Khi nào cần giấy phép sở thông tin truyền thông năm 2024

Mặt hàng này thuộc danh mục khi nhập khẩu phải có giấy phép của bộ công thương [phụ lục 01, ban hành kèm thông tư 22/2018/TT-BTTTT]

Khi nhập khẩu cần xin giấy phép của bộ thông tin và truyền thông trước khi mở tờ khai hải quan.

Căn cứ

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 60/2014/NĐ-CP: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG IN.

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 25/2018/NĐ-CP: SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 60/2014/NĐ-CP.

Điều 27:

  1. Thiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của bộ thông tin và truyền thông:
  1. Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in
  1. Máy sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp xét [offset], flexo, ống đồng, letterpress.
  1. Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách [đóng thép hoặc khâu chỉ], máy vào bìa.
  1. Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
  1. Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm:
  1. Cơ sở in
  1. Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
  1. Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.
  1. Bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông quy định chi tiết chủng loại thiết bị in nhập khẩu phù hợp với sự phát triển của công nghệ, thiết bị in trong từng thời kỳ.

Chỉ có những đối tượng thuộc khoản 2 điều 27 nghị định này mới đủ điều kiện để nhập khẩu thiết bị in.

Thủ tục và hồ sơ xin nhập khẩu thiết bị in như sau:

Điều 28: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in

  1. Trước khi nhập khẩu, tổ chức cá nhân phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ thông tin và truyền thông.
  1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định;
  1. Ca-ta-lô [Catalogue] của từng loại thiết bị in;
  1. Bản sao có chứng thực;

Giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in đã được xác nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 đối với cơ sở in quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

Một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định này đối với doanh nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

Quyết định thành lập đối với cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

  1. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép không thể hiện đầy đủ thông tin theo mẫu quy định bị từ chối cấp giấy phép

  1. Bộ trường bộ thông tin và truyền thông quy định chi tiết mẫu đơn, mẫu giấy phép nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 điều này.

Đã xong bước xin giấy phép nhập khẩu

Căn cứ:

QUYẾT ĐỊNH SỐ: 04/2017/QĐ-TTg: QUY ĐỊNH DANH MỤC, PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG, ÁP DỤNG MỨC HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG TỐI THIỂU VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN.

Khoản 2 điều 1 quy định: Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: máy photocopy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xác tay phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Mặt hàng này phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Khoản 1b điều 2 quy định: thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: máy photo, màn hình máy tính, máy in.

Mặt hàng này thuộc trường hợp tự nguyện dãn nhãn năng lượng.

Khoản 2 điều 3 quy định: Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu, [trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 điều này]

Mặt hàng này phải xuất trình kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng đạt yêu cầu để được thông quan hàng hóa.

Căn cứ:

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA: TCVN 9509:2012: về mức hiệu suất năng lượng cho máy in

Điều 1: phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy in có định dạng chuẩn

Tại khoản 1 điều 3: máy in có định dạng chuẩn là: Máy in được thiết kế cho các khổ giấy tiêu chuẩn [A4, B4, A3, v.v…]. Máy in có định dạng chuẩn cũng có khả năng in các khổ giấy nhỏ hơn. Tuy nhiên, định nghĩa này không bao gồm các máy in được thiết kế để in các khổ giấy lớn như A2 hoặc lớn hơn hoặc được thiết kế riêng để in các khổ giấy nhỏ.

- Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp không cấp Giấy phép trả lời và nêu rõ lý do. - Cách thức thực hiện;

- Nộp trực tiếp: Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Qua hệ thống bưu chính

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của cơ quan chủ quản [Mẫu số 1 – Thông tư 07/2011/TT-BTTTT]

- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

- Đề án hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó nêu rõ:

Tên gọi, biểu tượng, mục đích hoạt động báo chí của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

Tên gọi, biểu tượng, tôn chỉ, mục đích, ngôn ngữ thể hiện của kênh chương trình quảng bá gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

Nội dung, thời gian, thời lượng phát sóng chương trình của từng ngày trong một [01] tuần, thời lượng phát sóng chương trình mới trung bình trong một [01] ngày, khung chương trình dự kiến phát sóng trong một [01] tháng, đối tượng khán giả của kênh chương trình đó;

Năng lực sản xuất chương trình, gồm: cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính [thể hiện bằng dự toán kinh phí hoạt động trong hai [02] năm của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình và nguồn lực tài chính đáp ứng được dự toán kinh phí này];

Quy trình sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình quảng bá;

Phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình quảng bá;

Hiệu quả kinh tế, xã hội.

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến là lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

- Danh sách dự kiến cán bộ lãnh đạo; phụ trách các phòng ban nghiệp vụ; phóng viên, biên tập viên của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

- Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, nhân sự và các điều kiện khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Số lượng hồ sơ: 02 [bộ].

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp [nếu có]: ]: Sở Thông tin và Truyền thông

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép - Lệ phí [nếu có]: Không - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai [nếu có và đề nghị đính kèm]: Mẫu số 1 – Thông tư 07/2011/TT-BTTTT: “Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình”. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính [nếu có]:

- Điều kiện về nhân sự:

+ Người dự kiến bổ nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập phải đáp ứng những điều kiện sau:

Tốt nghiệp đại học trở lên;

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

Có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Không trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

+ Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình.

+ Trường hợp sử dụng tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài để thể hiện nội dung chương trình phát thanh, truyền hình, lãnh đạo tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung chương trình phát thanh, truyền hình phải sử dụng thành thạo tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài đó; có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên thành thạo tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài để bảo đảm việc sản xuất chương trình, kênh chương trình phát thanh, truyền hình.

- Xác định rõ tên gọi của tổ chức dự kiến được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình; mục đích hoạt động báo chí; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá đầu tiên gắn với sự ra đời của tổ chức đó.

- Phù hợp với quy hoạch phát triển phát thanh, truyền hình.

- Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính theo hồ sơ đề nghị cấp phép, bao gồm:

+ Có trụ sở ổn định bảo đảm hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

+ Có đủ trang thiết bị bảo đảm hoạt động của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình;

+ Có đủ điều kiện tài chính bảo đảm mục tiêu hoạt động theo tôn chỉ, mục đích và phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển phát thanh, truyền hình.

- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Đối với các tổ chức có sử dụng tần số vô tuyến điện để phát sóng kênh chương trình phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT ngày 01/3/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Chủ Đề