Khi xả điện ắc quy xả dòng điện bao nhiêu năm 2024

Bạn có thể hướng dẫn cụ thể cách đo kiểm khi nào bình đầy được ko bạn. Như khi mà bình acqui đang có tải mà mình để mạch xả ngắt ở 10.8v nhưng khi ngắt xả rồi điện áp dâng lên hơn 11v thì khắc phục như nào bạn

về mạch điện thực tế khá phức tạp , không có sơ đồ dạng số để tải lên được , nói gọn là mạch đo áp dùng OPAMP ở chế độ so sánh COMP. điện áp đặt chuẩn bằng biến trở ở một chân ngõ vào của OPAMP , và chân vào còn lại sẽ so sánh áp của nguồn, ngõ ra được nối với một mạch Flip-Flop [ mạch FF,mạch bập bênh, nó chỉ ở 1 trong 2 trạng thái L và H] mạch này khi nhận tín hiệu ra từ OPAMP , sẽ kích hoạt mạch FF , và ngõ ra của mạch FF sẽ ngắt hoặc đóng rơ le nguồn , khi áp nguồn ăc quy đã giảm đến một mức nào đó, thì mạch so sánh sẽ thay đổi mức logic OUT, từ H xuống L , hoặc từ L lên H, mức logic này sẽ khiến mạch FF1 được kích hoạt , nó sẽ chuyển trạng thái và giữ nguyên như vậy , cho dù ăc quy có hồi phục lại nguồn thì mạch FF vẫn giữ [ tắt] như trước đó , muốn mở nguồn lại thì có một mạch FF2 khác điều khiển để mở nguồn khi áp ăc quy cao đến một mức nào đó , thí dụ 13vdc chẳng hạn , thì khi ăc quy được nạp lại đến ngưỡng này thì ắc quy sẽ được nối nguồn qua tải bởi mạch FF thứ 2 [FF mở] , khi mạch FF2 mở rồi thì nó vẫn cứ giữ nguyên như vậy, cho dù áp nguồn sẽ giảm khi mang tải , và 2 mạch FF sẽ điều khiển lẫn nhau , nghĩa là khi mạch FF1 kích hoạt thì nó sẽ reset trạng thái của FF2 , để mạch FF2 trở lại trạng thái KHÔNG MỞ [ trạng thái chờ mở] và tương tự FF2 kích hoạt thì nó sẽ reset FF1 về trạng thái KHÔNG NGẮT [ trạng thái chờ ngắt] . vì thế khi nguồn ăc quy đã giảm khi đang tải thì mạch sẽ ngắt nguồn , khi cắt nguồn thì áp ăc quy sẽ dâng lên [ăc quy hồi phục] thì mạch vẫn ngắt , mặc dù lúc đó mạch OPAMP đã thay đổi mức logic ra . những dạng mạch này thì đã có rất lâu rồi trên 30 năm rồi , tuy nhiên nó hoạt động vẫn tốt , mặc dù sau này đã có rất nhiều mạch điện hiện đại khác thay thế chúng , tiện lợi hơn , đa năng hơn , nhưng mạch cũ vẫn có ích và thợ bậc thấp vẫn dùng tốt .

Các hãng sản xuất ắc quy thường có một file PDF nêu bật tất cả các thông số của ắc quy đó - gọi là datasheet. Trong phần datasheet này, các bạn sẽ tìm ra thông số về I.R [Internal Resistance - Nội Trở] và V [Voltage - Điện áp]. Về giá trị nội trở, sản phẩm của nhà sản xuất thông thường phải nhỏ hơn giá trị công bố trong datasheet [giá trị nội trở càng nhỏ càng tốt].

Ví dụ, ắc quy 12V-36Watts [12V-9Ah] là loại dùng phổ biến nhất trong các loại UPS hiện hành, có giá trị nội trở tại 1Kz là < 14mΩ [Mili Ohm] hoặc với ắc quy 12V-7.2Ah [28Watts - 15Min] thì giá trị nội trở tại 1Kz: < 22mΩ.

THAY MỚI KHI NỘI TRỞ TĂNG CAO

Để hiểu rõ hơn, bạn nên biết Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ắc quy axit [lead acid battery].

