Khí áp trung bình trên mặt biển là bao nhiêu

[Last Updated On: 27/12/2021 by Lytuong.net]

Khí áp ở một nơi là sức nén của một cột không khí ở nơi ấy, mà tiết diện là 1 cm2 và cao bằng cả khí quyển.

Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân hay là “bar”. Một “bar” chia ra làm 1000 milibar, áp suất thường của khí quyển bằng 760mm thủy ngân tương đương với 1.013,25 milibar.

Khí áp dưới 1013 milibar là khí áp thấp và trên 1013 milibar là khí áp cao.

Khí áp lên xuống theo nhiệt độ. Do đó nhiệt độ tăng thì khí áp giảm và ngược lại.

Khí áp còn thay đổi theo độ cao. Càng lên cao khí áp càng giảm; không khí có nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.

Phân bố địa lý của khí áp

Trên bản đồ địa lý [mặt đất] người ta vẽ các đường nối liền các điểm có áp suất bằng nhau gọi là đường đẳng áp. Trước khi vẽ các đường đẳng áp, người ta đã rút khí áp ở mỗi điểm về mặt biển theo công thức khí áp, để loại trừ những ảnh hưởng của các chênh lệch về độ cao của các trạm riêng biệt.

Những bản đồ đường đẳng áp cho một hình ảnh về sự phân bố của áp suất trên cùng một mực, cụ thể là trên mặt biển. Các đường đẳng áp được vẽ cách những khoảng đều nhau, chẳng hạn 1mb, 2mb, 5mb tuỳ theo tỷ xích của bản đồ.

Bản đồ đường đẳng áp

Sự phân bố của khí áp trên trái đất liên tục thay đổi. Cho nên người ta lập hàng ngày những bản đồ đường đẳng áp cho mỗi trạm quan trắc. Tuy nhiên cũng có một quy luật xác định và có một sự cố định trong sự sắp xếp của các đường đẳng áp cho trung bình nhiều năm đối với những tháng và mùa trong năm.

Có thể chia các vùng khí áp thành 2 nhóm:

Những vùng khí áp thường xuyên tồn tại [về cơ bản] trong suốt năm gồm:

+ Đai áp suất giảm dọc theo xích đạo.

+ Những cực đại đại dương phó nhiệt đới ở Bắc và Nam bán cầu [Đại Tây Dương gần quần đảo A xo rơ; TBD gần quần đảo Ha Oai].

+ Những cực tiểu Đại dương [Đại Tây Dương ] ít x len và [Thái Bình Dương] A lê út, đặc biệt rộng lớn và sâu vào thời kỳ mùa đông.

+ Đai áp suất giảm ở vĩ độ trung bình của Nam bán cầu.

+ Những cực đại Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương [biểu hiện yếu ở những khu vực gần Bắc cực và Nam cực].

Những vùng khí áp theo mùa, quan sát thấy trên các lục địa, ở đó những cực đại mùa đông được thay thế bằng những cực tiểu mùa hạ, bao gồm:

+ Xoáy nghịch Châu Á [Xi bi ri] mùa đông có tâm ở Mông Cổ.

+ Xoáy nghịch Canada mùa đông.

+ Cực tiểu Châu Á mùa hạ [có tâm ở Tây Nam Châu Á].

+ Vùng áp thấp Bắc Mỹ mùa hạ.

+ Những cực đại trên các lục địa ở Nam bán cầu [Úc, Nam Mỹ và Nam Phi về mùa đông của Nam bán cầu [VI -VIII] thay thế bằng những vùng áp thấp mùa hạ [XII-II].

Những vùng khí áp đó xuất hiện là do nguyên nhân nhiệt cũng như nguyên nhân động lực.

Những vùng khí áp cơ bản kể trên có tên là “Những trung tâm tác động của khí quyển” giữ một vai trò rất quan trọng trong hoàn lưu chung của khí quyển.

Trung bình năm có 01 cực tiểu xích đạo, hơi dịch về Bắc bán cầu [tới θ = 100 N], hai cực đại phó nhiệt đới ở vĩ độ 350 Bắc và 300 Nam, tiếp đó là hai cực tiểu gần cực tuyến ở 650 cả hai bán cầu, cuối cùng áp suất tăng một ít về về phía cực. Áp suất trung bình trên mực biển đối với toàn cầu là 1011mb [758mmHg].

I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP

- Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất.

- Tùy theo tình trạng của không khí [co lại hay nở ra] sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.

1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai cao áp và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.


2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

a] Khí áp thay đổi theo độ cao

- Càng lên cao, khí áp càng giảm [không khí loãng].

b] Khí áp thay đổi theo nhiệt độ

- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại [nhiệt độ tăng, không khí nở ra làm giảm tỉ trọng].

c] Khí áp thay đổi theo độ ẩm

- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.

II. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 30 – 600 ở mỗi bán cầu [từ áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới].

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng: Tây là chủ yếu [Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu].

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.

- Thời gian: Quanh năm.

- Hướng: Đông là chủ yếu [Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu].

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Khu vực có gió mùa:

+ Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.

+ Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: phía Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, phía Đông Nam Hoa Kì.

4. Gió địa phương

a] Gió biển, gió đất

- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương [chênh lệch nhiệt độ và khí áp].

- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b] Gió fơn

- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.


Page 2

SureLRN

- Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Người ta đo khí áp bằng một dụng cụ gọi là khí áp kế.

- Thường thì người ta lấy chiều cao của cột thuỷ ngân, tính bằng milimet để chỉ khí áp. Khí áp trung bình chuẩn, ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thuỷ ngân có tiết diện 1 cm2 và cao 760 mm.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

- Trên bề mặt Trái Đất khí áp được phân bố thành những đai khí áp cao và thấp từ Xích đạo đến cực.

- Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.

@[email protected]@[email protected]@[email protected]

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.

- Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

- Do sự vận động tự quay của Trái Đất, Tín phong và gió Tây ôn đới bị hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu nam.

@[email protected]@[email protected]@[email protected]

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất.

a] Khí áp.

            - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

            - Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế.       

           - Đơn vị đo: mm thủy ngân.

           - Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.

b] Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.

            - Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

            - Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề