Khi nào trẻ nên uống thuốc hạ sốt năm 2024

Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.

Theo ghi nhận tại những bệnh viện chuyên Nhi trên cả nước, đã có nhiều trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt không hợp lý dẫn đến nhiều tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nhất là những trường hợp ngộ độc cấp tính nghiêm trọng từ thuốc hạ sốt.

Khi nào trẻ nên uống thuốc hạ sốt năm 2024

Chọn và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng điều trị được bệnh mà không nguy hiểm đến tính mạng.

Tình trạng thân nhiệt tăng cao gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nên các bậc cha mẹ thường sẽ tìm cách để nhanh chóng hạ sốt cho con. Vậy khi nào cho trẻ dùng thuốc hạ sốt? Trẻ nên uống thuốc hạ sốt trước hay sau khi ăn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn các vấn đề này nhé!

Sốt là gì?

Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn nhiệt độ cơ thể bình thường là 37,8°C. Bình thường, nhiệt độ của cơ thể có thể dao động từ 97,5°F (36,4°C) đến 98,9°F (37,2 °C). Sốt là một triệu chứng rất phổ biến và được công nhận là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các bệnh nhân dưới 15 tuổi phải đến khoa cấp cứu hoặc gặp bác sĩ nhi khoa.

Hầu hết các cơn sốt có thể dễ dàng kiểm soát được bằng các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, sốt có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như nhiễm trùng cấp tính cần được nhận định và xử trí ngay lập tức.

Khi nào trẻ nên uống thuốc hạ sốt năm 2024
Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng cao

Nguyên nhân gây ra sốt

Nguyên nhân gây ra tình trạng sốt được phân chia thành 2 nhóm là:

  • Sốt vô căn về bản chất.
  • Sốt là kết quả của nhiều yếu tố như quá trình bệnh lý hoặc nhiễm trùng, phản ứng với một số tác nhân dược lý (sốt do thuốc) hoặc vận động mạnh.

Một số loại thuốc có thể gây sốt khi sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống nhiễm trùng: Penicillin, macrolid và tetracyclin.
  • Thuốc chống ung thư: Bleomycin, daunorubicin và hydroxyurea.
  • Thuốc tim mạch: Methyldopa, nifedipin và quinidin.
  • Thuốc hệ thần kinh trung ương các tác nhân: Lithium.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin.
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Nhìn chung, hầu hết các cơn sốt xuất hiện là do cơ thể nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, nấm và nấm men). Sốt cũng có thể diễn ra sau khi tiêm chủng vaccine ngừa bệnh thông thường cho trẻ em. Người bệnh khi bị sốt có thể kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác như đau khớp, mặt đỏ bừng, ớn lạnh, cảm giác khó chịu toàn thân, đau nhức đầu, đau cơ và ra mồ hôi.

Có nhiều biện pháp khác nhau để đưa thân nhiệt về nhiệt độ bình thường khi trẻ bị sốt, trong đó có phương pháp sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn. Vậy cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước hay sau khi ăn?

Khi nào trẻ nên uống thuốc hạ sốt năm 2024
Dùng một số loại thuốc điều trị có thể là nguyên nhân khiến thân nhiệt tăng cao

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước hay sau khi ăn?

Các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt để có kết quả chính xác thay vì sờ trán. Có thể dùng nhiệt kế đặt vào các vị trí như miệng, nách, trực tràng, thái dương hoặc lỗ tai để đo nhiệt độ cơ thể. Trong thời gian bị sốt, nên kiểm tra thân nhiệt tại một cùng một vị trí trong các lần đo, bởi số đọc từ các nhiệt kế hoặc nhiệt độ ở mỗi vùng trên cơ thể là khác nhau.

Mục tiêu chính của việc điều trị sốt là giảm bớt tình trạng khó chịu có liên quan đến cơn sốt bằng cách hạ thân nhiệt xuống mức nhiệt độ cơ thể bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra cơn sốt để có hướng điều trị cơ bản. Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn và các biện pháp vật lý được áp dụng để kiểm soát và điều trị cơn sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách trên 38,5°C.

Thuốc hạ sốt không kê đơn gồm có paracetamol (acetaminophen) và thuốc chống viêm không chứa steroid gồm có ibuprofen, aspirin và naproxen. Trong đó, paracetamol và ibuprofen là 2 loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, thuốc ibuprofen chỉ được dùng hạ sốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên.

Thuốc hạ sốt thường có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nang, viên nén nhai, viên sủi, dạng bao tan trong ruột, viên nang gel, hỗn dịch, dung dịch, viên nén hoặc viên đạn đặt hậu môn. Tùy theo dạng bào chế mà cách sử dụng thuốc hạ sốt là khác nhau.

Thông thường, quá trình hạ thân nhiệt và giảm bớt sự khó chịu cho cơ thể xảy ra từ khoảng 30 - 60 phút sau khi dùng thuốc hạ sốt. Vậy nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước hay sau khi ăn?