Sau một thời gian sử dụng [tùy thuộc rất nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, cơ chế nạp xả, bảo trì ...], chỉ số nội trở sẽ tăng lên. Kiểm tra nội trở ắc quy định kỳ cũng là một giải pháp để đảm bảo cho UPS hoạt động hiệu quả - tránh được rủi ro đáng tiếc và đặc biệt là tránh cái kiểu khi nào cúp điện mới biết!

Nếu điều kiện kinh tế cho phép, thì nên thải loại và thay ắc quy mới khi giá trị nội trở vượt quá 50% so với giá trị xuất xưởng [đối với những UPS lớn có tính chất quan trọng], và vượt quá 80% với những UPS nhỏ lẻ. Chớ nên để nó lết mới tính chuyện thay thế thì rách việc!

HIỂU RÕ ĐIỆN ÁP HƠN

Lại nói thêm một tí về chỉ số điện áp [V]. Với dãy điện áp 12V [người ta hay gọi là bình 12V ... xx Ah], khi nạp đầy điện cho ắc quy, thì chỉ số điện áp này thông thường là từ 12.9VDC đến 13.2VDC. Khi xả [discharge] hết điện - xả sâu [deep Discharge], thì điện áp của ắc quy còn lại khoảng 9.6VDC [xả thông thường chỉ dừng lại ở mức 10.8VDC hoặc 10.5VDC].

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng đồng hồ đo điện áp thông thường để đo áp của ắc quy thì hầu như không nói lên được điều gì cả. Vì khi ắc quy mất khả năng phóng điện, áp vẫn có thể còn đủ.

Kiểm tra tạm thời trong trường hợp này [nếu không có máy đo nội trở] có thể kết hợp giữa vừa đo điện áp vừa phóng điện cho ắc quy [với tải hơn 50% dung lượng phóng của ắc quy], nếu điện áp khi có tải vẫn > 12VDC thì OK. Nhưng đó chỉ là khúc dạo đầu. Quy trình kiểm tra ắc quy thông thường là nạp và xả 100% với 5 lần liên tục và ắc quy vẫn còn giữ được "phong độ" thì mới gọi là ổn!

Xem thêm: TÍNH THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐIỆN TỪ ẮC QUY

Xem thêm: SỬ DỤNG ẮC QUY ĐÚNG CÁCH [HANDLING INSTRUCTION]

Xem thêm: PHƯƠNG PHÁP SẠC ẮC QUY [CHARGING METHOD]

SỰ KẾT HỢP GIỮA NỘI TRỞ VÀ ĐIỆN ÁP

Nếu ắc quy được lắp vào UPS một cách riêng lẻ thì hai chỉ số điện áp và nội trở không ảnh hưởng nhiều [dĩ nhiên là mình đang nói tới ắc quy đạt quy chuẩn] - vì nó hoạt động theo kiểu "độc tôn". Tuy nhiên, khi phải làm việc "theo nhóm" [mắc nối tiếp nhiều hơn 1 ắc quy] thì sự "cộng hưởng" và "phối hợp" phải được đặt ra một cách nghiêm túc.

Cần biết rằng, một lô ắc quy được sản xuất ra [ví dụ là 1000 chiếc] thì không phải cái nào cũng như nhau đâu nhé. Hãy kiểm tra một lô 20 chiếc ắc quy về chỉ số điện áp và chỉ số nội trở sẽ cho bạn kết quả ngay. Vậy thì làm thế nào? Đây là sự cần thiết phải có cho một tổ hợp - xếp lớp [class].

PHÂN LOẠI THEO LỚP

Việc phân loại theo lớp này sẽ làm giảm rủi ro của cả tổ hợp ắc quy trong khi vận hành. Theo nguyên lý mắc nối tiếp [in-series], một ắc quy trong dãy nối tiếp hỏng có thể làm hỏng cả tổ như kiểu con sâu làm rầu nồi canh vậy. Các bạn có thể kiểm chứng việc này một cách dễ dàng bằng cách tiếp cận với những UPS hỏng ắc quy.

ví dụ một ups 10kva có điện áp charge là 240VDC [tương đương với 20 chiếc ắc quy 12VDC mắc nối tiếp] - khi đo kiểm cả tổ ắc quy này, sẽ có kết quả là có những con còn sống và có [những] con đã đi theo diện đoàn tụ ông bà. Tới đây thì hẳn các bạn đã thấy sự cần thiết phải phân loại rồi chứ? Vậy việc phân loại này như thế nào?

Chủ Đề