Khái niệm công nghệ sau thu hoạch

Ngành công nghệ sau thu hoạch là gì? Ra trường làm gì? Các trường đại học ngành công nghệ sau thu hoạch?…Các bạn hãy xem tại nội dung bài viết này.

Bạn đang xem: Công nghệ sau thu hoạch là gì


Cao Đẳng Nấu Ăn Hà Nội Xét Tuyển Năm 2021

Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Xét Học Bạ Các Ngành

Học Ngành Nào Dễ Xin Việc Lương Cao ? Trường Cao Đẳng Nào Tốt


Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chính là điều mà đất nước ta đang hướng đến, chính vì vậy hiện nay ngành công nghệ sau thu hoạch là một ngành được nhiều bạn đăng ký theo học, bởi đây là ngành được đánh giá sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất tốt trong tương lai.

Để biết những thông tin chi tiết hơn về ngành học này như: Ngành công nghệ sau thu hoạch là gì? Ra trường làm gì? Các trường đại học ngành công nghệ sau thu hoạch?…Các bạn hãy xem tại nội dung bài viết này.

Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch Là gì

Có mã ngành7540104 đây là ngành chuyên nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và tổ chức thực hiện áp dụng những công nghệ tiên tiến vào khâu chế biến bảo quản hàng nông sản và thực phẩm sau khi thu hoạch, đồng thời nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân gây hao hụt sau thu hoạch từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiệt hại trong khâu bảo quản nông sản ngoài ra còn ngành này còn làm công tác nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm mới có nguồn gốc từ hàng nông sản đạt đủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Khái niệm công nghệ sau thu hoạch

Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch Học Những Kiến Thức Gì

-Sinh viên sẽ được học những kiến thức chuyên môn về thu hoạch, sơ chế, kỹ thuật chế biến, kỹ thuật bảo quản, đảm bảo vệ sinh an toàn, dinh dưỡng…

-Được trang bị những kiến thức chuyên sâu về xử lý phụ phẩm, phế phẩm, vi sinh, hóa sinh, hóa học thực phẩm …giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ sau thu hoạch.

Xem thêm: Phân Biệt Giá Tham Chiếu Là Gì ? Giá Tham Chiếu Là Gì

-Được học những kiến thức chuyên môn để có thể tự nghiên cứu, sáng tạo ra những phương pháp bảo quản và chế biến ra các sản phẩm hàng nông sản chất lượng.

Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch Ra Trường Làm Gì

-Nhân viên phòng quản lý chất lượng trong các công ty doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm…

-Cán bộ phòng quản lý chất lượng tại các cơ quan nhà nước như: Sở công thương, sở nông nghiệp, sở khoa học công nghệ…

-Nhân viên điều hành tại các kho bảo quản hàng nông sản xuất khẩu tại các hải cảng, bến tàu, nhà kho khu công nghiệp.

-Làm cán bộ nghiên cứu vi sinh, độc tố, hàm lượng tàn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản…tại các viện hay trung tâm nghiên cứu của nhà nước hay các công ty tư nhân.

-Làm giáo viên giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch hoặc giáo viên bộ môn tại các trường cao đẳng nấu ăn.

Mức Lương Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch

Mức thu nhập của sinh viên ngành công nghệ sau thu hoạch khi mới tốt nghiệp sẽ khoảng 6 -8 triệu và sau khoảng 1 năm làm việc mức thu nhập sẽ từ 10 – 12 triệu tùy vào năng lực mà sau này khi đảm nhiệm các chức vụ như: trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất, quản đốc xưởng sản xuất, giám đốc điều hành thi mức lương sẽ từ 30 – 50 triệu.

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới. Hoa quả và nông sản của nước ta được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, cùng với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong những năm trở lại đây, theo thông kê của trường Học Viện Nông Nghiệp thì ngành Công nghệ sau thu hoạch được thí sinh quan tâm và đăng ký học tăng theo từng năm.

Khái niệm về ngành Công nghệ sau thu hoạch

Công nghệ sau thu hoạch là một ngành khoa học, sử dụng các công nghệ hiện đại về hoá sinh, vi sinh, vật lý… để tác động nên nông sản sau thu hoạch, mục đích để bảo quản gia tăng thời gian sử dụng, giảm thiểu sự hao hụt dinh dưỡng trong sản phẩm. Từ đó nâng cao giá trị của nông sản Việt, góp phần quan trọng vào việc xuất khẩu nông sản của nước ta.

