi hỏi liên kết nhiều mảng kiến thức lại với nhau và có trí tưởng tượng tốt. Hai chuyện này chỉ đạt được khi đi thi với tâm thế thoải mái, mà muốn vậy thì từ giờ thí sinh phải học thật chắc.

“Khi bước vào phòng thi, phải cố gắng giữ bình tĩnh. Dành ra gần 10% thời gian làm bài để đọc đề, vì chuyện đọc đề không chỉ là để kiểm tra xem đề có bị lỗi hay không mà còn để nắm được những phần mình sẽ phải làm là gì, lát hồi làm tới đó mình sẽ thấy trơn tru hơn”, Nghĩa bật mí.

Cũng theo Nghĩa, tinh thần của việc làm đề toán kiểu hiện nay là “máy tính bỏ túi là bộ não thứ hai”, nghĩa là thí sinh cố gắng nghĩ theo hướng có thể tận dụng được tối đa chiếc máy tính của mình để còn thời gian suy nghĩ những câu khác…

“Trước ngày thi tiếng Anh bạn nên cố gắng mỗi ngày đọc 1 tờ báo nước ngoài, rồi xem các bài hướng dẫn trên YouTube tầm 30 phút để mình nhập vai vào không gian của tiếng Anh. Trước khi vào phòng thi môn tiếng Anh, trong giao tiếp, bạn nên sử dụng tiếng Anh thay vì nói tiếng Việt để có cảm giác. Vào phòng thi nên bình tĩnh để tránh bị mắc bẫy của đề và vẫn nên dành 10% thời gian đọc đề trước”, thủ khoa Nghĩa chia sẻ.

Chủ Đề