Khâu thẩm mỹ vết thương ở đâu

 TẠO HÌNH VÙNG ĐẦU – MẶT – CỔ  
 1. Vùng xương sọ- da đầu  
 1Cắt lọc – khâu vết thương da đầu mang tóc3 – 9
 2Cắt lọc – khâu vết thương vùng trán3 – 9
3Phẫu thuật cắt bỏ u da lành tính vùng da đầu dưới 2cm 3 – 9
 2. Vùng mi mắt  
 4Xử lý vết thương phần mềm nông vùng mi mắt2 – 5
 5Khâu da mi 3 – 9
 6Phẫu thuật tái tạo vết thương góc mắt 3–16
 7Phẫu thuật điều trị hở mi8–16
 8Ghép da mi hay vạt da điều trị lật mi dưới do sẹo (ghép da dày)8–16
9Khâu cơ kéo mi dưới để điều trị lật mi dưới8–16
 10Phẫu thuật mở rộng khóe mi8–16
 11Phẫu thuật thu hẹp khóe mi8–16
 12Phẫu thuật điều trị trễ mi dưới8–16
 13Phẫu thuật tạo hình khuyết một phần mi mắt8–16
 14Phẫu thuật cắt bỏ khối u da lành tính mi mắt (kích thước dưới 2cm)3 – 9
 15Phẫu thuật ghép da tự thân vùng mi mắt8–18
 3. Vùng mũi  
 16Khâu và cắt lọc vết thương vùng mũi 3 – 9
 17Phẫu thuật ghép bộ phận mũi đứt rời không sử dụng vi phẫu8–16
 18Phẫu thuật tạo hình mũi bằng ghép phức hợp vành tai8–16
 19Phẫu thuật tạo hình mũi sư tử8–16
 20Phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi8–16
 21Phẫu thuật hạ thấp sống mũi16–32
 22Phẫu thuật tạo hình nâng xương chính mũi8–12
 23Phẫu thuật chỉnh sụn cánh mũi8–12
 24Phẫu thuật tạo lỗ mũi8–16
25Phẫu thuật giải phóng sẹo chít hẹp lỗ mũi6–12
 26Phẫu thuật lấy sụn vách ngăn làm vật liệu ghép tự thân8–12
 4. Vùng môi  
 27Khâu vết thương vùng môi5 – 9
 28Phẫu thuật tái tạo khuyết nhỏ do vết thương môi (kích thước dưới 3cm)5 – 9
 29Phẫu thuật tạo hình nhân trung8–16
 30Phẫu thuật khâu vết rách đơn giản vành tai 3 – 9
 31Khâu cắt lọc vết thương vành tai 3 – 9
 32Phẫu thuật ghép mảnh nhỏ vành tai đứt rời 3 – 9
 33Phẫu thuật tạo hình thu nhỏ vành tai8–16
 34Phẫu thuật tạo hình cắt bỏ vành tai thừa5–15
 35Phẫu thuật tạo hình dị dạng gờ luân5–12
 36Phẫu thuật tạo hình dị dạng gờ bình5–12
 37Phẫu thuật tạo hình sẹo lồi quá phát vành tai (kích thước dưới 3cm)5–12
 38Phẫu thuật cắt bỏ u sụn vành tai (kích thước dưới 3cm)5–12
 6. Vùng hàm mặt cổ  
 39Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương đơn giản 3–9
 40Phẫu thuật cắt u da mặt lành tính (kích thước dưới 3cm) 3–10
 41Phẫu thuật sửa sẹo vùng cổ, mặt bằng vạt da từ tại chỗ (kích thước dưới 3cm)8–28
 42Cắt u phần mềm vùng cổ (kích thước dưới 3cm)6–18
 43Cắt nơvi sắc tố vùng hàm mặt (kích thước dưới 3cm)6–18
 44Ghép mỡ tự thân coleman (không lấy mỡ thân, chi)10–28
  THẨM MỸ 
45Phẫu thuật thu gọn môi dày8–16
46Phẫu thuật độn môi8–16
47Phẫu thuật điều trị cười hở lợi8–12
48Phẫu thuật sa trễ mi trên người già8–16
49Phẫu thuật thừa da mi trên8– 16
50Phẫu thuật cắt da mi dưới cung mày8–12
51Phẫu thuật cắt da trán trên cung mày8–12
52Phẫu thuật tạo hình mắt hai mí8–16
53Phẫu thuật khâu tạo hình mắt hai mí8–16
54Phẫu thuật thừa da mi dưới8–16
55Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ thẩm mỹ vùng mắt10–20
56Phẫu thuật treo cung mày trực tiếp8–16
57Phẫu thuật treo cung mày bằng chỉ8–16
58Phẫu thuật nâng, độn các vật liệu sinh học điều trị má hóp10–28
59Phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu đôn nhân tạo kết hợp sụn tự thân(sụn vành tai)18–42
60Phẫu thuật nâng mũi bằng vật liệu đôn nhân tạo10–18
 61Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tự thân (sụn vành tai)36–58
62Phẫu thuật thu gọn cánh mũi8–10
63 Phẫu thuật chỉnh hình mũi gồ (kỹ thuật mài xương)18–38
64 Phẫu thuật chỉnh hình mũi lệch (kỹ thuật mài xương) 18–42
65 Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ nâng mũi 36–68
66 Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau chích chất làm đầy vùng mũi 36–68
67 Phẫu thuật nâng gò má thẩm mỹ 18–36
68 Phẫu thuật căng da mặt bán phần 18–36
69 Phẫu thuật căng da trán 18–36
70 Phẫu thuật căng da thái dương giữa mặt18–36
71 Phẫu thuật căng da trán thái dương24–38
72 Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ căng da mặt36–68
73 Thủ thuật treo chỉ căng da mặt các loại 18–36
74 Hút mỡ vùng cằm 10–16
75 Hút mỡ vùng dưới hàm10–20
76 Phẫu thuật cấy mỡ nâng mũi (không lấy mỡ thân, chi)16–36
77 Phẫu thuật cấy mỡ làm đầy vùng mặt (không lấy mỡ thân, chi)16–38
78 Phẫu thuật độn cằm16–32
79 Phẫu thuật chỉnh hình cằm bằng cấy mỡ (không lấy mỡ thân, chi) 16–38
80 Phẫu thuật chỉnh hình cằm bằng tiêm chất làm đầy 8–24
81 Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ chỉnh hình cằm 18–38
82 Laser điều trị u da 1 – 8
83 Laser điều trị nám da 1 – 8
84 Laser điều trị đồi mồi 1 – 8
85 Laser điều trị nếp nhăn 1–16
86 Tiêm Botulium điều trị nếp nhăn6–16
87 Tiêm chất làm đầy xóa nếp nhăn6–16
88 Tiêm chất làm đầy nâng mũi6–16
89Tiêm chất làm đầy độn mô6–26

*** Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, Khách hàng vui lòng liên hệ để đặt lịch tư vấn trực tiếp với Bác sĩ. 

Chi phí phẫu thuật sẽ có sự chênh lệch tùy vào tình trạng và yêu cầu của Khách hàng.

Mọi vết thương sau lành đều phải đặt yếu tố thẩm mỹ lên hàng đầu song song với việc chất lượng khâu. Yếu tố thẩm mỹ sẽ không chỉ bao hàm đường kim mũi chỉ bên ngoài còn để lại sẹo hay không mà còn là sự chính xác khi thực hiện việc khâu vết thương, để giúp cho vết thương phục hồi tốt nhất.

Khâu vết thương khi nào ?

Khâu thẩm mỹ vết thương ở đâu
Khâu vết thương áp dụng với những vết thương có diện tích lớn- sâu

Khâu vết thương có nhiệm vụ là đóng miệng vết thương với nhau sát lại, giúp đẩy nhanh hơn quá trình liền da, ngăn ngừa sự nhiễm trùng đối với những vết thương hở rộng và lớn. Hiện nay với trình độ y học phát triển, ngoài việc phải đánh giá và xử lý vết thương sớm nhất để đảm bảo được tính mạng cho bệnh nhân, bác sĩ còn chú trọng rất nhiều tới tính thẩm mỹ sau khi vết đã thương lành.

Trước đây một số quan điểm đã cho rằng vết khâu muốn đẹp thì vết thương cần phải được làm sạch và khâu sớm trước 6h khi vết thương xuất hiện. Nếu vết thương quá phức tạp và đến muộn thì cần được cắt lọc, khâu thưa hoặc để thoáng. Tuy vậy chính việc làm này đã khiến cho nhiều vết thương không được xử lý kịp thời, đúng và thường từ đó dẫn tới sẹo xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến diện bạo,sự tự tin của người bệnh sau khi đã hồi phục mà sẽ còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ quan giác quan xung quanh.

Đặc biệt với các vết thương hay vùng vết mổ ở hàm mặt vì được tưới máu nuôi dưỡng tốt nên các vết thương nếu được xử lý đúng thì sẽ liền thương rất nhanh, kể cả với những vết thương nhiễm trùng / đến muộn. Bởi vì vậy vết thương cần được đặc biệt chú ý tới yếu tố thẩm mỹ trong khi điều trị.

