Khoản thu điều tiết là gì

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho luật Minh Khuê, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

1. Ngân sách nhà nước là gì ?

1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán  và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Khái niệm về ngân sách nhà nước chứa nhiều nội dung chính trị, pháp lý quan tọng như mối tương tuyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc thiết lập và thi hành ngân sách nhà nước; thủ tục soạn thảo, quyết định và chấp hành ngân sách cũng như sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong việc kiểm soát quá trình ngân sách.

 

1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần được quốc hội biểu quyết và thông qua trước khi thi hành.

Thứ hai: Ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần quý mà còn là một đạo luật.

Thứ ba: Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát của Quốc hội.

Thứ tư: Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào.

Thứ năm: Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

 

2. Thu ngân sách nhà nước là gì ?

2.1 Định nghĩa thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

 

2.2 Bản chất thu ngân sách Nhà nước

- Thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội.

Chúng ta biết rằng, nguồn tài chính được tập trung vào ngân sách Nhà nước chính là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư được chuyển giao cho Nhà nước. Do vậy, việc xác định các khoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

- Thu ngân sách Nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội.

Mức độ phát triển kinh tế, tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề và là yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu ngân sách Nhà nước và quyết định mức độ động viên các khoản thu của ngân sách Nhà nước.

- Về mặt nội dung, thu ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước.

 

2.3 Phân loại thu ngân sách Nhà nước

* Căn cứ vào nguồn phát sinh các khoản thu

Thu ngân sách Nhà nước được chia thành thu trong nước và thu từ nước ngoài. 

Trong đó nguồn thu từ trong nước chiếm tỉ trọng lớn và đóng vai trò rất quan trọng đối với tổng thu ngân sách Nhà nước. 

Thu từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tuy nhiên chiếm tỉ trọng không lớn và không phải quyết định.

* Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế

Thu ngân sách Nhà nước bao gồm:

- Thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí. Trong đó: 

+ Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

+ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ (được qui định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí).

+ Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lí Nhà nước (được qui định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và lệ phí).

- Thu không thường xuyên là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm:

+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp

+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước

+ Thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thu khác.

Ý nghĩa  thu ngân sách nhà nước

Qua cách phân loại này để thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền kinh tế và mức độ ổn định vững chắc của nguồn thu ngân sách.

* Căn cứ vào yêu cầu động viên vốn vào ngân sách Nhà nước

(1) Thu trong cân đối ngân sách Nhà nước

Bao gồm các khoản thu: 

- Thuế, phí, lệ phí

- Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm: thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả lãi và gốc)

- Thu từ hoạt động sự nghiệp

- Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước; 

- Các khoản thu khác theo luật định

Trong các khoản thu nói trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu của ngân sách Nhà nước.

(2) Thu bù đắp thiếu hụt

Khi số thu ngân sách Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải đi vay, bao gồm vay trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội, vay từ nước ngoài…

 

2.4. Vai trò thu ngân sách Nhà nước

Liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế nhà nước và sự phát triển xã hội nên thu ngân sách nhà nước nắm vai trò quan trọng và cụ thể như sau:

- Thu ngân sách nhà nước nắm vai trò đảm bảo được những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và luôn luôn đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của một số hoạt động trong bộ máy nhà nước. Để mà nói thì ngân sách nhà nước là một trong quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất nhằm giải quyết được những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, giáo dục, văn hóa, hành chính, an ninh, quốc phòng và y tế… Với những nhu cầu cần thiết này nắm những vai trò tăng thu ngân sách quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển ngân sách đảm bảo phát triển quốc gia.

- Thông qua quá trình thu ngân sách nhà nước thì những điều tiết kinh tế và xã hội sẽ được hạn chế và tăng cường những mặt tích cực giúp tăng trưởng sự phát triển mọi hoạt động hiệu quả và quá trình kiểm soát. Để từ đó có thể điều tiết được mọi cơ cấu hoạt động kinh tế và có những định hướng chung.

- Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng để điều tiết được những thu nhập cá nhân thông qua quá trình đóng thuế. Đây cũng là phương pháp giảm khoảng cách giàu nghèo tạo điều kiện ổn định kinh tế và đời sống những người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, thu ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh tế – xã hội, cụ thể là:

– Thu gân sách nhà nước bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết nhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng.

Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu gân sách nhà nước là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.

Các khoản thu của gân sách nhà nước chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ dưới hình thức thuế. Do vậy, về lâu dài để tăng nguồn thu gân sách nhà nước phải tăng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

– Thông qua thu gân sách nhà nước, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Với công cụ thuế, Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm định hướng cơ cấu kinh tế, định hướng tiêu dùng.

– Thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng…

Như vậy, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

 

3. Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm những gì ?

Theo quy định hiện hành tại Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:

1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.

2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.

3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.

4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:

a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;

c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;

d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;

đ) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

e) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

6. Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

7. Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước quản lý.

8. Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng khu vực biển; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

9. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; thu cấp quyền khai thác khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

10. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật.

11. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

12. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà nước ở địa phương.

13. Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!