Có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol cùng với thức ăn hoặc khi đói bụng nhưng luôn phải uống với một cốc nước đầy. Đối với thuốc ibuprofen và aspirin thì nên dùng sau khi ăn. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt cùng với thức ăn để tránh gây hại dạ dày hoặc có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo đường đặt hậu môn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến liều lượng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Khi nào trẻ nên uống thuốc hạ sốt năm 2024
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước hay sau khi ăn tùy thuộc vào loại thuốc

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, cha mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây để giúp bé phòng tránh được các biến chứng có thể xảy ra và giúp cơ thể mau chóng hồi phục, cụ thể là:

  • Phòng tránh tình trạng mất nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Khi bị sốt, trẻ có thể bị mất nước và điện giải thông qua việc toát mồ hôi. Bên cạnh đó, cơ thể của trẻ cũng bị mất năng lượng và các loại vitamin tan trong nước. Do đó, cha mẹ nên bù lại các chất mà cơ thể bé bị mất đi bằng cách cho con uống nhiều nước, sữa, nước ép trái cây, đặc biệt là vitamin nhóm B và C. Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì cũng nên cho bé bú nhiều hơn và ăn nhiều lần trong ngày để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn và bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết để bé không bị sụt cân.
  • Nghỉ ngơi: Các bậc cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn nếu còn mệt. Nếu bé đã khỏe hơn, phụ huynh có thể đưa trẻ ra bên ngoài chơi nhưng cần tránh các thời điểm nắng gắt hoặc thời tiết xấu, đồng thời không nên để trẻ hoạt động quá lâu để tránh bị mệt.
  • Khi trẻ bị sốt cao, co giật: Cha mẹ cần nắm rõ được biện pháp xử lý khi trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật nhằm tránh biến chứng nguy hiểm như trẻ bị ngạt thở, thiếu oxy não hoặc tổn thương não. Các bước xử lý cơ bản bao gồm: Làm thông thoáng đường thở (cho trẻ nằm nghiêng về 1 bên và hút đàm nhớt nếu có), đặt viên đạn hạ sốt vào hậu môn (paracetamol với liều lượng 10mg/kg/lần), dùng nước ấm để lau mát người cho trẻ. Sau khi sơ cứu, tất cả các trường hợp trẻ bị co giật cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Cha mẹ cần nắm được cách sử dụng thuốc hạ sốt, bao gồm đường dùng, liều lượng và thời gian. Nếu dùng thuốc hạ sốt mà trẻ vẫn không đỡ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí sớm, phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
  • Không nên: Ủ ấm trẻ hoặc dùng nước đá lạnh, cồn hay giấm để lau người. Không được vắt chanh hoặc đổ thuốc vào miệng của trẻ khi đang trong cơn co giật vì dễ dẫn đến ngạt thở.
    Khi nào trẻ nên uống thuốc hạ sốt năm 2024
    Bổ sung nước và điện giải cho trẻ bị sốt thông qua chế độ dinh dưỡng giàu vitamin

Tóm lại, cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước hay sau khi ăn? Câu trả lời là tùy thuộc vào từng loại thuốc hạ sốt và đường dùng của chúng. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến nghị nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt trong lúc ăn để hạn chế tổn thương cho dạ dày. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp vật lý khác để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt mà trẻ vẫn không dứt cơn sốt, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nào thì dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

Vì thế cha mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên..

Chỉ được cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên..

Bổ sung nước cho trẻ khi bị sốt..

Trẻ bị sốt kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám..

Trẻ uống Paracetamol bao lâu thì hạ sốt?

Khi trẻ sốt cao trên 38,5°C thì mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol như Hapacol và thường sẽ có tác dụng sau 30 phút. Có thể uống nhiều lần trong ngày và mỗi lần cách nhau từ 4 giờ.null5 cách hạ sốt nhanh khi trẻ sốt cao từ trên 39 độ - Hapacolhapacol.vn › 5-cach-ha-sot-nhanh-de-tranh-nguy-hiem-cho-tre-me-can-bietnull

Bao nhiêu đó thì phải uống thuốc hạ sốt?

Do sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.nullTrẻ sốt đến đâu mới phải uống thuốc hạ sốt? - Vinmecwww.vinmec.com › Trang chủ › Sức khoẻ tổng hợpnull

Trẻ em 1 ngày uống bao nhiêu hạ sốt?

Cách tính hàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ theo cân nặng: liều dùng là 60mg mỗi kg trong một ngày hoặc 15mg mỗi kg trong 6 giờ hoặc 10mg mỗi kg trong 4 giờ, khoảng cách dùng thuốc giữa các lần tối thiểu là 8 giờ. Nếu sử dụng thuốc quá liều sẽ gây hại cho gan của trẻ nhưng dùng quá ít sẽ không giúp trẻ hạ sốt.nullHàm lượng thuốc hạ sốt cho trẻ - Vinmecwww.vinmec.com › vie › bai-viet › ham-luong-thuoc-ha-sot-cho-tre-vinull