Phương pháp khâu vết thương 

Khâu thẩm mỹ vết thương ở đâu
Khâu vết thương đối với những vùng da như mặt nên áp dụng khâu thẩm mỹ

Điểm quan trọng nhất của việc khâu vết thương thẩm mỹ chính là đánh giá đúng tính chất của vết thương/ vết mổ, để điều chỉnh hướng vết sẹo để giảm thiểu sức căng của bề mặt da, giúp vết thương phục hồi tốt nhất và lựa chọn loại chỉ khâu cũng như đường khâu phù hợp với vết thương.

Chỉ tự tiêu sẽ được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như: vết rách niêm mạc vùng miệng, hay vết thương ở trẻ em khó hợp tác để cắt chỉ, vết khâu vùng kín… Vẫn nên ưu tiên lựa chọn chỉ không tiêu, bởi đường khâu nội bì sẽ không để có sẹo ở đường chân chỉ sau khi vết thương lành.

Những vết thương / vết mổ vùng chi nếu được xử lý thẩm mỹ đúng kĩ thuật, cũng sẽ góp phần rất lớn vào việc hạn chết xuất hiện cảm giác đau, chức năng phục hồi tốt hơn. Các bác sĩ sẽ là người thực hiện việc khâu vết thương, đóng vết mổ sao cho đẹp nhất dựa trên việc đánh giá xem xét vết thương, việc lựa chọn chỉ khâu, cũng như có kiến thức đầy đủ về việc giải phẫu và cơ chế liền vết thương.

Chăm sóc vết thương khâu

Khâu thẩm mỹ vết thương ở đâu
Khâu vết thương nếu không chăm sóc kĩ sẽ để lại sẹo xấu gây ra mất thẩm mỹ

Chăm sóc vết thương sau mổ đóng vai trò rất quan trọng đới với chất lượng của một vết khâu thẩm mỹ. Thông thường vết thương sau khi được xử lý, bác sĩ sẽ có những chỉ định nhất định đối với việc chăm sóc bệnh nhân. Để đề phòng những biến chứng xấu do sẹo gây ra thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hàng ngày thực hiện việc vệ sinh, thay băng cho vết thương, uống thuốc đúng với sự chỉ định của bác sĩ để điều trị, không nên để vết thương đã khâu bị ướt trong vòng 24 giờ đầu sau khi tiến hành phẫu thuật.
  • Bổ sung đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều protein như: trứng, thịt, sữa, các loại hạt họ đậu và ngũ cốc… bởi vì protein tổng hợp thành các dưỡng chất cần thiết để sản sinh ra mô, cơ giúp lành vết thương nhanh hơn.
  • Ngoài ra bệnh nhân còn cần bổ sung thêm nhiều các thực phẩm khác như vitamin C, vitamin B12 và những chất khoáng như selen, kẽm có trong nhiều các trái cây như: cam, các loại hạt đậu, các loại rau có màu xanh sẫm… Các vi khoáng này sẽ có tác dụng thúc đẩy nhanh sự tổng hợp của các protein thành các nguyên liệu cần thiết để làm lành vết thương.
  • Nếu vết khâu sạch, cầm máu tốt thì sau khoảng 3 đến 6h đã có sự kết dính sinh học giữa hai mép của tổn thương,lúc đó có thể bắt đầu sử dùng kem trị sẹo để giữ ẩm, giúp kháng viêm, thúc đẩy sự tăng sinh cơ mô làm lành da nhanh hơn. Giúp giảm đến 80% khi việc bôi kem trị sẹo sớm.
  • Quá trình liền vết thương có thể diễn ra trong khoảng 9 đến 12 tháng. Trong quá trình vết thương tiến hành hồi phục người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tác động bên ngoài như: gãi, cọ sát, ấn, day vào sẹo có thể gây nên những chấn thương thứ phát và kích thích tạo nên tăng sinh những mô xơ khiến cho nếp sẹo dày lên và trở nên sẫm màu. Ánh nắng mặt trời có thể gây nên những tổn thương sắc tố cho sẹo và những vùng da lân cận.
  • Tiến hành thăm khám định kỳ để các ác sĩ có thể xem xét, đánh giá những dấu hiệu xuất hiện bất thường trong quá trình liền sẹo, đảm bảo cho vết thương, vết mổ đạt tính  thẩm mỹ cao nhất.