Công nghệ sau thu hoạch có tên tiếng anh là Postharvest Technology, Mã ngành: 7540104

Khái niệm công nghệ sau thu hoạch
Sinh viên trong một buổi thực hành về Công nghệ sau thu hoạch

Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về: Sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, đảm bảo chất lượng về sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị kiến thức về phân tích, đánh giá các mức độ ảnh hưởng dẫn đến hao hụt sau thu hoạch từ đó làm giảm tổn thất của nông sản sau thu hoạch. Nghiên cứu và chế tạo ra các sản phẩm mới từ nông sản như: sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa, đồ uống đóng chai…

Năm thứ nhất sinh viên học các môn đại cương. Bắt đầu từ năm thứ 2 cho đến hết năm thứ 4 Sinh viên học ác môn học chuyên ngành như: Phân tích thực phẩm, Công nghệ chế biến nông sản, Bảo quản nông sản, thực phẩm, Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm, Công nghệ chế biến cây công nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Xây dựng và quản lý dự án, Phương pháp tiếp cận khoa học…

Mức lương và cơ hội việc làm ngành Công nghệ sau thu hoạch rất đa dạng

Mức lương thử việc dao động từ 5 triệu đến 7 triệu đồng/ tháng. Sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm làm việc mức lương dao động từ 1000$ đến 3000$/ tháng.

Cơ hội việc làm:

+ Chuyên viên kinh doanh nông sản: chịu trách nhiệm tìm nguồn đầu vào nông sản cho công ty, thu mua nông sản tại các địa phuuwong để đưa vào chuỗi các tại các chợ đầu mối và siêu thị.

+ Kỹ thuật viên trong công việc kiểm định chất lượng nông sản, thực hiện công tác giảng dạy chuyên môn tại các trường TC, CĐ, ĐH chuyên ngành,

+ Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản.

Điểm chuẩn, Khối thi và Các trường đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch

+ Điểm chuẩn: dao động từ 14 đến 22 điểm tuỳ vào mỗi trường.

+ Khối thi: Ngành Công nghệ sau thu hoạch xét tuyển các khối sau:

  1. B00: A00; A01; D01 A02 C08 D08 D90
  2. A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  3. A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  4. A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  5. B00:Toán, Hóa học, Sinh học
  6. C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  7. D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  8. D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  9. D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các trường đào tạo: Hiện nay tính đến kỳ tuyển sinh năm 2021, cả nước hiện có 8 trường đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch đó là:

Khái niệm công nghệ sau thu hoạch
Sinh viên phòng thí nghệm Công nghệ sau thu hoạch của trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Học phí ngành Công nghệ sau thu hoạch

Là một ngành truyền thống và đa phần được đào tạo trong các trường đại học, học viện công lập nên mức học phí khá thấp. Ví dụ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 13.900.000 đồng / 1năm. Đại Học Nông Lâm- Đại Học Huế 335.000 đồng/ 1 tín chỉ. Đại Học Cần Thơ 11.700.000 đồng / 1 năm.

Chú ý: Mức học phí trên có thể thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào qu chế tuyển sinh của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Xem thêm:

+ Ngành Công Nghệ Chế Biến Thuỷ Sản

+ Ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Ngành Công nghệ sau thu hoạch

Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH (Postharvest procesing)

Trình độ đào tạo: Đại học

Mã ngành: 52540104

Thời gian đào tạo: 4 năm.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về công nghệ sau thu hoạch; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong bảo quản chế biến nông sản.

Mục tiêu cụ thể

Người học có kiến thức cơ bản về thành phần, tính chất vật lý, sinh học, hoá học của các loại nông sản; thành phần dinh dưỡng của các loại nông sản, thực phẩm; các quá trình công nghệ bảo quản và chế biến nông sản; kỹ thuật và thiết bị bảo quản và chế biến nông sản; an toàn thực phẩm có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào sản xuất trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo

Chương trình đào tạo có khối lượng tối thiểu 120 TC, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.

Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

Nhóm kiến thức

Số TC

a)

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

48

b)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu. Trong đó tối thiểu:

72

- Kiến thức cơ sở ngành

18

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

35

- Kiến thức bổ trợ

6

- Thực tập nghề nghiệp

3

- Khoá luận tốt nghiệp

10

Cộng

120

DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp

5

Giáo dục quốc phòng

12

Xác suất - Thống kê

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương

7

Hoá học

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Hoá sinh đại cương

5

Kỹ thuật thực phẩm

2

Hóa học thực phẩm

6

An toàn thực phẩm

3

Dinh dưỡng học

7

Nhiệt kỹ thuật

4

Vật lý học thực phẩm

Kiến thức ngành

1

Phân tích thực phẩm

5

Công nghệ chế biến nông sản

2

Đánh giá cảm quan thực phẩm

6

Công nghệ chế biến thực phẩm

3

Bảo quản nông sản, thực phẩm

7

Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm

4

Bao gói thực phẩm

Mô tả nội dung các học phần bắt buộc (phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

* Hoá sinh đại cương

Môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

* Hoá học thực phẩm

Nước và vai trò của nước đối với cấu trúc, chất lượng thực phẩm; thành phần hoá học cơ bản có trong thực phẩm, các hợp chất phenol thực vật, hợp chất tạo màu, tạo vị và tạo cấu trúc cho sản phẩm thực phẩm; tính chất công nghệ của một số hợp phần thực phẩm quan trọng, các phưong pháp biến hình lý, hoá và enzym học để cải biến cấu hình của các hợp phần nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thực phẩm.

* Dinh dưỡng học

Tập trung vào những khái niệm cơ bản về dinh dưỡng người; phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tính toán nhu cầu năng lượng cho cơ thể; các phương pháp công nghệ để đảm bảo dinh dưỡng học thực phẩm; các dạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp; nhu cầu dinh dưỡng của các lứa tuổi và loại hình lao động; nguồn cung cấp dinh dưỡng; thành phần dinh dưỡng trong các loại lương thực thực phẩm và vai trò của chúng trong dinh dưỡng; các chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm và biện pháp loại trừ.

* Vật lý học thực phẩm

Trình bày những nội dung cơ bản về tính chất vật lý của thực phẩm; các thông số vật lý và các phép đo, vai trò và ứng dụng của chúng trong xử lý, chế biến, bảo quản, phân tích thực phẩm.

* Kỹ thuật thực phẩm

Môn học tập trung vào kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm; biến đổi của nguyên vật liệu; phương pháp và những diễn biến hoá, lý, sinh trong các quá trình công nghệ cơ bản của sản xuất thực phẩm; cấu tạo nguyên lý làm việc và cách sử dụng, vận hành các thiết bị bảo quản, chế biến thực phẩm; các thiết bị cơ giới hoá, vận chuyển và phụ trợ trong công nghệ thực phẩm.

* An toàn thực phẩm

Tập trung vào các nhóm độc tố tự nhiên trong thực phẩm; độc tố sinh ra trong quá trình sản xuất, bảo quản chế biến thực phẩm; phương pháp nhận biết, phòng tránh và loại trừ; các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

* Nhiệt kỹ thuật

Tập trung vào các khái niệm cơ bản về truyền, dẫn nhiệt; quá trình trao đổi nhiệt giữa các vật, và trong cùng một vật; quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất; năng lượng và các quy luật biến đổi năng lượng và ứng dụng kỹ thuật nhiệt trong các quá trình bảo quản và chế biến nông sản.

* Phân tích thực phẩm

Tập trung vào các phương pháp lấy mẫu phân tích; phân tích định tính, định lượng thành phần phục vụ cho quá trình bảo quản, chế biến, sản xuất thực phẩm.

* Đánh giá cảm quan thực phẩm

Ttập trung vào chất lượng cảm quan của một nông sản và sản phẩm thực phẩm; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm; phương pháp đánh giá cảm quan của một sản phẩm thực phẩm.

* Bảo quản nông sản thực phẩm

Tập trung vào những quá trình biến đổi cơ bản của nông sản thực phẩm sau thu hoạch, trong bảo quản, sau chế biến; công nghệ bảo quản truyền thống và hiện đại nhằm duy trì chất lượng nông sản thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Bao gói thực phẩm

Tập trung vào tầm quan trọng của bao bì thực phẩm, chức năng của bao bì, các loại bao bì thực phẩm, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm; đặc tính cơ bản của các loại bao bì; tiêu chuẩn chất lượng bao bì thực phẩm, các phương pháp bao gói, các dạng thực phẩm; thiết bị và các quy trình cơ bản bao gói thực phẩm và bảo quản sau bao gói.

* Công nghệ chế biến nông sản

Tập trung vào đặc điểm, cấu tạo, thành phần hoá học của một số loại nông sản; quy trình công nghệ chế biến nông sản; chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng của các sản phẩm chế biến.

Công nghệ chế biến thực phẩm

Tập trung vào đặc điểm, cấu tạo, thành phần hoá học của nguyên liệu chế biến; quy trình công nghệ chế biến thực phẩm; chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng của các sản phẩm chế biến.

* Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm

Môn học tập trung vào các loại phụ phẩm và phế phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật; các phương pháp xử lý phế phẩm, tái sử dụng các phụ phẩm; hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Khái niệm công nghệ sau thu hoạch